Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Vật lý ở trường trung học ph ổ thông ở Bình Thuận

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ E-BOOK HỖ TRỢ DẠY HỌC CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG”- VẬT LÍ 11 THPT NÂNG CAO THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH (Trang 36 - 40)

Ở Bình Thuận, trong thời gian qua, được sự quan tâm của UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ và các Sở, Ngành liên quan, Sở GD&ĐT đã và đang chủ trì thực hiện 02 đề tài khoa học cấp tỉnh là: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy của giáo viên tại các trường phổ thông” (bộ môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học THPT phân ban, thời gian thực hiện 36 tháng, từ tháng 11/2007 đến tháng 11/2010 tổng kinh phí thực hiện: 320.600.000 đồng) và “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bộ môn Toán, Lịch sử, Địa lý lớp 10, 11, 12 phân ban tại các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”. Hiệu quả rõ rệt qua hơn một năm triển khai:

- Từ những khó khăn ban đầu như: trình độ ứng dụng tin học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của đại bộ phận giáo viên tại các trường THPT còn rất nhiều hạn chế (giáo viên không có điều kiện tự học, tự bồi dưỡng về tin học các phương tiện thiết bị để hỗ trợ giảng dạy bằng giáo án điện tử tại các trường còn nhiều thiếu thốn), đến nay 25 trường THPT trong tỉnh đã có 168 giáo viên cốt cán ở 06 bộ môn đã tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về tin học và kỹ năng thiết kế, biên soạn giáo án điện tử. Nhìn chung đội ngũ này đáp ứng được các yêu cầu về năng lực chuyên môn và trình độ tin học có khả năng khai thác các tiện ích về CNTT, sử dụng các phần mềm chuyên dụng vào trong thiết kế, biên soạn (Vật lý: 29, Hóa học: 31, Sinh học: 25, Toán: 31, Lịch sử: 26, Địa lý: 26). Lực lượng giáo viên cốt cán đã làm tốt vai trò cốt cán của mình trong việc truyền đạt các kiến thức về kỹ năng tin học, ứng dụng CNTT, khai thác các phần mềm dạy học trong thiết kế, soạn giảng cho 986 giáo viên còn lại tại 25 trường THPT.

- Mặt khác, đã có một số giáo viên ở các trường phổ thông (xuất phát từ sự yêu thích, say mê nghiên cứu về công nghệ thông tin trong giáo dục) chủ động tự học, tự tìm tòi nghiên cứu, tự trang bị máy tính cá nhân để biên soạn một số giáo án điện tử để giảng dạy trên lớp.

Theo trang Web http://www.binhthuan.gov.vn, tại hội nghị chuyên đề về ứng dụng CNTT trong giảng dạy vừa được Sở GD-ĐT tỉnh tổ chức, nhiều ý kiến của các trường cho rằng CNTT đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy cũng như quản lý học sinh. Nhiều trường đã triển khai ứng dụng thành công các chương trình phần mềm phục vụ giáo viên, học sinh, sinh viên như đăng ký môn học, quản lý điểm, quản lý kế hoạch học tập, đồ dùng dạy học, thư viện và còn thiết lập website để giao tiếp với phụ huynh học sinh...

Theo báo cáo, cho đến thời điểm này, các trường đều được nối mạng internet. Ngành giáo dục đã triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy từ nhiều năm nay, đặc biệt là soạn giảng bằng trình chiếu, sử dụng máy chiếu và các phần mềm trình diễn biết tích hợp hình ảnh, sơ đồ, âm thanh và video clip đến nay đã đạt được những kết quả nhất định. Bên cạnh đó, một số trường còn ứng dụng các phần mềm quản lý điểm, quản lý học sinh, các ứng dụng nghiệp vụ khác.

Để có thông tin cụ thể hơn về tình hình ứng dụng CNTT vào dạy học Vật lí trung học phổ thông ở Bình Thuận, chúng tôi tiến hành điều tra giáo viên dạy Vật lí và học sinh tại các trường THPT ở Bình Thuận, đã thu về 27 phiếu tham khảo ý kiến GV và 98 phiếu tham khảo ý kiến HS, kết quả điều tra sơ bộ cho thấy:

- Đa số GV đều cho rằng ứng dụng CNTT vào dạy học là cần thiết (66,67%), những tiết dạy có ứng dụng CNTT làm tăng hứng thú của HS (96,30%), GV dễ truyền đạt kiến thức (88,89%), vì vậy các GV (77,78%) đồng ý rằng CNTT đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí.

Tuy nhiên, GV cũng gặp phải một số khó khăn như kĩ năng sử dụng CNTT của nhiều GV còn hạn chế, GV chỉ mới dừng lại ở việc biết sử dụng chương trình Microsoft Word để soạn giáo án dạng text (81,48%), và sử dụng Powerpoint soạn một số bài giảng điện tử để trình chiếu trên lớp (85,19 %). Nhìn chung GV ít sử dụng hoặc chưa biết cách khai thác các phần mềm khác vào dạy học (74,07%) nên cảm thấy việc soạn một bài giảng điện tử thì mất thời gian và không có hiệu quả, còn một số GV tỏ ra lúng túng không biết cách sử dụng các thiết bị CNTT (7,41%).

Một khó khăn nữa cũng cần phải kể đến là mặc dù đã được sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo Tỉnh, Sở, Ban Giám hiệu nhưng cơ sở vật chất của các trường hầu như chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy của GV, rất ít trường được trang bị phòng chuyên dụng để thực hiện các tiết dạy có ứng dụng CNTT nên 70,37% số GV được hỏi trả lời rằng thỉnh thoảng mới thực hiện bài trình chiếu trên lớp (thường là các tiết hội giảng).

- Về phía HS, thì hầu hết các em cũng cho rằng việc ứng dụng CNTT vào dạy học hiện nay là rất cần thiết (56,12%), nhưng nhiều em vẫn chưa được trang bị máy vi tính dùng cho việc học tập (43,87%). Thỉnh thoảng các em mới được sử dụng máy vi tính khi ở trường, khi học các tiết thực hành tin học (67,35%), hoặc chủ yếu là ở các tiệm internet, nhưng lại ít khi sử dụng vào việc học hay tìm kiếm thông tin cho việc học (32,65%), số còn lại sử dụng vì mục đích khác. Nguyên nhân mà các em cho rằng ít khi sử dụng máy vi tính cho việc học tập là do khó tìm (34,69%) hay không biết sử dụng các phần mềm Vật lí (61,22%).

Kết luận chương 1

Ở chương này chúng tôi đã trình bày được những vấn đề sau:

Tìm hiểu một số đề tài thiết kế website, E-book của sinh viên, học viên trong những năm gần đây, phân tích những ưu, nhược điểm, rút ra những kinh nghiệm để thực hiện đề tài, dựa trên cơ sở lí luận, những định hướng về đổi mới phương pháp dạy học, dạy học tích cực, tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh và dạy học có ứng dụng CNTT và truyền thông. Giới thiệu sơ lược những phần mềm tin học dùng để thiết kế E-book.

Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở một số trường trung học phổ thông ở Bình Thuận. Nhận định từ tình hình trên chúng tôi cho rằng nguyên nhân chủ yếu của việc ứng dụng CNTT chưa được triển khai rộng một phần là do cơ sở vật chất chưa được đáp ứng được, phần khác là do trình độ tin học của giáo viên và học sinh còn hạn chế. Chính vì vậy mà một số tiêu chí của chúng tôi đưa ra cho E-book sắp thiết kế là:

- Dễ sử dụng, phù hợp với GV và HS: giao diện tiếng Việt, có hướng dẫn sử dụng, thao tác đơn giản chỉ bằng cái “click chuột”, cài đặt các chương trình hỗ trợ dễ dàng.

- Phù hợp với cơ sở vật chất của GV và HS: Nếu ở trường cơ sở vật chất không đáp ứng được, GV và HS có thể sử dụng tại nhà. GV có thể đưa thêm những tư liệu có trong E-book vào bài giảng hay có thể dùng ngân hàng câu hỏi để ra đề kiểm tra cho HS mà không còn tốn nhiều công sức và thời gian sưu tầm từ nhiều nguồn khác. Với học sinh, nếu có điều kiện các em sẽ dùng E-book để học ở nhà, tự tìm hiểu bài học và luyện tập với nhiều bài tập trắc nghiệm có chấm điểm và hướng dẫn hay mở rộng thêm bằng các bài tập có sẵn trong ngân hàng câu hỏi. Nếu ở nhà không có máy vi tính, các em có thể đem đĩa CD đến nhà người thân, bạn bè, tiệm internet để cùng nhau học tập, lúc rảnh có thể đọc phần tư liệu để tích lũy thêm kiến thức, từ đó càng thêm yêu thích môn Vật lí. Với trường đã có đủ cơ sở vật chất để ứng dụng CNTT trong dạy học thì E-book như một bài giảng điện tử có thể trình chiếu trên lớp, GV không mất công soạn mà tiết học vẫn sinh động, hấp dẫn lôi cuốn học sinh.

cuốn GV và HS thường xuyên sử dụng E-book cho việc dạy học chương 3, từ đó nâng cao hiệu quả của việc sử dụng E-book.

Việc thiết kế E-book hay các sản phẩm CNTT ứng dụng vào dạy học hiện nay là cần thiết, cần phải tạo được nhiều công cụ hỗ trợ dạy học cho GV và HS, có như thế mới tạo điều kiện thuận lợi cho

GV và HS ứng dụng CNTT vào dạy học được thường xuyên hơn, góp phần vào việc đổi mới phương

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ E-BOOK HỖ TRỢ DẠY HỌC CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG”- VẬT LÍ 11 THPT NÂNG CAO THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)