Thực tiễn quản lý và khai thác công trình thủy lợi ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý khai thác các hệ thống công trình Thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 27 - 33)

a. Kinh nghiệm trong quản lý và khai thác các công trình thủy lợi của huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi

Trạm quản lý thủy nông số 2 nhờ làm tốt công tác QLKT có hiệu quả các CTTL nên không những đảm bảo cung cấp nước phục vụ sản xuất, làm tăng năng suất, sản lượng cây trồng góp phần đáng kể trong việc thực hiện chuyển dịch mùa vụ và cơ cấu cây trồng mà còn đảm bảo nguồn lực tài chính để duy tu bảo dưỡng và nâng cấp các công trình thủy nông trên địa bàn.

Trạm quản lý thủy nông số 2 là đơn vị trực thuộc Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Quảng Ngãi, có nhiệm vụ quản lý và khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất và thu thủy lợi phí trên 43 tuyến kênh cấp I, cấp II với tổng

17

chiều dài hơn 185 km phục vụ nước tưới cho gần 10 nghìn ha đất canh tác mỗi năm. Để đạt được kết quả này, hàng năm trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch công ty giao, trạm thủy nông số 2 của huyện lập kế hoạch chi tiết giao khoán cho từng cụm sản xuất. Trong đó, các chỉ tiêu khoán cơ bản là: khoán diện tích tươi, khoán thu thủy lợi phí, khoán quản lý kênh và bảo vệ công trình thủy lợi được đưa ra thảo luận công khai và có quy chế trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong đơn vị.

Để làm tốt nhiệm vụ này, hàng năm Trạm thực hiện việc phô tô bản đồ giải thửa ở từng tuyến kênh giao cho từng vụ sản xuất. Công nhân quản lý từng tuyến kênh dựa theo bản đồ này để khoanh vùng khép kín diện tích, số thửa để tạo cơ sở cho việc ký kết hợp đồng cung cấp nước và nghiệm thu diện tích tưới. Trạm thủy nông huyện còn quy định trách nhiệm cho từng cán bộ, công nhân quản lý kênh phải thực hiện đầy đủ công tác quan trắc, kiểm tra để kịp thời xử lý các sự cố, theo dõi mực nước và nhu cầu sử dụng nước để điều tiết nguồn nước một cách hợp lý, đồng thời khống chế tưới đối với diện tích bị cá nhân tập thể không ký hợp đồng sử dụng nước hoặc hợp đồng không đúng, không đủ diện tích được tưới trên thực tế. Đối với những vùng có khả năng tự khai thác nguồn nước tưới, Trạm tiến hành làm việc với các địa phương và HTX DVNN ở địa phương để hướng dẫn kỹ thuật cho địa phương huy động nhân dân làm kênh mương dẫn nước. Nhờ làm cách đó mỗi năm ở huyện Sơn Tĩnh có thêm từ 7 – 10% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp được chủ động nguồn nước tưới.

Quản lý và khai thác có hiệu quả các CTTL trên địa bàn huyện đã và đang giữ một vai trò đặc biệt trong quá trình tổ chức sản xuất, để vừa đảm bảo nguồn lương thực tại chỗ trên cơ sở từng bước thu hẹp dần diện tích đất canh tác lúa đơn thuần để chuyển sang trồng các loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao đang được nhân dân ở các địa phương trong huyện tích cực hưởng ứng.

18

b. Kinh nghiệm ban quản lý dịch vụ thủy lợi Hà Nội – Mô hình mới về quản lý khai thác công trình thủy lợi theo phương thức đặt hàng

Ngày 8/7/2010, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3334/QĐ - UBND về việc thành lập Ban Quản lý dịch vụ thủy lợi hoạt động kiêm nhiệm trực thuộc Sở NN & PTNT. Ban Quản lý dịch vụ thủy lợi được UBND thành phố Hà Nội giao thực hiện chức năng nhiệm vụ của cơ quan đặt hàng về quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi do thành phố quản lý theo phân cấp tại Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 02/3/2011. Ban thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan đặt hàng theo quy định tại Thông tư 56/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/10/2010 của Bộ NN & PTNT Ban QLDVTL trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT, là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên. Ban có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc và Ngân hàng. Ban QLDVTL chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Sở NN & PTNT, chịu trách nhiệm trước UBND thành phố Hà Nội, Sở NN & PTNT và pháp luật về các hoạt động của Ban. Bộ máy của Ban QLDVTL gồm ban giám đốc và 3 phòng chuyên môn, nghiệp vụ (Phòng Hành chính, tổ chức; Phòng Kế hoạch - Tài chính và Phòng Quản lý nước và công trình). Tổ chức bộ máy của Ban QLDVTL xây dựng theo nguyên tắc tinh gọn, hợp lý, hiệu quả.

Ban QLDVTL thực hiện chức năng nhiệm vụ của cơ quan đặt hàng về quản lý, khai thác các công trình thủy lợi do thành phố quản lý. Theo quy định tại Quyết định số 11/2011/QĐ-UB ngày 2/3/2011 Ban hành Quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015, các CTTL do Thành phố quản lý gồm: HTCTTL đầu mối, hệ thống kênh trục chính và các kênh nhánh có quy mô lớn, các công trình điều tiết nước quy vừa và lớn thuộc hệ thống CTTL liên tỉnh (trừ các công trình do Bộ NN&PTNT quản lý), CTTL liên 3 huyện và

19

liên xã, các công trình đầu mối độc lập; Các hồ chứa nước có dung tích trên 500.000 m3; hoặc có chiều cao đập trên 12 m, phục vụ trong phạm vi 2 xã trở lên; Các đập dâng có chiều cao đập từ 10 m, phục vụ tưới cho 2 xã trở lên; Các trạm bơm điện phục vụ cho 2 xã trở lên.

Sơ đồ 1.3:

Mô hình quản lý đặt hàng khai thác công trình thủy lợi Hà nội

Trong đó:

- Chi cục thủy lợi: Quản lý nhà nước về thủy lợi.

20

Ban QLDVTL có các chức năng, nhiệm vụ chính như sau:

- Giúp Giám đốc Sở NN & PTNT xây dựng kế hoạch đặt hàng dịch vụ thủy lợi hàng năm, trình UBND thành phố phê duyệt.

- Lập hồ sơ yêu cầu đặt hàng dịch vụ thủy lợi, giúp Giám đốc NN & PTNT chủ trì đánh giá hồ sơ đề xuất, trình UBND thành phố phê duyệt phương án, nội dung, sản phẩm và dự toán đặt hàng.

- Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng đặt hàng. - Quản lý thực hiện hợp đồng đặt hàng theo quy định hiện hành. - Nghiệm thu, thanh toán hợp đồng đặt hàng.

- Thực hiện công tác báo cáo thường xuyên và báo cáo đột xuất theo quy định hiện hành.

- Quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và cán bộ, viên chức được giao theo quy định hiện hành.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở NN & PTNT giao. Hoạt động của Ban QLDVTL có thể hình dung tương tự như các Ban quản lý dự án trong hoạt động đầu tư xây dựng. Ban là cơ quan trực tiếp ký hợp đồng đặt hàng, kiểm tra giám sát việc thực hiện hợp đồng đặt hàng, nghiệm thu thanh lý hợp đồng đặt hàng với 5 Công ty TNHH MTV quản lý khai thác công trình thủy do Thành phố thành lập. Chi cục Thủy lợi Hà Nội, các sở ban ngành khác thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công trình thủy lợi theo các quy định của pháp luật. Mô hình quản lý đặt hàng minh họa ở sơ đồ 1.3. Hàng năm Ban QLDVTL xây dựng kế hoạch đặt hàng quản lý khai thác công trình thủy lợi báo cáo Sở NN & PTNT xem xét để trình UBND thành phố phê duyệt. Kế hoạch đặt hàng được lập cụ thể cho từng công ty như: số lượng sản phẩm đặt hàng (diện tích tưới, tiêu, cấp nước… cho các đối tượng sử dụng nước); kế hoạch thu; kế hoạch chi; kế hoạch cấp bù do miễn thu thuỷ lợi phí; kế hoạch trợ cấp, trợ giá (nếu có)…. Trong kế hoạch chi,

21

phải làm rõ từng khoản chi theo từng nhóm; phải bố trí đủ nguồn chi phí cho công tác duy tu sửa chữa công trình theo định mức; làm rõ yêu cầu, nội dung công tác duy tu sửa chữa và khái toán cho từng công trình, hạng mục công trình. Khi kế hoạch đặt hàng đã được UBND thành phố phê duyệt, Ban QLDVTL lập Hồ sơ yêu cầu nêu rõ nội dung, yêu cầu nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi; số lượng và chất lượng sản phẩm; phương án tổ chức kỹ thuật quản lý vận hành công trình; giá và đơn giá đặt hàng theo tính chất, đặc điểm, quy mô của từng công trình. Hồ sơ yêu cầu được gửi đến các công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi để lập hồ sơ đề xuất. Ban QLDVTL chủ trì có sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan (tài chính, kế hoạch,...) đánh giá hồ sơ đề xuất, thống nhất phương án, nội dung nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi, số lượng sản phẩm và dự toán đặt hàng (giá, đơn giá đặt hàng) trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt. Khi được UBND Thành phố Hà nội phê duyệt, Ban QLDVTL thương thảo, ký kết hợp đồng đặt hàng với các công ty khai thác công trình thủy lợi. Ban QLDVTL trực tiếp kiểm tra, giám sát việc thực hiện và tuân thủ hợp đồng đặt hàng và nghiệm thu thanh toán cho các công ty theo quy định. Ban QLDVTL chịu hoàn toàn trách nhiệm trước UBND Thành phố Hà Nội, Sở NN & PTNT và trước pháp luật về các hoạt động được giao. Khi nhiệm vụ đặt hàng được UBND Thành phố giao cho Ban QLDVTL, các Sở quản lý ngành chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước, sẽ không còn tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” dẫn đến buông lỏng quản lý. Ban QLDVTL hoạt động tương tự như chức năng của chủ đầu tư và phải chịu trách nhiệm trước Sở NN & PTNT, UBND thành phố và trước pháp luật về đặt hàng quản lý khai khai thác công trình thủy lợi.

Mô hình Ban QLDVTL tuy mới đi vào hoạt động nhưng đã vận hành khá tốt và bước đầu đạt được nhiều kết quả rất đáng ghi nhận. Mô hình này

22

tương tự như mô hình Ban quản lý hệ thống ở dự án Bắc Vàm Nao tỉnh An Giang nhưng ở mức cao hơn, đó là một tổ chức độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động chuyên trách với quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng. Đổi mới cơ chế quản lý theo phương thức đặt hàng, tiến tới áp dụng phương thức đấu thầu với các công trình quy mô vừa và nhỏ, yêu cầu kỹ thuật quản lý vận hành không phức tạp thì mô hình Ban quản lý dịch vụ thủy lợi là cơ chế quản lý mới, phù hợp với xu hướng đổi mới phương thức cung ứng hàng hoá dịch vụ công trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, phát huy được sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi theo nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân kiểm tra và dân tham gia thực hiện.

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý khai thác các hệ thống công trình Thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)