Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý khai thác các hệ thống công trình Thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 38 - 44)

a. Vị trí địa lý

Nam Định là tỉnh đồng bằng ven biển ở cực Nam châu thổ sông Hồng và sông Thái Bình, cách thủ đô Hà Nội 90km về phía Nam, có tọa độ địa lý: từ 19o52’ đến 20o30’ vĩđộ Bắc và 105o55’ đến 106o35’ kinh độĐông.

- Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam, Thái Bình. - Phía Đông giáp tỉnh Thái Bình.

- Phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình.

- Phía Đông Nam và Nam giáp biển đông.

Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là: 1.651,42km2 chiếm 13,2% diện tích của đồng bằng Bắc Bộ. Đơn vị hành chính của tỉnh gồm thành phố Nam Định và 9 huyện với 194 xã, 20 phường và 15 thị trấn.

Vùng Bắc Nam Định (phía bờ hữu sông Đào): bao gồm các huyện Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc và một phần Thành phố Nam Định.

- Vùng Trung Nam Định (phía bờ tả sông Đào) đến (phía bờ hữu sông Ninh Cơ): bao gồm các huyện Nam Trực, Trực Ninh, Nghĩa Hưng và 2 xã Nam Vân, Nam Phong thuộc Thành phố Nam Định.

- Khu phía Nam (phía bờ tả sông Ninh Cơ): gồm các huyện Xuân Trường, Giao Thủy và Hải Hậu và 6 xã huyện Trực Ninh.

b. Địa hình

Nam Định là tỉnh nằm ở hạ lưu của hai con sông lớn là sông Hồng và sông Đáy. Địa hình chủ yếu là đồng bằng ven biển bề mặt địa hình ở Nam Định tương đối bằng phẳng, với độ dốc địa hình rất nhỏ (trung bình 9

28

mm/km), có xu thế thấp dần từ Tây bắc xuống Đông nam, độ cao địa hình khu vực trong đê chỉ vào khoảng 0,2 đến 3,0m, tại khu vực ngoài đê ở một số nơi còn có cồn cát thấp với độ cao từ 2 đến 3m.

c. Địa chất

Đất đai của Nam Định hầu hết có nguồn gốc từ đất phù sa của lưu vực sông Hồng, sông Đáy và sông Ninh Cơ bồi tụ tạo nên.

Thành phần cơ lý: chủ yếu thuộc loại thịt nhẹ, ở các vùng cao ven sông thuộc loại đất cát và đất thịt pha cát. Ở một số vùng trũng cục bộ thường bị ngập nước thuộc loại đất thịt nặng.

Theo kết quả điều tra của ngành nông - lâm nghiệp Nam Định thì đất ở đây có thể bao gồm 4 loại như sau:

- Đất có địa hình thấp (ruộng cấy 1 vụ hoặc 2 vụ lúa/năm) thuộc các huyện Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc là loại thịt nặng khó thoát nước tích tụ sắt, nhôm, mangan.

- Đất thuộc chân ruộng vàn cao thường còn ngập nước trong mưa lớn, cấy ăn chắc 2 vụ lúa/năm. Thành phần chủ yếu thuộc loại thịt trung đến thịt nặng, mạch nước ngầm dâng cao chưa hoàn toàn thoát được nên năng suất cây trồng chưa ổn định.

- Đất ở nơi cao các bãi sông: đây là vùng đất thịt nhẹ, cát pha, phù sa có độ phì khá nhưng nghèo mùn, đạm. Loại đất này thích hợp cho phát triển trồng cây công nghiệp hàng hóa.

- Đất nguồn gốc phát sinh là các phiến sét ở các khu đồi, chỉ khai thác trồng chè và các loại cây ăn quả khác.

d. Mạng lưới sông ngòi

Nam Định có hệ thống sông ngòi dày đặc, các sông đều chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra biển. Các sông chảy qua địa phận Nam Định phần lớn đều thuộc hạ lưu nên lòng sông thường rộng, độ dốc nhỏ và

29

không sâu lắm, có quá trình bồi đắp phù sa ở cửa sông. Chịu ảnh hưởng của đặc điểm địa hình và khí hậu nên chế độ nước sông chia làm hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Vào mùa lũ, lưu lượng nước sông khá lớn, lại gặp lúc mưa to kéo dài, nếu không có hệ thống đê điều ngăn nước thì đồng bằng sẽ bị ngập lụt. Vào mùa cạn, lượng nước sông giảm nhiều, các sông chịu ảnh hưởng lớn của thủy triều, khiến cho vùng cửa sông bị nhiễm mặn.

Trên địa bàn tỉnh có 4 sông lớn là sông Hồng, sông Đào, sông Đáy, sông Ninh Cơ và nhiều sông địa phương, kênh đào, sông tiêu… cụ thể như sau:

Sông Hng: Đây là con sông có hàm lượng phù sa lớn, là nguồn nước tưới chính cho tỉnh, đồng thời cũng là con sông nhận nước tiêu. Đoạn sông Hồng chảy qua Nam Định có chiều rộng trung bình của sông khoảng 500- 600m, chiều dài 74,5km từ cống Hữu Bị đến cửa Ba Lạt. Mùa lũ, trên sông Hồng bắt đầu từ tháng VI đến hết tháng X. Về mùa lũ nước sông thường dâng lên rất cao, chênh lệch mực nước và cao độ đất trong đồng từ 1 – 1.5m ảnh hưởng lớn đến việc tiêu úng.

Sông Đáy: Chảy từ Yên Thọđến cửa Đáy dài 82km, sông Đáy trước đây là một phân lưu của sông Hồng nhưng đến năm 1937 sau khi xây dựng đập Đáy nước lũ sông Hồng không thường xuyên vào sông Đáy nữa (trừ những năm phân lũ). Trước khi chưa có đập Đáy, mùa lũ trên sông kéo dài từ tháng VII - X và các trận lũ thường xuất hiện vào tháng VII, VIII. Lũ sông Đáy có phần ảnh hưởng chế độ bão gió miền Trung, thường có mưa nhiều vào tháng IX, nên đỉnh lũ chính vụ thường xuất hiện từ 15/VII đến cuối tháng VIII.

Sông Đào: Là con sông lớn của tỉnh, sông Đào bắt nguồn từ sông Hồng tại ngã ba Hưng Long chảy ngang qua Thành phố Nam Định, gặp sông Đáy ở Độc Bộ và hợp thủy lại rồi chảy ra biển. Sông có chiều dài 33,5km, chiều rộng trung bình (140 - 180)m. Đây là con sông quan trọng đưa nguồn nước

30

ngọt dồi dào của sông Hồng bổ sung cho hạ du lưu vực sông Đáy cả mùa kiệt và mùa lũ.

Bảng 2.1: Mực nước bình quân tháng, năm trên các sông tỉnh Nam Định

Đơn vị: Cm

Bình quân tháng Trạm Sông

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Hưng Yên Hồng 128 113 105 120 168 310 462 493 415 319 236 164 Nam Định Đào 86 76 71 80 106 184 273 294 251 200 151 108 Ninh Bình Đáy 60 54 50 58 76 119 163 180 178 146 111 75

Sông Ninh Cơ: Sông Ninh Cơ là phân lưu cuối cùng ở bờ hữu sông Hồng, nằm hoàn toàn trên địa phận tỉnh Nam Định, nhận nước sông Hồng ở Mom Rô và đổ ra biển tại cửa Lạch Giang. Sông có dòng chảy quanh co, uốn lượn, chiều rộng trung bình 400 - 500m, chiều dài khoảng 50km. Sông chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều, về mùa lũ sông chịu ảnh hưởng của lũ sông Hồng, thoát lũ hỗ trợ cho sông Hồng từ 1000- 1200m3/s, khả năng thoát lũ lớn nhất tới 3600m3/s, là tuyến giao thông thủy quan trọng trong vùng lưu lượng hàng hoá từ 160.000 tấn đến 200.000 tấn ngày đêm.

* Đánh giá về điều kiện tự nhiên

- Thuận lợi

Nam Định mang đầy đủ những đặc điểm khí hậu của khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 23o - 24oC. Độẩm không khí ở Nam Định tương đối cao, trung bình năm 80 - 85%, tháng có độ ẩm cao nhất là 90%, thấp nhất là 81% (tháng 11), tổng số giờ nắng trong năm

31

dao động trong khoảng 1.650 - 1.700 giờ, lượng mưa trung bình năm từ 1.750 - 1.800 mm phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ tỉnh. Nam Định nằm ở phía Tây vịnh Bắc Bộ, nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân 4 - 6 cơn bão/năm (khoảng từ tháng 7 đến tháng 10). Nhìn chung khí hậu của Nam Định thuận lợi cho môi trường sống của con người, sự phát triển của hệ sinh thái động, thực vật, mùa đông cho phép phát triển nhiều loại rau màu có giá trị kinh tế cao.

Toàn tỉnh có 4.723 ha rừng các loại, chủ yếu là diện tích rừng trồng 4.723 ha, tỷ lệ che phủ đạt 2,9%. Rừng ở Nam Định chủ yếu là rừng phòng hộ, cây trồng chính là sú, vẹt, phi lao, bần. Rừng góp phần làm trong lành không khí cho khu vực. Nam Định thuộc hệ sinh thái nhiệt đới và á nhiệt đới khá đa dạng, phong phú. Hệ thực vật chiếm khoảng 50%, hệ động vật chiếm khoảng 40% cả nước. Đặc biệt là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Cồn Lu, Cồn Ngạn (nay đã được công nhận là Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ), hệ động thực vật khá đa dạng phong phú thuận lợi cho phát triển sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội.

Vùng ven biển có bờ biển dài khoảng 72 km và vùng thềm lục địa rộng lớn, địa hình khá bằng phẳng. Một số nơi có bãi cát thoải mịn thích hợp với phát triển du lịch nghỉ mát tắm biển như Thịnh Long (Hải Hậu), Quất Lâm (Giao Thuỷ), Rạng Đông (Nghĩa Hưng). Nam Định có 3 sông lớn là sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ. Ngoài ra có sông Đào nối liền sông Hồng và sông Đáy cùng với nhiều sông nhỏ khác giúp cho giao thông đường thuỷ thuận lợi và bồi đắp phù sa, tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nam Định nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của Tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long và Vành đai kinh tế ven vịnh Bắc Bộ, có mạng lưới đường bộ (QL1, QL10, QL21) và hệ thống sông ngòi thuận lợi cho giao lưu kinh tế. Đặc biệt chỉ cách Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng

32

khoảng 90 km. Đây là những thị trường tiêu thụ rộng lớn (nhất là nông sản thực phẩm và lao động), đồng thời cũng là những trung tâm hỗ trợ đầu tư, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, chuyển giao công nghệ và cung cấp thông tin cho Nam Định.Vị trí địa lý như trên tạo điều kiện thuận lợi cho Nam Định phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong vùng, cả nước và quốc tế. Song mặt khác cũng là một thách thức lớn đối với Nam Định trong điều kiện cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Tỉnh có điều kiện thuận lợi sản xuất lương thực (nhất là gạo đặc sản), thực phẩm; nuôi trồng thuỷ hải sản, phát triển kinh tế biển (du lịch, vận tải biển, đóng tàu...). Có tiềm năng phát triển du lịch lớn với các khu di tích đền Trần, quần thể di tích Phủ Giầy, chùa Cổ Lễ, nhà lưu niệm Cố Tổng Bí thư Trường Chinh, vườn quốc gia Xuân Thuỷ, các làng nghề nổi tiếng và các di sản văn hoá phi vật thể.

Nguồn lao động dồi dào, trình độ học vấn khá cao, người dân Nam Định có truyền thống cách mạng, hiếu học, cần cù lao động, nếu có chiến lược đào tạo và sử dụng hợp lý sẽ là động lực, là lợi thế so sánh to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Khó khăn

Tài nguyên khoáng sản rất hạn chế, Nam Định có một số loài khoáng sản như: Than nâu ở Giao Thủy, sét làm gạch, làm gốm sứ, cát xây dựng ngoài ra các khoáng sản khác hầu như không đáng kể, nền đất yếu, suất đầu tư xây dựng cao; ruộng đất nhỏ lẻ, khó khăn trong việc tiếp tục để phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn và đưa tiến bộ công nghệ vào áp dụng.

Tỉnh Nam Định không nằm ở vị trí thuận lợi trong thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Trong thời gian vừa qua tỉnh và tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng chưa được sự quan tâm đầu tư nhiều của Trung ương. Điểm xuất

33

phát của nền kinh tế của tỉnh còn thấp, GDP/người mới bằng 51% bình quân cả nước (tính theo giá hiện hành), tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế còn cao, thu ngân sách thấp, chưa có ngành sản xuất và sản phẩm mũi nhọn, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và các sản phẩm của tỉnh còn thấp.

Mạng lưới giao thông huyết mạnh của tỉnh, nối tỉnh với các trung tâm kinh tế lớn của vùng và cả nước bị xuống cấp và còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển hiện nay và trong giai đoạn tới.

Mật độ dân số và tỷ trọng lao động trong khu vực nông lâm thuỷ sản khá cao, số lao động chưa có việc làm lớn, gây áp lực về giải quyết việc làm.

Là tỉnh ven biển nên chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng gây ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sản xuất, gây hư hỏng các công trình thủy lợi, đặc biệt vùng bịảnh hưởng xâm nhập mặn.

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý khai thác các hệ thống công trình Thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)