Sử dụng bao gồm: triển khai việc thực hiện các chức năng quản lý của đội ngũ, thực hiện bồi dưỡng, phát triển năng lực quản lý, phẩm chất chính trị; kiểm tra, đánh giá sàng lọc, thực hiện bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn.
- Bồi dưỡng: Là làm tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất. Bồi dưỡng còn được hiểu là làm tăng thêm trình độ hiện có về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để làm tốt việc đang làm. Có nhiều hình thức bồi dưỡng: Bồi dưỡng ngắn hạn, bồi dưỡng thường xuyên và tự bồi dưỡng. Bồi dưỡng giúp cho CBQL có cơ hội tiếp cận những vấn đề mới, bù đắp những thiếu hụt tránh được sự lạc hậu trong xu thế phát triển như vũ bão của tri thức khoa học hiện đại. Các cấp quản lý phải chọn hình thức bồi dưỡng cho đội ngũ của mình sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương cũng như điều kiện công tác của mỗi cá nhân.
- Kiểm tra, đánh giá: Đây là một trong các chức năng của nhà quản lý. Kiểm tra chính là xem xét tình hình thực hiện công việc của nhà quản lý đối với đối tượng quản lý. Thông qua kiểm tra giúp chủ thể quản lý điều khiển tối ưu hệ thống quản lý của mình. Đánh giá là đối chiếu với tiêu chuẩn quy định để phân loại thành tựu hiện thời của những đối tượng cần đánh giá, xác định xem họ có xứng đáng được khen thưởng, cân nhắc hoặc tiếp tục được giữ chức hay họ cần phải đi đào tạo, huấn luyện thêm, hoặc bị sa thải. Kiểm tra, đánh giá là hai hoạt động liên quan mật thiết với nhau, góp phần nâng cao chất lượng quản lý.
- Bổ nhiệm lại: Theo quy định về thời hạn bổ nhiệm giữ chức Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng theo nhiệm kỳ là 5 năm, hết nhiệm kỳ cấp quản lý căn cứ vào quy định thực hiện quy trình bổ nhiệm lại cho các chức danh.
- Luân chuyển: Là sự chuyển đổi vị trí, địa điểm công tác, có thể vẫn giữ chức vụ đó nhưng sang đơn vị khác làm việc, cũng có thể thôi giữ chức vụ hiện tại chuyển sang đơn vị mới giữ chức vụ khác. Theo quy định Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng ở một đơn vị, trường học không quá 2 nhiệm kỳ, như vậy sau 2 nhiệm kỳ buộc tổ chức phải thực hiện luân chuyển. Cũng có khi người CBQL khả năng phát
triển đi lên, hoặc giữ trọng trách ở đơn vị đó không phát huy được vai trò của mình thì cấp quản lý phải xem xét thực hiện luân chuyển.
- Bãi miễn: Là cho thôi, cho nghỉ một chức vụ, một trọng trách gì đó, đây là động từ thường dùng chỉ các hoạt động quản lý khi cho thôi việc hiện tại đang làm. Những CBQL qua quá trình làm việc bị mắc khuyết điểm, kỷ luật hoặc cấp trên đánh giá không đủ năng lực giữ trọng trách được giao, không đủ uy tín lãnh đạo, quản lý trước tập thể cấp dưới thì bị bãi miễn.
Việc lựa chọn và sử dụng CBQL có đạo đức, có năng lực đáp ứng nhiệm vụ được giao vừa là một yêu cầu, vừa là nguyên tắc sử dụng cán bộ của Đảng và Nhà nước ta. Bố trí, sử dụng cán bộ phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, đúng quy định, kịp thời để giáo dục luôn luôn phát triển.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Để làm rõ cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu học, luận văn đã phân tích một số khái niệm liên quan đến đề tài. Bên cạnh đó luận văn cũng làm sáng tỏ những đặc trưng của cấp tiểu học đó là vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn trường tiểu học. Chức năng, nhiệm vụ của người CBQL trường học, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người CBQL trường học trong giai đoạn hiện nay. Bằng những lập luận có hệ thống ở chương 1, tác giả đã chú ý đưa ra được những nội dung, yêu cầu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học.
Từ những cơ sở lý luận của đề tài chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng phát triển đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ở chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG
TIỂU HỌC HUYỆN THẠCH HÀ TỈNH HÀ TĨNH
2.1 Khái quát về lịch sử, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyệnThạch Hà tỉnh Hà Tĩnh. Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh.
2.1.1 Vài nét về lịch sử huyện Thạch Hà:
Thạch Hà là một huyện duyên hải nằm ở trung tâm của tỉnh Hà Tĩnh với diện tích tự nhiên 35.503,78 ha, dân số 129.364 người. Với lợi thế là một huyện ven biển, có quốc lộ 1A đi qua và bao quanh thành phố Hà Tĩnh, Thạch Hà có rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển, công nghiệp, dịch vụ - thương mại, du lịch sinh thái, các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao…
Địa hình của huyện đa dạng, vừa có đồng bằng duyên hải, vùng núi trà sơn, đất cát ven biển. Trong huyện có Sông Nghèn, Rào Cái chảy qua và đổ ra Cửa Sót; có hồ Kẽ Gỗ - đại công trình thủy lợi vừa là khu sinh thái đầu nguồn. Huyện Thạch Hà có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú, nguồn khoáng sản dồi dào như: Măng gan trữ lượng khoảng 36 ngàn tấn, Đá xây dựng trữ lượng 10,5 triệu m3, Cát si líc… Đặc biệt, Mỏ Sắt Thạch Khê có trữ lượng quặng sắt hơn 500 triệu tấn với hàm lượng Fe trung bình 59,2%, đây là mỏ sắt lớn nhất của khu vực Đông Nam Á, hiện đang được tổ chức khai thác và sẽ đi vào hoạt động trong những năm tới.
Thời xưa, Thạch Hà là vùng đất thuộc châu Cửu Đức, rồi Hoan Châu, Nghệ An châu, Nghệ An phủ, Nghệ An thừa tuyên. Từ thời nhà Hậu Lê đến đầu thời kỳ nhà Nguyễn, huyện Thạch Hà thuộc phủ Hà Hoa (bao gồm: Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh), xứ Nghệ An.
Năm 1831, vùng phía nam sông Lam của trấn Nghệ An tách ra thành lập tỉnh Hà Tĩnh thì một phần đất của Thạch Hà trở thành tỉnh lỵ, nay là thị xã Hà Tĩnh.
Năm 1919, chính quyền thực dân phong kiến bỏ cấp phủ thì huyện Thạch Hà là một đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
Năm 1976, huyện Thạch Hà thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh.
Từ năm 1991, huyện Thạch Hà thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1991 và năm 2010, 10 xã của huyện Thạch Hà nhập vào Thị xã Hà Tĩnh.
Năm 2007, 06 xã phía đông bắc huyện tách ra cùng với một số xã phía đông của huyện Can Lộc lập ra huyện Lộc Hà nằm ven biển.
Đến nay, huyện Thạch Hà có 31 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Thạch Liên, Thạch Kênh, Việt Xuyên, Thạch Sơn,Thạch Bàn, Phù Việt, Thạch Long,Thạch Khê, Thạch Đỉnh, Thạch Hải, Thạch Tiến, Thạch Thanh, Thạch Trị, Tượng Sơn, Thạch Lạc, Thạch Ngọc, Thạch Vĩnh, Thạch Lưu, Bắc Sơn, Thạch Đài, Thạch Hội, Thạch Thắng, Thạch Văn, Thạch Xuân, Thạch Tân, Thạch Hương, Thạch Điền, Nam Hương, Thạch Lâm, Ngọc Sơn và thị trấn Thạch Hà.
Huyện lỵ là thị trấn Thạch Hà nằm trên quốc lộ 1A ngay cửa ngõ vào thành phố Hà Tĩnh. Với vị trí địa lý như vậy nên Thạch Hà có nhiều thuận lợi cho sự lưu thông, trao đổi hàng hóa và phát triển dịch vụ- thương mại.
2.1.2. Các điều kiện xã hội:
2.1.2.1 Dân số và đặc điểm dân cư
Năm 2010, dân số trung bình của huyện là 134.005 người, đứng thứ 3 trong toàn tỉnh, trong đó nữ là 73,67 nghìn người, chiếm 51,75% dân số toàn huyện. Với mật độ dân số năm 2010 khoảng 405 người/km2, gần gấp đôi mật độ dân số trung bình toàn tỉnh, đứng thứ 7/12 huyện, thành phố trong tỉnh.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện tuy có xu hướng giảm nhưng tỷ lệ giảm không nhiều, bình quân cả thời kỳ 2006 - 2010 tăng bình quân 1,3-1,4%/năm1. Tỷ lệ dân số đô thị không cao, chỉ khoảng 6-7,5%. Năm 2010 có khoảng trên 10.000 dân đô thị, tuy nhiên, việc phát triển đô thị đồng hành với tăng dân số cơ học trên địa bàn huyện.
Dân cư phân bố không đồng đều, do đặc điểm tự nhiên, dân cư tập trung chủ yếu ở các xã, thị trấn đồng bằng có điều kiện sống thuận lợi. Những đơn vị hành