Thủy Lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định
2.3.1. Những kết quả đạt được
a. Kết quả thực hiện việc tưới tiêu
Việc tưới đã chủ động ở mức độ nhất định. Khu phía Bắc sông Đào năng lực tưới công trình đầu mối đảm bảo q tưới = 1,25 l/s.ha.
Kết quả thực hiện tưới tiêu trong năm 2010 tăng hơn so với những năm trước. Cụ thể trong năm 2006, tổng diện tích cần tưới là 147.621,8 ha (trong đó diện tích bơm điện 47.880,2 ha; tự chảy 99.741,7 ha). Diện tích tưới chủ động 78.715,4 ha (chiếm 53,32 % diện tích); diện tích tưới chủ động một phần 21.234,2 ha (chiếm 14,38 % diện tích), diện tích tưới tại nguồn 47.672,2 ha (chiếm 32,30 % diện tích). Trong năm 2010 yêu cầu tưới của toàn tỉnh là 201.107 ha diện tích canh tác đất nông nghiệp và thủy sản. Trong đó diện tích cấp nước cho lúa là 159.926,96 ha, màu, cây vụ đông 29.153,50 ha, cấp nước cho muối 817,55ha, cấp nước cho nuôi trồng thủy sản 11.065,14ha và cấp nước cho các khu, cụm công nghiệp, làng nghề trong tỉnh. Diện tích tưới chủ động năm 2010 là 63,7% tăng lên so với thời kỳ năm 2006. Theo báo cáo đánh giá của Ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nam Định năng suất vụ Chiêm Xuân năm 2011 đạt từ 66 ÷ 67 tạ/ha, sản lượng ước đạt 520.000 tấn.
Vùng bơm điện: Diện tích tưới vụ chiêm năm 2011 là 32.830,81 ha, diện tích tưới vụ mùa năm 2011 là 39.445,68 ha. Kết quả tưới tiêu chủ động đạt 69,01%. Năng suất lúa vụ chiêm xuân đạt 55 tạ/ha – 60 tạ/ha; năng suất lúa mùa đạt 42-48 tạ/ha.
Vùng kết hợp: Diện tích tưới vụ chiêm năm 2011 là 17.550,28 ha, diện tích tưới vụ mùa năm 2011 là 17.784,96 ha. Kết quả tưới tiêu chủ động đạt 67,01%. Năng suất lúa vụ chiêm xuân đạt 60 tạ/ha – 65 tạ/ha; năng suất lúa mùa năm 2011 đạt 50,7 tạ/ha.
63
Vùng tự chảy: Diện tích tưới vụ chiêm năm 2011 là 40.370,84 ha, diện tích tưới vụ mùa năm 2011 là 51.303,54 ha. Kết quả tưới tiêu chủ động đạt 59,7%. Năng suất lúa vụ chiêm xuân đạt 60 - 65 tạ/ha; năng suất lúa mùa năm 2011 đạt 50,7tạ/ha.
b. Kết quả đầu tư xây dựng công trình thủy lợi
Được Đảng và Nhà nước quan tâm sau khi quy hoạch năm 1995 nhiều công trình thủy lợi đã được đầu tư xây dựng mới phục vụ cho sản xuất trên các hệ thống.
Tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương trên toàn tỉnh như sau:
- Với kênh cấp I: đã kiên cố hóa được 166,731km/1126,1km đạt 14,81%. - Với kênh cấp II: đã kiên cố hóa được 224,053km/3914,771km đạt 5,72% - Với kênh cấp III: đã kiên cố hóa được 494,228km/9394,228km đạt 5,26%
c. Cấp nước sinh hoạt
Hiện nay 100% người dân thành phố Nam Định đã được sử dụng nước sạch đảm bảo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Tỷ lệ thất thoát nước sạch đến này đã giảm xuống còn khoảng 26,5%. Cấp nước cho nông thôn hiện nay trung bình là 501/người/ngày.
d. Hiện trạng công trình phòng chống lũ
Tỉnh Nam Định là vùng đồng bằng ven biển có địa hình thấp, là nơi đổ ra biển của các con sông lớn: sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ, sông Sò. Hệ thống đê điều tỉnh Nam Định bao gồm hệ thống đê sông và đê biển với 663 km đê. Trong đó đê cấp I đến cấp III: 365 km gồm 91 km đê biển; 274 km đê sông; 298 km đê dưới cấp III. Có gần 100 km kè bảo vệ tuyến đê sông và đê biển. Có 28 bối, trong đó có 21 bối có dân; 07 bối canh tác. Có những bối lớn như: Bối Yên Trị (Ý Yên), bối Thắng Thịnh (Nam Trực) có từ 7.000 đến 13.000 dân hiện đang định cư.
64
2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại
Mặc dù những năm qua với những cố gắng nỗ lực của địa phương và sự quan tâm đầu tư của Trung ương, hệ thống công trình thủy lợi của tỉnh Nam Định đã từng bước được củng cố nâng cấp, phục vụ kịp thời cho sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, so với yêu cầu thì còn rất nhiều tồn tại yếu kém, đòi hỏi phải tập trung đầu tư sửa chữa nâng cấp. Cụ thể như sau:
a. Về năng lực tưới, tiêu
Năng lực hệ thống còn thấp so với yêu cầu, hệ thống tưới mới đạt từ 0,86 - 1,0 l/s/ha (trong đó yêu cầu là 1,25 l/s/ha); hệ số tiêu mới đạt khoảng 4 - 5 l/s/ha (yêu cầu là 7,0 – 7,2l/s/ha). Ví dụ qua quá trình thực hiện và bổ sung quy hoạch các chỉ tiêu tính toán đã được nâng lên, theo quy hoạch 1995 là: Hệ thống thủy nông Nghĩa Hưng hệ số tưới qtưới = 1,06 ÷ 1,16l/s/ha và hệ số tiêu qtiêu = 5,2 ÷ 5,7l/s/ha. Hệ thống thủy nông Xuân Thủy hệ số tưới qtưới = 1,16l/s/ha và hệ số tiêu qtiêu = 5,0 ÷ 5,2l/s/ha. Hệ thống thủy nông Hải Hậu hệ số tưới qtưới = 1,16l/s/ha và hệ số tiêu qtiêu = 4,5 ÷ 5,1l/s/ha.
Mặt khác, do các giống lúa cao cây thời gian sinh trưởng dài đã được thay bằng các giống lúa thấp cây, thời gian sinh trưởng ngắn, quy trình thâm canh cao, đặc biệt các vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cây vụ đông chưa được quy hoạch thành các vùng tập trung. Do vậy, yêu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp ngày càng cao và điều kiện đảm bảo khắt khe hơn. Ví dụ như phía nam tỉnh gồm các huyện Hải Hậu, Giao Thủy, Xuân Trường hầu hết đã gieo trồng đại trà các giống lúa mới cao sản với thời gian sinh trưởng và phát triển chỉ từ 105 ÷ 135 ngày, khác so với các giống dài ngày trước đây là từ 150 ÷ 160 ngày.
Tình hình úng hạn của tỉnh Nam Định từ năm 2008 đến năm 2012 được thể hiện trong Bảng 2.3 và Hình 2.1.
65
Bảng 2.3 : Tổng hợp diện tích úng, hạn qua các năm
Đơn vị: ha
TT Năm Diện tích hạn Diện tích úng Ghi chú
1 2008 193 15,254
2 2009 - 21,879
3 2010 39,970 32,407
4 2011 32,732 28,522
5 2012 36,077 16,118
Hình 2.1: Biểu đồ tình hình úng, hạn qua các năm từ 2008 – 2012
b. Về chất lượng hệ thống công trình
Hệ thống công trình hiện có thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo yêu cầu phân phối, điều tiết và quản lý. Công trình điều tiết còn thiếu, nhiều công trình điều tiết nội đồng đang sử dụng bị hư hỏng trầm trọng không đảm bảo cho khoanh tách hệ thống. Ví dụ như các trạm bơm mới được đầu tư xây dựng tăng khả năng phục vụ của các trạm bơm đầu mối nhưng việc đầu tư chưa triển khai đồng bộ đến nội đồng nên chưa phát huy hết hiệu quả: Như lưu vực Vĩnh Trị và Hữu Bị được xây dựng bổ sung trạm bơm Vĩnh Trị II, Hữu Bị II, nhưng
66
sông Sắt, sông Châu Giang và kênh tiêu nội đồng chưa được nạo vét mở rộng nên không đủ lượng nước để máy bơm hoạt động. Tình trạng chung là đáy kênh tiêu hiện tại cao hơn kênh thiết kế từ 0,7-1m. Điển hình như kênh: Sông Sinh, sông Bố, Sông Chèm …
Hệ thống động lực chưa được phát huy, phương tiện đấu tát thủ công như (gầu kéo, gầu dây...ở một số địa phương chưa được tận dụng) ỷ vào hệ thống trọng lực nên không đáp ứng được nhu cầu thâm canh cây lúa trong giai đoạn khẩn trương, khi thời tiết biến động lớn.
Môi trường sinh thái thay đổi nhất là từ khi hồ Hòa Bình đi vào hoạt động làm cho chế độ dòng chảy các sông: Hồng, Đào, Đáy, Ninh Cơ thay đổi, đỉnh lũ tuy được hạ thấp khi cắt lũ nhưng thời gian lũ kéo dài chân lũ cao làm giảm năng lực tiêu, đoạn kênh các cửa lấy nước nhiều công trình đầu mối bị bồi lắng rất nhanh. Ví dụ như khu vực Đò Mười thuộc hệ thống thủy nông Nghĩa Hưng, lòng sông thường cạn do tạo bơn nổi giữa dòng dài xấp xỉ tới 2km, tại khu vực ngã ba sông Ninh và kênh Quần Liêu, dòng chảy phân từ sông Đáy sang sông Ninh tạo bãi bơn nổi giữa dòng dài từ 1 – 2km, nên dòng chảy phân từ các sông vào sông Ninh Cơ rất nhỏ nên mặn ngày càng tiến sâu vào trong nội địa gây khó khăn cho việc lấy nước và tiêu úng.
Đa số các cống qua đê đã xây dựng và đưa vào sử dụng đã hơn 30 năm, đặc biệt một số cống được xây dựng từ thời kỳ Pháp thuộc nên quy mô cống nhỏ, hình thức kết cấu đơn giản. Các cống chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ triều nên bị nước mặn xâm thực, tốc độ xuống cấp của cống rất nhanh, kinh phí dành cho sửa chữa rất hạn hẹp, không đáp ứng được yêu cầu cần sửa chữa, nâng cấp công trình. Các cống có hư hỏng từng bộ phận kết cấu như: Tường thân, tường cánh, tường ngoặt, dàn van, cánh van, vụng xói, mái lát thượng, hạ lưu. Ví dụ như các công trình hầu hết được xây dựng từ trước năm 1976 đến nay một số công trình đã xuống cấp, hiệu quả sử dụng thấp cần
67
được tu bổ sửa chữa thường xuyên của hệ thống thủy nông Nghĩa Hưng như: Cống ấp Bắc, Thuỷ Sản I, Đại Tám, Hạ Kỳ, Phú Kỳ: Mái đá bong mạch, sạt lở; Cống Quần Vinh I, Thanh Hương, Bình Hải I, Âm Sa: Hỏng bộ ly hợp tời T8 ; Cống Ngọc Lâm, Ngọc Hùng: Tường thân đá xây bị tróc vỡ, hèm cống bị rò nước; Cống Quần Vinh II; Cống Nam Điền tiêu: Dàn van, dầm cầu giao thông yếu. Hệ thống thủy nông Nam Ninh một số công trình tiêu đã xây dựng từ lâu hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng, khẩu độ cống còn nhỏ, một số cống đã bị lấp như: Cống Vấn Khẩu, cống Bái Hạ, cống Phú Hào, cống Số 6, cống Sẻ, cống Chân Đàng...
Phần lớn các trạm bơm trong hệ thống được xây dựng từ lâu nên xuống cấp nhanh và thiết bị máy móc hư hỏng nhiều, hiệu suất bơm thấp, chưa đáp ứng đủ yêu cầu phục vụ sản xuất hiện nay. Một số trạm bơm thiết kế lắp đặt máy bơm cũ lạc hậu, điện năng tiêu thụ lớn nhưng công suất bơm nhỏ. Những trạm bơm này đề nghị ưu tiên được đầu tư cải tạo nâng cấp và thay thế máy bơm, mới đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất. Ví dụ như trạm bơm Vực Hầu, trạm bơm Đế thuộc công ty thủy nông Vụ bản quản lý đã được xây dựng từ rất lâu ống đã bị han rỉ, thiết kế cũ trục đứng và trục ngang công suất chỉ đạt 60% lưu lượng thiết kế nhà xưởng xuống cấp mặt cắt kênh dẫn bể hút nhỏ. Nhiều kênh từ cấp I đến cấp III, nhất là kênh cấp III đều bị bồi lắng lòng kênh, mái kênh đất bị sạt lở, mặt cắt ngang kênh bị thu hẹp nhỏ hơn nhiều so với mặt cắt thiết kế ban đầu. Hơn nữa việc vi phạm lấn chiếm mặt cắt kênh diễn ra ở các xã với mọi hình thức ngày một gia tăng, đặc biệt là những kênh đi qua vùng thị trấn, thị tứ, khu dân cư. Ví dụ như kênh tưới B1 thuộc hệ thống thủy nông Bắc Nam Hà do tốc độ đô thị hóa, xây dựng các khu đô thị như An Xá, Hòa Vượng nên hiện nay làm co hẹp kênh nay chỉ còn lại 1,1km giảm 4km so với trước đây gây khó khăn cho công tác tưới. Vì vậy, năng lực
68
chuyển tải nước của kênh giảm rất lớn so với nhiệm vụ thiết kế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến yêu cầu phục vụ sản xuất. Hệ thống đo mặn, mực nước và các thiết bị vận hành tự động các cống còn thiếu dẫn tới việc quản lý vận hành còn gặp nhiều khó khăn. Ví dụ như hệ thống thủy nông Xuân Thủy đo độ mặn của hệ thống có 8 cống đo mặn tự động và một cống Tài vừa đo tự động và đóng tự động đang vận hành bằng tời điện và thủ công.
c. Về quản lý, điều hành hệ thống công trình
Một số mặt cắt kênh không đủ chuyển tải lượng nước tưới. Quy trình tưới thực tế tại các địa phương hợp tác xã với những diện tích vừa và nhỏ hơn 1.000 ha thì thời gian tưới thường nhỏ hơn 20 ngày, chế độ tưới trong thời gian tưới ải thường là luân phiên: 3; 7 và 10 ngày, do đó các mặt cắt một số kênh trước đây thiết kế với ta = 30 ngày là không còn phù hợp, cần phải mở rộng mặt cắt.
Nhiều nơi cấp giấy phép sử dụng đất hết hành lang kênh. Nên việc nạo vét, sửa chữa khó khăn khi đào, đắp áp trúc bờ kênh. Ví dụ như kênh Cổ Lễ - Cát Chử nằm trên quốc lộ 21 của huyện Trực Ninh thuộc hệ thống thủy nông Nam Ninh quản lý hiện tượng vi phạm nhiều nhà cửa của dân cư xây dựng chòi ra cả hành lang kênh. Giai đoạn đổ ải nhiều vùng lấy quá lượng nước cần thiết dẫn đến lồng đất phải tháo đi gây lãng phí nước, nguyên nhân do bờ bao phân vùng giữ nước không đảm bảo. Vẫn còn một số nơi quản lý nước trên mặt ruộng chưa tốt.
Vùng sản xuất thâm canh còn phân tán, manh mún, chưa gắn chặt chẽ với HTCTTL. Nhu cầu tưới, tiêu các vùng khác nhau, gây khó khăn rất lớn cho việc điều hành nước. Ví dụ như hình thành khu kinh tế mới Rạng Đông – Nghĩa Điền – Nghĩa Hưng nhưng chưa có CTTL tưới và tiêu hoàn chỉnh. Một số mô hình chuyển đổi sản xuất, chưa gắn với việc quy hoạch hoàn chỉnh hệ
69
thống thuỷ lợi nhằm đáp ứng yêu cầu tưới, tiêu theo mô hình sản xuất mới đạt hiệu quả. Ví dụ cả tỉnh Nam Định có khoảng 20% diện tích (tương ứng 16.000÷17.000 ha) lúa được gieo xạ do đó việc tưới tiêu ở những vùng này rất khác nhau. Đặc biệt là ở các dự án nuôi trồng thủy sản với phương thức tưới, tiêu khác với việc tưới tiêu cho lúa nhưng lại nằm trong vùng trồng lúa, phá vỡ quy hoạch thủy lợi. Việc phục vụ tưới tiêu cho các vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cây vụ đông còn hạn chế do chưa quy hoạch thành các vùng tập trung mà còn nhỏ, lẻ, manh mún. Việc thâm canh, đưa giống mới thấp cây chưa đồng bộ với việc tăng năng lực đáp ứng của công trình thủy lợi.
Trên các tuyến kênh công trình đã được tổ chức giải tỏa thường xuyên với khối lượng thực hiện lớn nhưng do các địa phương buông lỏng công tác quản lý, ngại va chạm xử lý tái vi phạm. Hiện tượng tái vi phạm vi phạm pháp lệnh quản lý CTTL phát triển nhanh trên các tuyến công trình đang là tình trạng rất phổ biến. Việc quản lý điều hành HTCTTL ở một số địa phương chưa được các đơn vị quan tâm đúng mức. Ví dụ như nước thải từ các khu công nghiệp An Xá, Hòa Xá, Mỹ Trung và nước thải sinh hoạt từ các xã ngoại thành hiện nay đổ trực tiếp ra các kênh T3-19, T3-7, T3-11 và sau đó chảy ra kênh T3 thuộc hệ thống thủy nông Bắc Nam Hà mà chưa được xử gây ô nhiễm môi trường nước dẫn tới việc lấy nước tưới gặp rất nhiều khó khăn; Trạm bơm Quán Chuột thuộc quản lý của công ty thoát nước thành phố từ năm 2007 song tới nay chưa có quy trình vận hành cụ thể nên hiệu quả tiêu nước thải của công trình chưa cao đang góp phần gia tăng áp lực lên hệ thống thủy nông Mỹ Thành trong công tác phục vụ tưới tiêu.
d. Về vi phạm công trình thủy lợi
Do sự thiếu ý thức của một bộ phận người dân nên những vi phạm HTCTTL còn xảy ra như tình trạng đổ rác thải, tuốt phụt rơm ra kênh, chiếm dụng làm bãi buôn bán vật liệu, bè luồng, đăng lưới, quây thả bèo bừa bãi làm
70
ách tắc dòng chảy lớn. Ví dụ như các tuyến kênh Doanh Châu, Ba Nõn, cuối Rộc, Hà Lạn, Đối B, Ngòi Cau, cuối Trệ, Ninh Mỹ, Phú Lễ, Cuối Múc…của hệ thống thủy nông Hải Hậu. Tình trạng tháo trộm máy đóng mở, đập phá các thanh giằng bê tông, lấy trộm máy móc thiết bị động cơ của các trạm bơm…. Hiệu quả của chiến dịch giải toả, khơi thông dòng chảy còn thấp làm giảm năng lực của hệ thống công trình. Người dân chưa tích cực tham gia cùng Nhà