Chu trình tự học

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ E-BOOK HỖ TRỢ DẠY HỌC CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG”- VẬT LÍ 11 THPT NÂNG CAO THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH (Trang 27 - 29)

Hình 1.1 Tóm tắt chu trình học ba thời

• Thời (I): Tự nghiên cứu.

Bắt đầu một tình huống học, chủ thể thấy có nhu cầu hoặc hứng thú để tìm hiểu, đây là giai đoạn nhận biết vấn đề.

Qua các kênh nghe, nhìn, chủ thể lĩnh hội thông tin của vấn đề quan tâm, đây là giai đoạn thu nhận thông tin.

Trong quá trình thu nhận thông tin, chủ thể xây dựng giải pháp để hiểu được và nhớ thông tin đó, thử nghiệm giải pháp, đưa ra kết luận. Đây là giai đoạn xử lý thông tinvà giải quyết vấn đề.

Sản phẩm của thời (I) : Tự nghiên cứu mang tính chủ quan, phiến diện, có thể thông tin bị lệch lạc, bị nhiễu. Nó sẽ được hoàn thiện ở thời học tiếp theo.

• Thời (II): Tự thể hiện, hợp tác với bạn và thầy.

Sản phẩm học ở thời (I) mà chủ thể đạt được bây giờ được thử thách bởi các yêu cầu tự trình bày, trả lời và tranh luận với các bạn về những mâu thuẫn xuất hiện khi tranh uận. Kết luận cuối cùng của thầy và của tập thể cùng tranh luận không những có tác ụng giúp chủ thể chỉnh sửa sản phẩm ban đầu của mình được khách quan hơn, toàn diện hơn, chính xác hơn, mà còn làm cho thông tin của chủ thể đã ghi nhận khắc sâu được vào trí nhớ của mình.

• Thời (III): Tự kiểm tra, tự điều chỉnh.

Đây là thời học mà chủ thể chuyển kết luận của thầy thành của bản thân. Tức là sau khi so sánh, đối chiếu sản phẩm học của mình với sản phẩm chuẩn để sửa sai, chủ thể sẽ rút ra kinh nghiệm về cách

học, cách tư duy để giải quyết vấn đề. Từ đó, chủ thể sẽ tiến bộ một bước trong học tập và sẵn sàng bước vào tình huống học tập mới.

Ba thời của chu trình học, trong thực tế, không tuyệt đối tách biệt nhau, mà có thể hòa nhập, lồng ghép vào nhau trong quá trình học tập. Việc phân tích hoạt động học thành ba thời đã nêu bật được vai trò lao động tự học của người học. Ở thời (I) là lao động cá nhân, chủ thể tự thân vận động để có được sản phẩm học ban đầu của mình. Ở thời (II) là lao động mang tính xã hội, tập thể cùng học sẽ hợp tác với nhau để xem xét sản phẩm học của mình. Thời (III) cho thấy vai trò lao động cá nhân ở trình độ cao hơn, chủ thể đạt được thành tựu học tốt nhất ở thời học này.

1.6. Sách điện tử (E-Book) 1.6.1. Khái niệm

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ E-BOOK HỖ TRỢ DẠY HỌC CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG”- VẬT LÍ 11 THPT NÂNG CAO THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)