Quản lý công trình thủy lợi là một nghệ thuật điều hành xây dựng hệ thống hoạt động nghiên cứu triển khai, thiết kế, duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi và kết hợp tổng thể các nguồn nhân lực với các nguồn vật chất thông qua một chu trình khép kín của công trình, bằng việc sử dụng các kỹ năng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu như thiết kế ban đầu và mục đích phục vụ của công trình, đồng thời nhằm bảo đảm phát huy hết năng lực và công suất làm việc của các công trình thủy lợi.
Các công trình thủy lợi cần được quản lý theo pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Cần phải ban hành các luật cụ thể về khai thác sử dụng các công trình thủy lợi để hướng các cá nhân, các công ty, doanh nghiệp có các hoạt động kinh doanh sản xuất phù hợp với mục đích bảo vệ công trình. Công trình thủy lợi cần phải giao cho các tổ chức của địa phương đặc biệt quan tâm tới cộng đồng quản lý dưới các hình thức ban tự quản và nhóm sử dụng nước. Mặt khác, phải điều tra hiện trạng các công trình thủy lợi, lên
53
quy hoạch duy tu bảo dưỡng, sửa chữa và bảo vệ công trình. Khẩn trương tiến hành các chương trình dự án duy tu, sữa chữa, nâng cấp và làm mới các công trình đểđảm bảo cho sự phát triển.
Việc quản lý các công trình thủy lợi bao gồm các nội dung sau:
Sử dụng công trình: Cần có một kế hoạch dùng nước cụ thể để đảm bảo công trình làm việc đúng theo chỉ tiêu thiết kế, an toàn và kéo dài thời gian phục vụ, đồng thời gắn việc sử dụng nước với công tác quản lý hệ thống công trình vào nề nếp, tạo dựng tác phong làm việc theo kiểu công nghiệp và nâng cao nghiệp vụ quản lý cán bộ. Bên cạnh xây dựng kế hoạch dùng nước phải có phương án bảo vệ công trình thủy lợi và thực hiện ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp Nhà nước khai thác công trình thủy lợi, tổ chức hợp tác dùng nước, sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ môi trường nước.
Quan trắc: Cần tiến hành quan trắc thường xuyên, toàn diện. Nắm vững quy luật làm việc và những diễn biến của công trình đồng thời dự kiến các khả năng có thể xảy ra. Kết quả quan trắc phải thường xuyên đối chiếu với tài liệu thiết kế công trình để nghiên cứu và xử lý.
Bảo dưỡng: Cần thực hiện chế độ bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ thật tốt để công trình luôn làm việc trong trạng thái an toàn và tốt nhất. Hạn chế mức độ hư hỏng các bộ phận công trình.
Sữa chữa: Phải sữa chữa kịp thời các bộ phận công trình hư hỏng, không để hư hỏng mở rộng, đồng thời sửa chữa thường xuyên, định kỳ.
Phòng chống lũ lụt: Trong mùa mưa, bão, cần tổ chức phòng chống, chuẩn bịđầy đủ các nguyên vật liệu cần thiết và chuẩn bị các phương án ứng cứu đối phó kịp thời với các sự cố xảy ra.
Tưới nước và tiêu nước: Cần có kế hoạch tưới tiêu hợp lý theo từng mùa vụ trong năm để đảm bảo duy tu và vận hành hệ thống thủy lợi một cách tốt nhất.
54
Quản lý tài chính: Bao gồm quản lý nguồn thu và quản lý các khoản chi trong hoạt động QLKT. Hàng năm căn cứ và quy định và huớng dẫn của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp và các cơ quan tài chính các đơn vị QLKT CTTL lập dự toán thu chi tài chính báo cáo cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp và cơ quan tài chính cung cấp.
- Nguồn thu của đơn vị QLKT CTTL bao gồm:
+ Doanh thu từ dịch vụ tưới, tiêu: Chủ yếu là khoản thu từ cấp bù thủy lợi phí được cấp.
+ Kinh phí thu từ hoạt động kinh doanh khai thác tổng hợp CTTL như: Nuôi bắt thủy sản, cho thuê âu thuyền, kinh doanh du lịch, phát điện, cấp nước cho công nghiệp hoặc các hoạt động kinh doanh khác ...
+ Kinh phí từ các khoản cấp bù, hỗ trợ của nhà nước theo quy định. + Doanh thu khác như khoản nợ khó đòi đã xóa nợ nay lại thu được, khoản thu thanh lý, nhượng bán tài sản, liên doanh liên kết, cho thuê tài chính và các khoản thu khác.
+ Nguồn cấp phát các khoản hỗ trợ tài chính của đơn vị QLKT CTTL được chủ tịch UBND thành phố quyết định cấp từ ngân sách địa phương. - Các khoản chi của đơn vị QLKT CTTL bao bồm:
+ Tiền lương và phụ cấp lương
+ Các khoản nộp theo lương như BHXH, BHYT + Khấu hao cơ bản
+ Nguyên vật liệu để vận hành, bảo dưỡng công trình + Sữa chữa lớn TSCĐ
+ Sửa chữa thường xuyên TSCĐ
+ Chi phí tiền điện bơm nước tưới tiêu + Chi trả tạo nguồn
55
+ Chi phí cho công tác thu thủy lợi phí
+ Chi phí cho hoạt động khác như các chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ khó đòi đã được xóa nợ, chi phí thanh lý tài sản.