Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng là những huyện ven biển của Tỉnh nằm ở hữu ngạn sông Hồng, được bao bọc bởi sông và biển từ năm 2005 biểu mức nước biển dâng đã bộc lộ một cách rõ rệt làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và cuộc sống của người dân trong khu vực. Với xu thế giảm mực nước ở bên trong khu vực đó và tăng mực nước biển sẽ làm ảnh hưởng đến việc lấy nước của các cống ven biển. Do đó, việc nâng cao chất
102
lượng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp nói chung và phục vụ đời sống của nhân dân nơi đây là rất thiết thực, cần thực hiện tốt những công tác sau:
- Có kế hoạch triển khai thực hiện các dự án: Nạo vét sông Ninh Cơ, sông Đáy, sông Hồng, cải tạo các hệ thống thủy lợi, xây dựng trạm bơm mới (xây mới một số trạm bơm tiêu đầu mối tiêu nước ra sông Đáy hỗ trợ tiêu động lực trong những thời điểm mưa lớn tiêu tự chảy khó khăn). Đảm bảo hệ thống công trình thủy lợi của tỉnh Nam Định đồng bộ, có khả năng điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất và kinh tế - xã hội, ngăn mặn và đảm bảo khả năng thoát lũ về mùa mưa, từng bước thích ứng nhanh trước biến đổi khí hậu. - Xây dựng cống điều tiết ngăn mặn trên dòng chính giữ lại lượng nước ngọt đảm bảo cho việc lấy nước cho hệ thống tưới tiêu luôn ổn định:
+ Vị trí cống điều tiết ngăn mặn: Mục tiêu chính của công trình ngăn mặn điều tiết nước là dâng mực nước thượng lưu đập ở một cao trình ổn định nhằm tạo điều kiện thuận lợi và chủ động cho các hệ thống thủy lợi đủ nước tự chảy (với các kênh dẫn nước) và cột nước thiết kế (đối với các trạm bơm) trong suốt mùa khô, giảm độ mặn. Giải quyết toàn bộ nhu cầu dùng nước, giao thông thủy, bảo vệ cảnh quan môi trường, phát triển du lịch, đáp ứng tốt các nhu cầu khác.
Trên sông Đáy, sông Ninh Cơ: Hệ thống lấy nước tưới được bố trí ra đến sát biển do đó để đảm bảo yêu cầu lấy nước tưới thì các cống ngăn mặn phải được bố trí càng gần biển càng tốt. Mặt khác do chi phí xây dựng cống ngăn mặn trên sông lớn rất tốn kém nên bố trí kết hợp với giao thông ven biển hoặc giao thông nội tỉnh và tạo cảnh quan môi trường phát triển du lịch tại các huyện Xuân Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng.
Trên sông Ninh Cơ: Bố trí cống ngăn mặn tại phà Thịnh Long thuộc huyện Hải Hậu sẽ đem lại hiệu quả cao cho việc ngăn mặn trữ ngọt đảm bảo chủ động lấy nước tưới cho toàn bộ các hệ thống cống tưới trên sông. Tại vị
103
trí phà Thịnh Long nối tỉnh lộ 490C với quốc lộ 21B xuống khu du lịch biển Thịnh Long trong quy hoạch tỉnh đang dự định xây dựng 2 cầu, cầu Thịnh Long 1 và cầu Thịnh Long 2 bằng nguốn vốn ODA trên tuyến quốc lộ ven biển nên nếu kết hợp được xây dựng cống ngăn mặn trên sông Ninh Cơ sẽ giảm thiểu được chi phí xây dựng.
Trên sông Đáy: Bố trí cống ngăn mặn kết hợp giao thông ven biển chế độở vị trí bến phà Quỹ Nhất thuộc huyện Nghĩa Hưng đểđem lại hiệu quả.
Trên sông Hồng: Trên dòng chính sông Hồng, tại khu vực do công ty KTCTTL Nam Ninh quản lý tuy không bị mặn xâm nhập vào nhưng mực nước những ngày triều kém nhỏ hơn mực nước thiết kế tại các cống lấy nước, do đó nên tận dụng những ngày triều cường để đón đỉnh dâng nước tưới, tận dụng đỉnh triều bơm theo để giảm chi phí, tiết kiệm điện năng, tiết kiệm dầu và nhân lực. Tại khu vực do công ty KTCTTL Xuân Thủy quản lý mặn thường lên cao làm giảm thời gian lấy nước trên toàn bộ hệ thống Xuân Thủy. Trong thời gian độ mặn nhỏ hơn 1‰ , cần tranh thủ bơm hỗ trợ tưới. Khi vận hành tưới cần lợi dụng đợt xả của hồ Hòa Bình trùng với ngày triều cường để lấy nước tưới. Cần nghiên cứu xây thêm cống ngăn mặn trên sông Hồng nên được bố trí kết hợp giao thông nội tỉnh ở ví trí bến phà Cồn Nhất thuộc huyện Giao Thủy tỉnh lộ 56.
+ Yêu cầu chế độ đóng mở cống ngăn mặn ở những khu vực trên là: Với chế độđóng cống vào lúc độ mặn đạt 1‰ (khi triều lên) và mở cống khi triều xuống, có thể khống chế được độ mặn thượng lưu các cống trên sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ, không vượt quá 2‰ và không gây nhiễm mặn cho các cống thượng lưu. Trong giai đoạn vận hành có thể xem xét chế độ đóng mở cống hợp lý để đảm bảo nâng cao đầu nước thượng lưu cống, tăng hiệu quả cấp nước tại các cống thượng nguồn. Cống được bố trí sát cửa biển sẽ đảm bảo khống chế độ mặn trong giới hạn cho phép đảm bảo chất
104
lượng nước cho hệ thống cống lấy nước tưới, trong mùa lũ cống được mở để đảm bảo cho quá trình tiêu thoát lũđược thuận lợi.
- Đầu tư, xây dựng, bổ sung hệ thống thủy lợi đồng bộ:
+ Biện pháp hàng đầu là lợi dụng nắng hạn còn kéo dài, bà con tổ chức đào những con kênh nhỏ trên ruộng để phơi đất trong mùa khô. Theo kinh nghiệm, những đường mương được đào như vậy để khi mưa xuống sẽ có tác dụng cho nước mặn lắng xuống, mặt ruộng hạn chế được nước mặn, cách làm này còn có tác dụng rửa phèn trên mặt đất.
+ Đào, mở rộng thêm hệ thống kênh mương dẫn nước ngọt nhằm tích trữ nguồn nước ngọt thích hợp khắc phục tác động của quá trình mặn hóa vào mùa khô.
+ Khai thông dòng chảy, làm thủy lợi nội đồng, bơm tạo nguồn từ hệ thống kênh trục lên kênh sườn để cung cấp ngọt cho các khu vực vùng ngọt.
- Xây dựng hệ thống kiểm soát và xử lý nước thải ở các làng nghề, các khu nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối, phát triển lâm nghiệp ven biển, cây công nghiệp và các khu dân cư tập trung: Trước tiên cần có điều tra đánh giá một cách khoa học về tình hình ô nhiễm nguồn nước của các làng nghề, các khu nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối, phát triển lâm nghiệp ven biển và các khu dân cư tập trung. Từđó có phân loại và có giải pháp, bước đi phù hợp.
+ Đối với các làng nghề cần có quy hoạch để xây dựng các khu sản xuất tách khỏi các khu dân cư như làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ La Xuyên, làng nghề cơ khí Tống Xá, Yên Xá là hai làng nghề thuộc huyện Ý Yên. Đầu tư cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới hệ thống xử lý nước thải tập trung, khu tập kết chất thải rắn thông thường, phế thải, chất thải nguy hại và nước thải ô nhiễm cho các làng nghề như làng nghề tái chế nhôm Bình Yên, làng nghề tái chế nhựa Vô Hoạn, làng nghề cơ khí Vân Chàng, làng nghề chế biến miến dong làng Phượng là 4 làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của huyện Nam Trực.
105
+ Xây dựng thí điểm hệ thống kiểm soát và sử lý nước thải đối với một số loại hình làng nghề để xác định tiêu chuẩn chung để phổ biến cho các làng nghề. Thực hiện việc kiểm soát chất lượng nước thải vào các nguồn nước theo đúng Luật tài nguyên nước.
+ Đối với các khu nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối, phát triển lâm nghiệp ven biển, cây công nghiệp cần có quy hoạch xây dựng hệ thống dẫn, tháo nước riêng để đáp ứng phù hợp cho mỗi loại canh tác. Việc lấy nước mặn vào đối với các dự án nuôi trồng thủy sản với phương thức tưới, tiêu khác với việc tưới tiêu cho lúa nếu không kiểm soát được sẽ làm hỏng diện tích trồng lúa. Những vấn đề môi trường nước để đảm bảo hiệu quả cao và bền vững cho phát triển thuỷ sản tập trung đang là những thách thức cần được giải quyết sớm. Từ quy hoạch sản xuất, phân định ranh giới giữa nuôi trồng thủy sản, lúa đến việc xây dựng hệ thống dẫn, tháo nước và quy trình sử lý nước thải từ diện tích nuôi trồng thuỷ sản đang đòi hỏi được giải quyết.
- Giải pháp lâu dài nghiên cứu đề xuất phương án đập dâng trên sông Đào ở Nam Định.
- Bên cạnh việc chủ động các biện pháp ngăn mặn ngoài ra cần chuyển dịch cơ cấu cây trồng thích ứng với vùng đất nhiễm mặn:
+ Phát triển và chọn tạo các giống cây trồng chống chịu với các điều kiện mặn. Tại 3 huyện ven biển là Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng thay vì trồng các loại giống lúa truyền thống như BC, bắc thơm thì lựa chọn cấy những giống lúa mới được khuyến cáo có khả năng chịu mặn, chịu rét cao như RVT, CT16...
+ Chọn hình thức canh tác thích hợp với độ mặn của nước
+ Áp dụng hình thức canh tác thích hợp như: Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ cây trồng, thời vụ gieo trồng lúa.
106