Số lượng, chất lượng học sinh:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 37)

1 Về tốc độ tăng tự nhiên ở đây được tính toán theo 3 năm ổn định (2008 200) Do điều kiện biến động về địa giới nên dân số của huyện không được thống kê đầy đủ và chính xác.

2.2.3 Số lượng, chất lượng học sinh:

Trong những năm gần đây chất lượng giáo dục của huyện tương đối ổn định và phát triển vững chắc, số lượng học sinh có chiều hướng giảm và đi vào ổn định, chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục có hướng phát triển đi lên. Số lượng học sinh xếp loại hạnh kiểm đạt, học lực giỏi ngày càng tăng. Tỷ lệ học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học các năm đều đạt trên 97%.

Bảng số 2.3:

Số lượng học sinh tiểu học huyện Thạch Hà qua 5 năm học (Nguồn: Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Thạch Hà)

Năm học Số học sinh 2008 - 2009 10.558 2009 - 2010 10.304 2010 - 2011 10.236 2011 - 2012 10.219 2012 - 2013 10.064 Tổng số 51.381

Trung bình số học sinh/năm học 10.267,2 HS/năm Bảng số 2.4:

Xếp loại hạnh kiểm học sinh tiểu học Thạch Hà năm học 2012 - 2013 (Nguồn: Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Thạch Hà)

Khối Tổng số HS Hạnh kiểm

đủ TS % TS % 1 1398 1398 100% 0 0% 2 1508 1508 100% 0 0% 3 1360 1360 100% 0 0% 4 1374 1374 100% 0 0% 5 1343 1343 100% 0 0% Tổng 6983 6983 100% 0 0%

Bảng số 2.5:

Xếp loại học lực học sinh tiểu học Thạch Hà năm học 2012 - 2013 (Nguồn: Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Thạch Hà)

Khối Tổng số HS Học lực Giỏi Khá TB Yếu TS % TS % TS % TS % 1 1398 402 28,7% 508 36,3% 441 31,6% 47 3,4% 2 1508 424 28,1% 600 39,8% 470 31,2% 14 0,9% 3 1360 342 25,1% 523 38,5% 478 35,1% 17 1,3% 4 1374 261 19,0% 531 38,6% 552 40,2% 30 2,2% 5 1343 292 21,7% 477 35,5% 572 42,7% 2 0,1% Tổng 6983 1721 24,6% 2639 37.8% 2513 36,0% 110 1,6%

- Thành tích giáo dục tiểu học huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh:

100% các đơn vị tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày, chất lượng dạy học đảm bảo. Ở buổi học thứ 2 ngoài việc phân nhóm đối tượng để bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu, các trường đã tổ chức nhiều hoạt động giáo dục, một số đơn vị tổ chức các câu lạc bộ, đa dạng hóa các hình thức dạy học, tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, mềm hóa chương trình, thực hiện giáo dục toàn diện. Công tác phụ đạo học sinh yếu đã được các trường hết sức quan tâm.Trên cơ sở kết quả khảo sát đầu năm, kiểm tra định kì và kiểm tra thường xuyên, các trường lập danh sách học sinh yếu, xây dựng kế hoạch, phân công giáo viên phụ đạo, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, khảo sát mức độ tiến bộ và báo cáo về Phòng. Phòng tổng hợp, chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch, phân công giáo viên phụ đạo , theo dõi, khảo sát chất lượng qua các đợt kiểm tra; nhờ vậy tỷ lệ học sinh yếu ở các nhà trường trong lần kiểm tra cuối năm được giảm thiểu; không có học sinh bỏ học.

Mặt khác, phòng chỉ đạo các trường triển khai việc dạy thực chất, học thực chất. Tổ chức khảo sát, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo đúng yêu cầu kiến thức, kĩ năng của chương trình, đảm bảo kết quả kiểm tra chính xác, khách quan theo hướng dẫn của Sở. Vào cuối năm học Phòng chỉ đạo các trường tổ chức bàn giao chất lượng học sinh lớp dưới lên lớp trên, Tiểu học lên THCS đảm bảo nhẹ nhàng, nghiêm túc, đúng theo hướng dẫn của Sở. Kết quả kiểm tra phản ánh đúng thực chất chất lượng học sinh.

Thực hiện nhiệm vụ năm học, đề án phổ cập 2008 - 2013, UBND huyện đã chỉ đạo các trường thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục. Song song với việc kiện toàn lại ban chỉ đạo ở các địa phương, các đơn vị tiến hành rà soát lại các tiêu chí; hoàn thành công tác điều tra, tập hợp các số liệu hoàn thành các hồ sơ về công tác phổ cập. Mặt khác huyện đã tiến hành rà soát các tiêu chí về phổ cập Giáo dục TH ĐĐT để có giải pháp thực hiện trong thời gian tới.

100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1, 100% trẻ hoàn thành chương trình Tiểu học vào lớp 6. Tất cả các trường thực hiện tốt việc điều tra, vào các số liệu chính xác, đúng quy định, hồ sơ phổ cập đầy đủ, chất lượng tốt; 100% xã được công nhận PCTHĐĐT mức độ 1. Hàng năm, GDTH Thạch Hà luôn được sở GD-ĐT xếp vào tốp xuất sắc của GDTH toàn tỉnh.

- Thuận lợi:

Giáo dục Thạch Hà được sự soi sáng của Nghị quyết TW2 khoá VIII về chiến lược phát triển Giáo dục - Đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X, XI.

Nhận thức về vai trò, trách nhiệm cá nhân cũng như tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của đất nước của đội ngũ các thầy giáo, cô giáo và toàn dân ngày được nâng lên.

Huyện uỷ, UBND huyện Thạch Hà đã có nhiều chủ trương, chính sách tăng cường đầu tư cho phát triển giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất trường học, xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia; quan tâm, có chính sách thu hút nhân tài, thu hút giáo viên về huyện công tác.

- Khó khăn:

Trong những năm gần đây, mặc dù đã được các cấp chính quyền bố sung, đầu tư xây dựng song CSVC một số trường vẫn còn khó khăn. Hiện nay toàn huyện vẫn còn 12/32 trường tiểu học chưa đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Một số trường còn thiếu phòng học bộ môn, phòng chức năng. Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy - học chỉ đảm bảo mức độ tối thiểu, trang thiết bị dạy học hiện đại chưa nhiều.

Giáo viên còn thiếu cục bộ ở một số nơi, một số trường chưa có đủ giáo viên Tin học, thể dục; vẫn còn bộ một bộ phận giáo viên năng lực hạn chế, ý thức trách nhiện thấp chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và yêu cầu chung của giáo dục hiện nay.

Đã tiến hành trẻ hoá đội ngũ CBQL nhưng chưa triệt để. Đội ngũ cán bộ quản lý trường học ở độ tuổi 50 trở lên khá nhiều.

Nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân chưa thực sự coi trọng, quan tâm đến công tác giáo dục của địa phương, trình độ dân trí ở nhiều khu vực còn thấp.

Chế độ thu hút nhân tài về giáo dục tại huyện đã có song chưa triệt để.

Một bộ phận nhỏ cán bộ, giáo viên chưa yêu nghề, chưa tâm huyết với nghề.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w