2.1.2.1. Tổ chức hành chính
Nam Định gồm có 1 Thành phố và 9 huyện với 229 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn gồm 194 xã, 20 phường và 15 thị trấn, bao gồm:
- Thành phố Nam Định gồm :20 phường và 5 xã - Huyện Mỹ Lộc gồm :1 thị trấn và 10 xã - Huyện Vụ Bản gồm :1 thị trấn và 17 xã - Huyện Ý Yên gồm :1 thị trấn và 31 xã - Huyện Nam Trực gồm :1 thị trấn và 19 xã - Huyện Trực Ninh gồm :2 thị trấn và 19 xã - Huyện Xuân Trường gồm :1 thị trấn và 19 xã - Huyện Giao Thủy gồm :2 thị trấn và 20 xã - Huyện Hải Hậu gồm :3 thị trấn và 32 xã - Huyện Nghĩa Hưng gồm :3 thị trấn và 22 xã
34
2.1.2.2. Dân số và nguồn nhân lực
a. Dân số
Theo niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2010, dân số tỉnh Nam Định là 1.830.023 người, chiếm 9,88% so với dân số vùng đồng bằng sông Hồng và khoảng 2,12% so với dân số cả nước. Mật độ dân số trung bình là 1.108 người/km2, bằng 89% so với đồng bằng sông Hồng và gấp 4,3 lần so với cả nước. Dân số sống ở thành thị là 326.207 người, chiếm 17,83% dân số toàn tỉnh (theo niên giám thống kê năm 2010).
Dân số vẫn còn tăng ở mức cao so với yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội, nên nguồn lao động của Nam Định hàng năm cũng được bổ sung và tăng lên khá nhanh từ các nguồn: bộ đội hết nghĩa vụ trở về, số học sinh tốt nghiệp phổ thông không đủ điều kiện học tiếp vào đại học, trung học chuyên nghiệp cùng số học sinh học nghề, tốt nghiệp hệ cao đẳng và đại học ra trường về tỉnh công tác.
Dân số đô thị của tỉnh tăng từ 283,1 nghìn người năm 2005 lên 326,2 nghìn người năm 2010, tỷ lệ đô thị hoá tăng từ 15,3% năm 2005 lên 17,8% năm 2010. Dân số đô thị tăng đồng nghĩa với dân số ở vùng nông thôn giảm do xu hướng một bộ phận dân tìm việc làm, học sinh, sinh viên đi học, đi làm tại khu vực thành thị.
b. Nguồn nhân lực
Năm 2010, số người trong độ tuổi lao động là 1.155,170 nghìn người, tổng số người lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 1.038,227 nghìn người. Như vậy, số người chưa có việc làm vẫn đang còn nhiều, đây là một áp lực lớn về giải quyết việc làm.
Tỷ trọng sử dụng lao động năm 2010 trong các ngành như sau: nông lâm nghư nghiệp 66,42%, công nghiệp - xây dựng 18,04%, dịch vụ 15,55%. Cơ cấu sử dụng lao động có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động
35
trong các ngành công nghiệp xây dựng và giảm tương đối trong khu vực nông nghiệp, tuy nhiên lao động trong khu vực nông nghiệp của tỉnh vẫn còn cao so với trung bình cả nước.
2.1.2.3. Nền kinh tế chung
Tăng trưởng kinh tế trong những năm qua nhìn chung nền kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển, năm sau cao hơn năm trước, một số ngành có mức tăng trưởng nhanh và toàn diện.
Bảng 2.2: Thống kê về tình hình tăng trưởng kinh tế qua các năm
Tốc độ tăng trưởng (%)
Chỉ tiêu 2000 2005 2010
2001 -2005 2006 - 2010
Tổng GDP (giá 1994),
tỷ đồng 4500.4 6396.6 10459.1 7.3 10.2 Nông lâm thuỷ sản 1842.8 2042.5 2602.1 2.1 4.7 Công nghiệp, xây dựng 971.3 1916.7 4144.5 14.6 16.8
Dịch vụ 1686.3 2437.5 3712.4 7.6 8.9
(Nguồn: Xử lý số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Nam Định)
Trong giai đoạn 2006 – 2010, nền kinh tế của tỉnh Nam Định tăng bình quân 10,2 %/ năm, cao hơn mức tăng bình quân trong giai đoạn 2001 – 2005 (7,3%) và cao hơn mức bình quân cả nước (7,5%/ năm).
GDP đầu người theo giá trị hiện hành đã tăng từ 5,52 triệu đồng năm 2005 lên 12,22 triệu đồng năm 2010, bằng 63.50% bình quân của cả nước và 53.80% bình quân của vùng đồng bằng sông Hồng.
9 Cơ cấu kinh tế theo ngành
Cơ cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng dần tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm tương đối các ngành nông nghiệp.
Khu vực nông lâm ngư nghiệp từ năm 2005 tăng từ 31,88% lên 32,15% năm 2006 và sau đó giảm dần tỷ trọng xuống 29,5% năm 2010. Tỷ trọng khu
36
vực dịch vụ trong 3 năm từ năm 2005 đến 2007 giảm nhưng từ năm 2008 bắt đầu tăng trở lại tăng nhưng không nhiều, tỷ trọng năm 2010 có xu hướng giảm so với năm 2009, tỷ trọng khu vực dịch vụ năm 2010 chiếm 34,1% tổng GDP. Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng trong GDP tăng từ 31,10% năm 2005 lên 36,40% năm 2010.
9 Cơ cấu thành phần kinh tế
Khu vực kinh tế nhà nước chiếm khoảng 20% trong GDP của tỉnh nhưng đã nắm giữ và chi phối các ngành kinh tế then chốt. Tỉnh đã hoàn thành sắp xếp, đổi mới trên 33 doanh nghiệp Nhà nước để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Khu vực kinh tế doanh nhân ngày càng phát triển và có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết thêm nhiều việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài quy mô nhỏ do tỉnh chưa thu hút được nhiều dự án đầu tư, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp chưa cao, tuy nhiên khu vực này bước đầu là những cầu nối quan trọng trong chuyển giao công nghệ và giao thương quốc tế.
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu đối với công tác quản lý khai thác công trình Thủy lợi