Khó khăn, thách thức

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý khai thác các hệ thống công trình Thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 93 - 95)

Chúng ta thực hiện nhiệm vụ Thủy lợi trong tình hình đất nước đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa và trên cơ sở nền tảng của Ngành thủy lợi đã phát triển, bên cạnh những thuận lợi, chúng ta còn có nhiều khó khăn, thách thức lớn sau:

Nhìn chung các công trình thủy lợi được đầu tư từ rất sớm, từ những năm 1960 đến nay hệ thống các công trình thuỷ lợi đã từng bước được đầu tư xây dựng như các trạm bơm lớn, kênh mương, cống dưới đê, hệ thống đê điều... góp phần quan trọng trong việc cải tạo nền nông nghiệp phục vụ tưới tiêu, chống úng, chống hạn, nâng cao năng suất cây trồng. Tuy nhiên một số chỉ tiêu thiết kế đến nay không còn phù hợp với yêu cầu tưới tiêu. Hệ thống công trình thuỷ lợi bị xuống cấp, bồi lắng, lạc hậu, tuy nhiều công trình đã được đầu tư nâng cấp, nhưng nhìn chung còn chưa đồng bộ nên khả năng đáp ứng yêu cầu sản xuất còn nhiều hạn chế.

Do tác động của nhiều nguyên như biến đổi khí hậu, ảnh hưởng điều tiết của các hồ chứa thượng nguồn, xói lở lòng sông nên dòng chảy hạ du sông Hồng bị suy thoái nghiêm trọng. Sự thiếu hụt đầu nước tại các công trình lấy nước rất nghiêm trọng và ngày càng nghiêm trọng hơn. Sự thiếu hụt lưu lượng và hạ thấp mực nước ở phần trung lưu sông Hồng là nguyên nhân làm gia tăng phạm vi xâm nhập mặn ở vùng hạ du và ảnh hưởng đến khả năng lấy nước ở vùng gần cửa sông, đặc biệt là vùng Nam Định. Những nguyên nhân đã phân tích ở trên rất khó khắc phục trong thời gian ngắn nên tình trạng này có thể còn kéo dài trong nhiều năm nữa. Về lâu dài, đối với hệ thống sông Hồng trong mùa khô có hai vấn đề cần phải tìm cách khắc phục đó là tình trạng giảm nguồn nước và tình trạng bị hạ thấp mực nước. Là tỉnh ven biển nên chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng gây ngập

83

úng, hạn hán, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sản xuất, gây hư hỏng các công trình thủy lợi, đặc biệt vùng bịảnh hưởng xâm nhập mặn.

Tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân Nam Định cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm thâm canh, kinh tế nông nghiệp, nông thôn luôn được sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, cũng gặp rất nhiều khó khăn: Do biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp. Hệ thống cơ sở hạ tầng sản xuất, hạ tầng xã hội tuy đã từng bước cải tạo, nâng cấp nhưng chưa đáp ứng yêu cầu, tỷ lệ cơ giới hóa chưa cao, thu ngân sách của tỉnh còn hạn chế ảnh hưởng tới bố trí vốn đầu tư cho nông nghiệp nói chung và ngành thủy lợi nói riêng.

Việc phân cấp quản lý trong quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi đang là một đòi hỏi cấp thiết trong điều kiện hiện nay nhằm khai thác và phát huy một cách hiệu quả nhất của công trình bằng cách giám bớt gánh nặng cho ngân sách, tuy nhiên do công tác tuyên truyền giáo dục chưa tốt, nhận thức và giác ngộ của bộ phận người dân chưa cao, nên sự tham gia của cộng đồng, sự tham gia của người dân địa phương trong công tác quản lý còn chưa cao, chính vì vậy mà công tác quản lý khai thác các công trình thủy lợi còn gặp nhiều khó khăn.

Hệ số tưới như hiện nay đều lớn hơn các trị số quy hoạch trước đây vì:

- Hiện nay đưa vào sản xuất với nhiều giống lúa mới, năng suất cao và chếđộ thâm canh, tăng vụ tận dụng thời gian và tình hình thời tiết để canh tác chủ động vì vậy công tác lấy nước tưới cần chủ động, tránh kéo dài nhất là trong thời gian ngả ải, gieo cấy cần lượng nước lớn trong thời gian ngắn. Các quy hoạch trước đây cơ cấu cây trồng là giống lúa cũ dài ngày, cao cây, cho năng suất thấp, khả năng chịu úng hạn tốt, thời gian tưới ải cũ là 30 ngày. - Điều tra thực tế hiện nay đối với vùng Hải Hậu, Xuân Thủy, Nghĩa Hưng cho thấy mặn ngày càng tiến sâu vào trong sông, diện tích bị mặn ngày

84

càng tăng và thời gian mở cửa lấy nước của các cống trong ngày ngắn lại. Vì vậy phải thiết kế với hệ số tăng lên đảm bảo yêu cầu tưới.

- Tình hình hạn hán xảy ra nhiều hơn do lượng mưa mùa khô ít hơn so với thời kỳ trước.

Hệ số tiêu hiện nay cao hơn so với trước đây là do:

- Giống lúa ngắn cây sức chịu ngập kém, dẫn tới cần tăng hệ số tiêu lên để phù hợp với nhu cầu thực tế như hiện nay.

- Mưa lớn có xu thế tăng và có xu thế phân bổ không đều theo thời gian, diện tích canh tác do khai hoang lấn biển tăng hơn so với thời kỳ trước.

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý khai thác các hệ thống công trình Thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)