Hoàn thiện chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật phù hợp với thực tiễn địa phương nhằm hỗ trợ, khuyến khích, động viên CBQL:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 96)

- Về giáo dục Mầm non: Phấn đấu đến năm 2015, có 75% trường mầm non

d. Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình HS, cộng đồng và xã hội.

3.3.6. Hoàn thiện chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật phù hợp với thực tiễn địa phương nhằm hỗ trợ, khuyến khích, động viên CBQL:

hợp với thực tiễn địa phương nhằm hỗ trợ, khuyến khích, động viên CBQL:

3.3.6.1. Mục tiêu của giải pháp:

Thực hiện tốt chính sách, chế độ, khen thưởng, kỷ luật đối với CBQL ở các trường Tiểu học nhằm mục tiêu tạo điều kiện để họ yên tâm, phấn khởi công tác, phát huy năng lực của bản thân mỗi cá nhân góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Chính sách, chế độ đãi ngộ là "đòn bẩy", là động lực để đẩy mạnh nâng cao hiệu quả công tác phát triển đội ngũ CBQL. Chế độ, kỷ luật nghiêm minh giúp cho đội ngũ CBQL luôn luôn làm việc đúng pháp luật, gương mẫu chấp hành kỷ luật, chỉ đạo, lãnh đạo nhà trường đi đúng hướng. Đây là giải pháp quan trọng để xây dựng con người mới.

Để phát huy tốt vai trò người CBQL ở các trường Tiểu học của huyện Thạch Hà trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi nhận thấy ngoài chính sách, chế độ chung cần phải có những chính sách địa phương riêng hỗ trợ cho công tác này.

3.3.6.2 Nội dung giải pháp:

- Có cơ chế khuyến khích và đãi ngộ CBQL trường học bằng chính sách tiền lương, thăng tiến, đào tạo và phúc lợi để đảm bảo CBQL tận tâm với công việc, đặc biệt là đối với CBQL các trường vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.

- Cần thay đổi chính sách tiền lương và các chế độ đãi ngộ của đội ngũ công chức Sở GDĐT, Phòng GDĐT. Vì lý do, chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ hiện nay áp dụng cho đội ngũ công chức ở Sở GDĐT, phòng GDĐT là chưa phù hợp và bất hợp lý nên không động viên, khuyến khích cán bộ làm việc và khó khăn trong việc điều động CBQL hoặc giáo viên có năng lực chuyên môn tốt về công tác tại các Sở GDĐT, Phòng GDĐT.

- Xây dựng các tiêu chuẩn chức danh CBQL nhà trường và thực hiện tuyển dụng đúng chuẩn để bổ nhiệm CBQL các trường PTDTNT có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong nền kinh tế hội nhập quốc tế. Cụ thể như:

+ Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác QL và dạy học. + Trình độ ngoại ngữ, hiểu và biết tiếng dân tộc thiểu số.

+ Một số năng lực quản lý ngang tầm với yêu cầu và nhiệm vụ.

+ Phẩm chất đạo đức tác phong (Thực tế hiện nay, nhiều CBQL các trường PTDTNT của tỉnh thiếu tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật kém, có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống).

- Đầu tư mạnh về cơ sở vật chất, thiết bị và phương tiện dạy học cho các trường PTDTNT, đặc biệt là cần quan tâm đầu tư nhiều hơn cho các trường nuôi, dạy cả học sinh cấp THCS và THPT.

- Tăng cường mở rộng các hoạt động giao lưu về công tác quản lý trường PTDTNT, nhằm giúp các nhà quản lý trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu các thành tựu tiên tiến trong và ngoài nước.

- Có các chính sách chế tài phù hợp và thiết thực để tăng cường hiệu lực thanh tra, kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật.

- Quy định rõ hơn về công tác kiểm tra, kiểm soát thường xuyên việc tuyển dụng và sử dụng CBQL trường học không đạt chuẩn, nhằm tránh những sai phạm đáng tiếc xảy ra và phản tác dụng trong quản lý giáo dục.

3.3.6.3. Cách thức thực hiện

Nhà nước cần ban hành chính sách mới về chế độ tiền lương, phụ cấp chức vụ, và các loại phụ cấp khác phù hợp hơn.

Các đơn vị quản lý ngành như: Bộ GDĐT, Sở GDĐT, phòng GDĐT cần có những phản ảnh, kiến nghị kịp thời với các cấp lãnh đạo và các cơ quan hữu quan, để giải quyết những vấn đề liên quan đến chế độ chính sách hiện nay đã không còn phù hợp đối với trường Tiểu học

3.3.6.4 Điều kiện thực hiện:

Công tác thực hiện chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật cán bộ phải thực hiện đúng quy trình, quy định đồng thời phải thật sự phát huy dân chủ, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người làm công tác cán bộ

Hệ thống chế độ chính sách cần hoàn thiện, chủ động và đồng bộ nhằm tạo được động lực để tập hợp, thu hút nhân tài, những người làm việc có hiệu quả. Vì vậy, công tác này cần phải có sự hỗ trợ của các cấp lãnh đạo, phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w