- Về giáo dục Mầm non: Phấn đấu đến năm 2015, có 75% trường mầm non
d. Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình HS, cộng đồng và xã hội.
3.3.2.3. Cách thức thực hiện.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khoá VIII) đã đề ra yêu cầu: “Cán bộ chủ trì phải điều hành thực hiện quy hoạch chung về công tác cán bộ, đồng thời trực tiếp bồi dưỡng người kế cận thay mình. Trong một năm, phải có ít nhất một lần kiểm điểm thực hiện quy hoạch của mình và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch của cấp dưới để kịp thời bổ sung, điều chỉnh”. [12]
Trong quy hoạch phát triển CBQL các trường Tiểu học cần chú ý cả 03 yếu tố: số lượng đội ngũ; chất lượng đội ngũ và cơ cấu đội ngũ.
Trên cơ sở các yêu cầu của công tác quy hoạch cán bộ, phải có quy trình, biện pháp tiến hành hợp lý thì mới đạt được hiệu quả và chất lượng. Trước hết, phải có các căn cứ khoa học đúng đắn, tiêu chuẩn cán bộ để xây dựng quy hoạch cán bộ, phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của đơn vị, đánh giá đúng đội ngũ cán bộ, giáo viên và dự kiến đúng khả năng phát triển của đội ngũ này để xây dựng quy hoạch cán bộ.
Bố trí sử dụng cán bộ, giáo viên đã quy hoạch:
- Việc bố trí, sử dụng cán bộ, giáo viên đã quy hoạch là khâu cuối cùng của quy hoạch cán bộ. Việc sử dụng cán bộ, giáo viên đã quy hoạch phải đảm bảo đủ các yêu cầu và theo đúng quy trình bổ nhiệm (trong thực tế, khâu này thường sinh ra nhiều vấn đề phức tạp).
- Việc sắp xếp, bố trí cán bộ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có phụ thuộc vào kết quả phấn đấu của cán bộ, giáo viên trong quy hoạch.
Như vậy, để làm tốt chiến lược về công tác cán bộ, đặc biệt là công tác quản lý phát triển đội ngũ CBQL các trường TH huyện Thạch Hà, điều quan trọng là phải làm tốt việc xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển để thực hiện công tác quy hoạch cán bộ.
Để giải pháp này có đầy đủ các nội dung và kết quả cho một quy hoạch hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của ngành, thì cơ quan quản lý thực thi phải là phòng GD&ĐT, theo đúng chức năng và nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước về GD&ĐT. Vì vậy, cách thực hiện phòng GD&ĐT cần thực hiện các công việc sau:
+ Xác định số lượng dự nguồn cần có: Một là xây dựng kế hoạch phát triển số lượng đội ngũ CBQL theo quy mô phát triển về học sinh, lớp học, số trường,
hạng trường để xác định nguồn quy hoạch. Hai là, hàng năm phòng GD&ĐT thực hiện rà soát và nhận xét, đánh giá đội ngũ CBQL về độ tuổi, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, sức khoẻ để xác định nguồn bổ sung.
+ Xây dựng tiêu chuẩn giáo viên thuộc diện quy hoạch CBQL.
+ Tuyển chọn, sắp xếp đội ngũ quy hoạch và chuẩn y danh sách, phòng GD&ĐT cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Tổ chức hội nghị 1.
Thành phần: Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
Nội dung: Bỏ phiếu giới thiệu quy hoạch các chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.
Hình thức: Giới thiệu nguồn quy hoạch bằng bỏ phiếu kín.
Bước 2: Tổ chức hội nghị 2.
Thành phần: Cấp uỷ, lãnh đạo nhà trường, đại diện công đoàn, đoàn thanh niên, tổng phụ trách đội trong nhà trường.
Nội dung: Căn cứ vào kết quả giới thiệu ở hội nghị toàn thể cán bộ, giáo viên. Hội nghị thảo luận, xác định yêu cầu, phương hướng quy hoạch đội ngũ CBQL và tiếp tục giới thiệu và bỏ phiếu kín giới thiệu nguồn quy hoạch các chức danh CBQL.
Bước 3: Tổ chức hội nghị 3.
Thành phần: Lãnh đạo phòng GD&ĐT, cán bộ tổ chức, chuyên viên phụ trách chuyên môn tiểu học, cán bộ thanh tra, chủ tịch công đoàn ngành giáo dục.
Nội dung: Thảo luận, bình xét, giới thiệu nguồn quy hoạch các chức danh CBQL ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện, trên cơ sở danh sách đã có từ kết quả hội nghị lần 2. Lập danh sách dự kiến nguồn quy hoạch.
Bước 4: Phòng GD&ĐT báo cáo kết quả thực hiện quy trình quy hoạch và trình UBND huyện phê duyệt danh sách làm cơ sở để thực hiện công tác bồi dưỡng, bổ nhiệm, bãi nhiệm và luân chuyển đội ngũ CBQL hàng năm.
Sau mỗi đợt thực hiện quy hoạch, phòng GD&ĐT tự tổng kết, kiểm tra các bước thực hiện xem đã đảm bảo khoa học, khách quan, đúng quy trình chưa, quy
hoạch được bổ sung đầy đủ theo nhu cầu chưa, tự điều chỉnh hoặc có khuyến nghị. Trên cơ sở danh sách đã chuẩn y, phòng GD&ĐT có kế hoạch bồi dưỡng.
3.3.2.4. Điều kiện thực hiện
- Để có quy hoạch đúng, phải đánh giá đúng đội ngũ và từng cán bộ, giáo viên; muốn vậy, phải nhìn nhận khách quan, công tâm, biện chứng cả quá khứ hiện tại và tương lai đối với cán bộ, giáo viên. Việc đánh giá không phải chỉ để khen - chê mà điều quan trọng hơn là có hướng sử dụng và bồi dưỡng cán bộ. Từ đó sẽ có quy hoạch và sắp xếp cán bộ hợp lý.
- Phải xây dựng kế hoạch, chiến lược lâu dài để làm cơ sở cho công tác quy hoạch cán bộ; mỗi chức danh lãnh đạo phải đào tạo người kế cận để bồi dưỡng họ phát triển sớm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.
- Phải có kế hoạch định kỳ để kiểm tra, tổng kết và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ. Công tác kiểm tra tổng kết sẽ góp phần thúc đẩy việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên. Từ đó, sẽ khắc phục được các thiếu sót để nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ.