Nội dung giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 82)

- Về giáo dục Mầm non: Phấn đấu đến năm 2015, có 75% trường mầm non

3.3.3.2.Nội dung giải pháp

d. Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình HS, cộng đồng và xã hội.

3.3.3.2.Nội dung giải pháp

Bổ nhiệm CBQL là quy luật tất yếu, là yêu cầu cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của một nhà trường. Đồng thời, đó cũng là cơ hội để các thành viên trương nhà trường phấn đấu trưởng thành và khẳng định được mình trong vai trò quản lý lãnh đạo.

Bổ nhiệm CBQL các trường TH phải xuất phát từ các căn cứ, các cơ sở cơ bản sau đây:

+ Xuất phát từ mục tiêu, từ nhu cầu công việc đòi hỏi chính đáng. + Căn cứ vào tiêu chuẩn của người CBQL trường TH.

+ Căn cứ vào thực tế phong trào và nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ, từ năng lực quản lý của cá nhân, với hoàn cảnh thực tế của nhà trường mà có thể bổ nhiệm tuần tự hay vượt cấp.

- Tuyển chọn, bổ nhiệm CBQL trường TH cần đảm bảo các yêu cầu sau đây: + Phải quán triệt chặt chẽ nguyên tắc Đảng lãnh đạo công tác tổ chức và cán bộ, nguyên tắc tập trung dân chủ (tuyệt đối không được bỏ qua việc lấy tín nhiệm của quần chúng ở cơ sở).

+ Phải chọn được người có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín cao, đáp ứng được với cương vị mới.

+ Phải khuyến khích được những người tốt, có năng lực để chọn lựa được cán bộ tốt, từ đó tạo điều kiện bồi dưỡng cán bộ kế cận.

+ Người được bổ nhiệm phải có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín cao trong tập thể mình quản lý.

+ Sau sự kiện bổ nhiệm, phải có tác dụng khuyến khích được người tốt, lựa chọn được cán bộ giỏi, là điều kiện để bồi dưỡng cán bộ kế cận tích cực phấn đấu vươn lên.

+ Việc lựa chọn người được bổ nhiệm góp phần củng cố uy tín, niềm tin của cán bộ giáo viên với các cấp quản lý

- Một số điều cần tránh trong công tác bổ nhiệm:

Trong khi làm công tác bổ nhiệm thường có một số yếu tố tâm lý tác động không tốt làm ảnh hưởng tính khách quan trong việc lựa chọn cán bộ, đó là: cách nhìn nhận chủ quan phiến diện; do tình cảm cá nhân vị kỷ; hoặc có quan hệ thân quen (gia đình, bạn bè, quê hương,…).

Về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở cán bộ phụ trách tổ chức, khi lựa chọn đề bạt cán bộ cần hết sức tránh tâm lý sau: Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bè bạn,…cho họ là tin tưởng, chắc ăn hơn người khác. Ham

dùng những kẻ nịnh hót mình, tránh những người chính trực. Ham dùng những người tính tình phù hợp với mình mà tránh những người không hợp với mình.

- Một số điều cần quan tâm khi bổ nhiệm và bổ nhiệm lại:

Thời gian đảm nhận những chức vụ không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường trung học. Như vậy đối với CBQL nói chung và CBQL trường TH nói riêng, theo quy định bổ nhiệm nhiệm kỳ là 5 năm. Khi hết thời hạn phải xem xét để bổ nhiệm lại.

Với công tác sắp xếp (cả luân chuyển) cán bộ, theo quy định thời gian đảm nhận chức vụ này không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường.

Như quy định trên, nhìn dưới góc độ điều luật thì CBQL không được ở một trường TH quá 2 nhiệm kỳ, tức là chỉ ở nhiều nhất là 10 năm.

Về vấn đề này, kinh nghiệm thực tế cho thấy, Hiệu trưởng chỉ nên ở mỗi trường khoảng 5 năm là tốt nhất. Vì với khoảng thời gian này, đủ để người CBQL thực hiện những ý tưởng trong quản lý một cách hoàn chỉnh: từ xây dựng kế hoạch, quá trình thực hiện và tới nghiệm thu kết quả. Sau thời gian 5 năm, người lãnh đạo bắt đầu “xả hơi”, không đầu tư nhiều nhiều vào lao động sáng tạo trong quản lý “sự thay da đổi thịt ít dần”. Như vậy, việc sắp xếp CBQL các trường TH là phù hợp với xu thế chung của giáo dục tỉnh nhà.

Khi tiến hành sắp xếp CBQL các trường TH phải xem xét các yếu tố sau: - Yêu cầu của tổ chức: Sự cần thiết phải sắp xếp nhằm mục đích đạt được những mục tiêu quản lý đặt ra. Trường hợp này thì không nhất thiết phải quan tâm đến thời hạn.

- Yêu cầu của việc thực hiện điều lệ trường tiểu học. - Nguyện vọng cá nhân người CBQL.

- Điều kiện thực hiện việc sắp xếp.

3.3.3.3. Cách thức thực hiện

- Phải chọn được người có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng với cương vị mới.

- Phải khuyến khích được những người tốt, chọn lọc được cán bộ, giáo viên tốt, từ đó tạo điều kiện bồi dưỡng cán bộ kế cận.

- Để làm tốt công tác tuyển chọn, bổ nhiệm đội ngũ CBQL các trường TH huyện Thạch Hà hiện nay, Phòng GDĐT cần quan tâm một số công việc sau:

+ Trong công tác tuyển chọn, đề bạt bổ nhiệm cán bộ, giáo viên hiện nay có nhiều hình thức khác nhau như: Tín nhiệm hoặc thi tuyển. Song, thiết nghĩ lãnh đạo phòng GDĐT cũng cần áp dụng và khuyến khích hình thức thi tuyển đối với đội ngũ CBQL.

Qua khảo sát thực tế và kinh nghiệm cá nhân việc bổ nhiệm CBQL trường học nói chung và CBQL các trường TH nói riêng trên địa bàn huyện vẫn còn một số bất cập; có lúc, có nơi thiếu khách quan, thậm chí còn mang tính áp đặt, hình thức.

Bổ nhiệm CBQL mới có thể lựa chọn, bố trí người tại đơn vị đó (hoặc có thể điều động từ nơi khác đến) nhưng phải đảm bảo đúng quy trình. Chống tư tưởng khép kín, cục bộ trong tuyển chọn, đề bạt, bổ nhiệm CBQL. Quan tâm đề bạt, bổ nhiệm đội ngũ giáo viên trẻ được đào tạo chính quy có phẩm chất tốt, nghiệp vụ chuyên môn giỏi, để đào tạo bồi dưỡng bổ sung cho đội ngũ CBQL, bảo đảm tính kế thừa và phát triển.

3.3.3.4. Điều kiện thực hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ quản lý phải dựa vào quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý đã được UBND huyện phê duyệt.

- Đảm bảo tính khách quan, công khai và dân chủ.

- Các tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ quản lý phải rõ ràng, cụ thể, trên cơ sở đó phải xem xét cụ thể đối với từng nguồn trước khi bổ nhiệm.

Công tác bổ nhiệm lại cán bộ quản lý và công tác luân chuyển cán bộ quản lý cần phải tiến hành một cách hợp lý, đúng quy trình, thận trọng, khoa học, khách quan đáp ứng đúng tình hình thực tế trên phạm vi từng trường, nhằm tăng cường công tác quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục của từng trường nói riêng và trong cả huyện nói chung.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 82)