Đẩy mạnh công tác xử lý nghiêm và dứt điểm tình trạng vi phạm công

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý khai thác các hệ thống công trình Thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 109)

CTTL

Để giải quyết tận gốc vấn đề vi phạm CTTL cần tiến hành công tác khảo sát hiện trạng các đơn vị vi phạm phân ra loại hình và nguyên nhân vi phạm chủ yếu. Theo đó có các hình thức vi phạm chính như vi phạm lòng sông, hành lang tuyến kênh chính để làm nhà ở, bãi để vật liệu, bãi đổ rác thải, vị trí nước xả thải công nghiệp... Trên cơ sở đó các ban ngành phối hợp với các đơn vị chủ quản, các địa phương đưa ra các biện pháp giải quyết thích hợp với nội dung như sau:

- Với nhóm nguyên nhân là do sự thiếu hiểu biết về pháp luật thì tập trung vào các hoạt động tổ chức tuyên truyền và vận động nhân dân bằng các phương tiện thông tin đại chúng như: Truyền hình, phát thanh, ở các thôn xóm về Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ CTTL, treo băng rôn khẩu hiệu, hình ảnh minh họa ... giúp người dân nâng cao nhận thức về pháp lệnh khai thác và bảo vệ CTTL từ đó ý thức và tự tháo dỡ các công trình, vật kiến trúc, cây cối vi phạm.

- Với nhóm nguyên nhân là biết nhưng cố tình vi phạm nhằm phục vụ lợi ích của cá nhân thì cùng với việc tăng cường công tác tuyên truyền đơn vị còn tăng cường sự phối hợp với các địa phương có công trình vi phạm để tiến hành các bước vận động hộ gia đình, cá nhân có công trình tiến hành giải tỏa trả lại nguyên trạng. Đối với những trường hợp không tự nguyện chấp hành, cần phải kiên quyết triển khai các bước cuỡng chế, phối hợp với chính quyền địa phương để lập biên bản, đề nghị chính quyền giải tỏa, xử lý vi phạm phạt theo

99

Nghị định số 139/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ CTTL; đê điều, phòng, chống lụt, bão.

- Với tốc độđô thị hóa như hiện nay thì quy hoạch thủy lợi phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội. Các khu vực đô thị như An Xá, Hòa Vượng, khu công nghiệp Hòa Xá, Mỹ Trung, An Xá, khu vực thành phố Nam Định cần có hệ thống xử lý nước thải và tiêu thoát riêng, ưu tiên tiêu ra sông ngoài, tránh tiêu vào sông nội đồng ảnh hưởng đến năng lực tưới tiêu của hệ thống.

- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các công ty KTCTTL và chính quyền địa phương nơi quản lý các công trình đó bằng cách thường xuyên cử cán bộ đi kiểm tra và phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm, tái vi phạm để có biện pháp giải tỏa.

- Ngoài việc tăng cường tuần tra phát hiện vi phạm, lập biên bản các trường hợp vi phạm. Đồng thời phải có hình thức khuyến khích cộng đồng tự giám sát lẫn nhau, huy động cộng đồng hưởng lợi tham gia một cách tích cực và đầy đủ vào công tác quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi tạo lên sự bền vững và hiệu quả mà công trình đó mang lại.

3.4.1.5. Tăng cường qun lý nhà nước v qun lý điu hành các công trình

đang s dng 

- Hoàn thiện việc phân cấp quản lý, phân công, phân quyền giữa các cơ quan QLKT cho hoàn chỉnh đồng bộ. Cần xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật trong thủy nông như: Định mức lao động, tiền lương, định mức về chi phí điện tưới, tiêu, định mức về sửa chữa thường xuyên... Sở Nông nghiệp & PTNT Nam Định tham mưu cho UBND tỉnh tính toán chi phí và đặt hàng, thanh quyết toán đối với công ty căn cứ trên các định mức KTKT để đảm bảo điều kiện tài chính cho công ty triển khai thực hiện nhiệm vụ và phát triển.

- Hiện nay các phòng ban, nhân sự của các công ty KTCTTL trong Tỉnh đã được chuyên môn hóa, một số nhân sự của các phòng ban của công ty

100

được phân công địa bàn phụ trách riêng (các cụm thủy nông phụ trách trực tiếp bám sát dưới địa phương của mỗi xã đứng đầu mỗi cụm đều có một cụm trưởng) nên ngày càng nâng cao hiệu quả QLKT CTTL của công ty. Vì vậy, trong thời gian tới UBND tỉnh, ban lãnh đạo các Công ty cần có chích sách quan tâm thỏa đáng về đời sống vật chất cũng như tinh thần đối với cán bộ ở các cụm thủy nông này.

- Kiện toàn tổ chức QLKT CTTL từ tỉnh, huyện, xã một cách chặt chẽ đáp ứng phù hợp với lộ trình chuyển đổi sản xuất, có biện pháp đẩy mạnh cơ chế giao khoán đến công ty, các cụm thủy nông, tổ đội và người lao động nhằm phát huy tính năng động sáng tạo của tổ chức cá nhân người lao động, quyền lợi đi đôi với trách nhiệm nhằm giảm chi phí quản lý nâng cao hiệu quả công trình. Đặc biệt quản lý chặt với việc cấp phép sử dụng đất mà có CTTL gắn liền nhất là những trường hợp vi phạm lấn chiếm hành lang công trình gây ảnh hưởng đến việc tu bổ và sửa chữa công trình.

- Rà soát quy hoạch thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản khu vực ven biển đối với các huyện Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Giao Thủy. Tổ chức lại sản xuất nuôi trồng thủy sản theo quy mô công nghiệp, nuôi tiết kiệm nước và xử lý nước sau nuôi.

- Trong điều kiện hiện nay với công ty KTCTTL Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Thành thì phần công trình đầu mối do bộ quản lý, phần kênh mương do công ty quản lý đã gây nhiều bất cập trong quản lý điều hành. Do đó, tác giả đề xuất đối với các công ty này thì vẫn tiếp tục sử dụng mô hình công ty KTCTTL, tuy nhiên cần kiến nghị trong việc quản lý công trình đồng bộ từ đầu mối đến nội đồng, giao công trình đầu mối cho công ty KTCTTL Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Thành quản lý hoặc cùng tham gia quản lý.

- Thành lập ban quản lý công trình thủy lợi liên xã gồm các kỹ sư của công ty, chủ tịch UBND xã và chủ nhiệm HTX dùng nước trong khu tưới. Sự

101

hiện diện của các đại diện các xã trong ban quản lý sẽ giúp cho việc lập kế hoạch phân phối nước, duy tu bảo dưỡng công trình được công bằng và giải quyết thân thiện tranh chấp về nước giữa các xã.

- Điều chỉnh bổ sung quy trình vận hành hệ thống: Hiện tại hầu hết các công trình trong tỉnh đều có quy trình vận hành, tuy nhiên đây chỉ là một số quy định chung và việc vận hành thực tế công trình chủ yếu qua kinh nghiệm của người quản lý. Xây dựng quy trình vận hành một cách khoa học hợp lý trong đó có chủ động vận hành các công trình lấy nước, vận hành tối đa thời gian mở cống lấy nước nhất là thời gian các hồ thủy điện xả nước phục vụ sản xuất.

- Đầu tư trang thiết bị cho quản lý vận hành: Trang thiết bị vận hành là công cụ để hỗ trợ cho công tác quản lý vận hành công trình thủy lợi như ô tô, xe máy để phục vụ công tác khảo sát, kiểm tra. Hệ thống máy tính có nối mạng để phục vụ khai thác số liệu và cập nhật thông tin dễ dàng, hệ thống điện thoại để đảm bảo thông tin liên lạc, các hệ thống trạm quan trắc về các yếu tố như khí tượng, mực nước, lưu lượng và chất lượng nước trên các sông lớn và trên các hệ thống tưới, tiêu.

- Những chính sách mới về quản lý khai thác CTTL cần được cập nhập, bổ sung, hoàn chỉnh cho kịp thời.

- Các CTTL ở các xã, thôn, xóm phải được giao có chủ quản lý, tránh tình trạng “cha chung không ai khóc”.

3.4.1.6. Tăng cường ci thin cht lượng ngun nước

Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng là những huyện ven biển của Tỉnh nằm ở hữu ngạn sông Hồng, được bao bọc bởi sông và biển từ năm 2005 biểu mức nước biển dâng đã bộc lộ một cách rõ rệt làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và cuộc sống của người dân trong khu vực. Với xu thế giảm mực nước ở bên trong khu vực đó và tăng mực nước biển sẽ làm ảnh hưởng đến việc lấy nước của các cống ven biển. Do đó, việc nâng cao chất

102

lượng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp nói chung và phục vụ đời sống của nhân dân nơi đây là rất thiết thực, cần thực hiện tốt những công tác sau:

- Có kế hoạch triển khai thực hiện các dự án: Nạo vét sông Ninh Cơ, sông Đáy, sông Hồng, cải tạo các hệ thống thủy lợi, xây dựng trạm bơm mới (xây mới một số trạm bơm tiêu đầu mối tiêu nước ra sông Đáy hỗ trợ tiêu động lực trong những thời điểm mưa lớn tiêu tự chảy khó khăn). Đảm bảo hệ thống công trình thủy lợi của tỉnh Nam Định đồng bộ, có khả năng điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất và kinh tế - xã hội, ngăn mặn và đảm bảo khả năng thoát lũ về mùa mưa, từng bước thích ứng nhanh trước biến đổi khí hậu. - Xây dựng cống điều tiết ngăn mặn trên dòng chính giữ lại lượng nước ngọt đảm bảo cho việc lấy nước cho hệ thống tưới tiêu luôn ổn định:

+ Vị trí cống điều tiết ngăn mặn: Mục tiêu chính của công trình ngăn mặn điều tiết nước là dâng mực nước thượng lưu đập ở một cao trình ổn định nhằm tạo điều kiện thuận lợi và chủ động cho các hệ thống thủy lợi đủ nước tự chảy (với các kênh dẫn nước) và cột nước thiết kế (đối với các trạm bơm) trong suốt mùa khô, giảm độ mặn. Giải quyết toàn bộ nhu cầu dùng nước, giao thông thủy, bảo vệ cảnh quan môi trường, phát triển du lịch, đáp ứng tốt các nhu cầu khác.

Trên sông Đáy, sông Ninh Cơ: Hệ thống lấy nước tưới được bố trí ra đến sát biển do đó để đảm bảo yêu cầu lấy nước tưới thì các cống ngăn mặn phải được bố trí càng gần biển càng tốt. Mặt khác do chi phí xây dựng cống ngăn mặn trên sông lớn rất tốn kém nên bố trí kết hợp với giao thông ven biển hoặc giao thông nội tỉnh và tạo cảnh quan môi trường phát triển du lịch tại các huyện Xuân Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng.

Trên sông Ninh Cơ: Bố trí cống ngăn mặn tại phà Thịnh Long thuộc huyện Hải Hậu sẽ đem lại hiệu quả cao cho việc ngăn mặn trữ ngọt đảm bảo chủ động lấy nước tưới cho toàn bộ các hệ thống cống tưới trên sông. Tại vị

103

trí phà Thịnh Long nối tỉnh lộ 490C với quốc lộ 21B xuống khu du lịch biển Thịnh Long trong quy hoạch tỉnh đang dự định xây dựng 2 cầu, cầu Thịnh Long 1 và cầu Thịnh Long 2 bằng nguốn vốn ODA trên tuyến quốc lộ ven biển nên nếu kết hợp được xây dựng cống ngăn mặn trên sông Ninh Cơ sẽ giảm thiểu được chi phí xây dựng.

Trên sông Đáy: Bố trí cống ngăn mặn kết hợp giao thông ven biển chế độở vị trí bến phà Quỹ Nhất thuộc huyện Nghĩa Hưng đểđem lại hiệu quả.

Trên sông Hồng: Trên dòng chính sông Hồng, tại khu vực do công ty KTCTTL Nam Ninh quản lý tuy không bị mặn xâm nhập vào nhưng mực nước những ngày triều kém nhỏ hơn mực nước thiết kế tại các cống lấy nước, do đó nên tận dụng những ngày triều cường để đón đỉnh dâng nước tưới, tận dụng đỉnh triều bơm theo để giảm chi phí, tiết kiệm điện năng, tiết kiệm dầu và nhân lực. Tại khu vực do công ty KTCTTL Xuân Thủy quản lý mặn thường lên cao làm giảm thời gian lấy nước trên toàn bộ hệ thống Xuân Thủy. Trong thời gian độ mặn nhỏ hơn 1‰ , cần tranh thủ bơm hỗ trợ tưới. Khi vận hành tưới cần lợi dụng đợt xả của hồ Hòa Bình trùng với ngày triều cường để lấy nước tưới. Cần nghiên cứu xây thêm cống ngăn mặn trên sông Hồng nên được bố trí kết hợp giao thông nội tỉnh ở ví trí bến phà Cồn Nhất thuộc huyện Giao Thủy tỉnh lộ 56.

+ Yêu cầu chế độ đóng mở cống ngăn mặn ở những khu vực trên là: Với chế độđóng cống vào lúc độ mặn đạt 1‰ (khi triều lên) và mở cống khi triều xuống, có thể khống chế được độ mặn thượng lưu các cống trên sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ, không vượt quá 2‰ và không gây nhiễm mặn cho các cống thượng lưu. Trong giai đoạn vận hành có thể xem xét chế độ đóng mở cống hợp lý để đảm bảo nâng cao đầu nước thượng lưu cống, tăng hiệu quả cấp nước tại các cống thượng nguồn. Cống được bố trí sát cửa biển sẽ đảm bảo khống chế độ mặn trong giới hạn cho phép đảm bảo chất

104

lượng nước cho hệ thống cống lấy nước tưới, trong mùa lũ cống được mở để đảm bảo cho quá trình tiêu thoát lũđược thuận lợi.

- Đầu tư, xây dựng, bổ sung hệ thống thủy lợi đồng bộ:

+ Biện pháp hàng đầu là lợi dụng nắng hạn còn kéo dài, bà con tổ chức đào những con kênh nhỏ trên ruộng để phơi đất trong mùa khô. Theo kinh nghiệm, những đường mương được đào như vậy để khi mưa xuống sẽ có tác dụng cho nước mặn lắng xuống, mặt ruộng hạn chế được nước mặn, cách làm này còn có tác dụng rửa phèn trên mặt đất.

+ Đào, mở rộng thêm hệ thống kênh mương dẫn nước ngọt nhằm tích trữ nguồn nước ngọt thích hợp khắc phục tác động của quá trình mặn hóa vào mùa khô.

+ Khai thông dòng chảy, làm thủy lợi nội đồng, bơm tạo nguồn từ hệ thống kênh trục lên kênh sườn để cung cấp ngọt cho các khu vực vùng ngọt.

- Xây dựng hệ thống kiểm soát và xử lý nước thải ở các làng nghề, các khu nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối, phát triển lâm nghiệp ven biển, cây công nghiệp và các khu dân cư tập trung: Trước tiên cần có điều tra đánh giá một cách khoa học về tình hình ô nhiễm nguồn nước của các làng nghề, các khu nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối, phát triển lâm nghiệp ven biển và các khu dân cư tập trung. Từđó có phân loại và có giải pháp, bước đi phù hợp.

+ Đối với các làng nghề cần có quy hoạch để xây dựng các khu sản xuất tách khỏi các khu dân cư như làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ La Xuyên, làng nghề cơ khí Tống Xá, Yên Xá là hai làng nghề thuộc huyện Ý Yên. Đầu tư cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới hệ thống xử lý nước thải tập trung, khu tập kết chất thải rắn thông thường, phế thải, chất thải nguy hại và nước thải ô nhiễm cho các làng nghề như làng nghề tái chế nhôm Bình Yên, làng nghề tái chế nhựa Vô Hoạn, làng nghề cơ khí Vân Chàng, làng nghề chế biến miến dong làng Phượng là 4 làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của huyện Nam Trực.

105

+ Xây dựng thí điểm hệ thống kiểm soát và sử lý nước thải đối với một số loại hình làng nghề để xác định tiêu chuẩn chung để phổ biến cho các làng nghề. Thực hiện việc kiểm soát chất lượng nước thải vào các nguồn nước theo đúng Luật tài nguyên nước.

+ Đối với các khu nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối, phát triển lâm nghiệp ven biển, cây công nghiệp cần có quy hoạch xây dựng hệ thống dẫn, tháo nước riêng để đáp ứng phù hợp cho mỗi loại canh tác. Việc lấy nước mặn vào đối với các dự án nuôi trồng thủy sản với phương thức tưới, tiêu khác với việc tưới tiêu cho lúa nếu không kiểm soát được sẽ làm hỏng diện tích trồng lúa. Những vấn đề môi trường nước để đảm bảo hiệu quả cao và bền vững cho phát triển thuỷ sản tập trung đang là những thách thức cần được giải quyết sớm. Từ quy hoạch sản xuất, phân định ranh giới giữa nuôi trồng thủy sản, lúa đến việc xây dựng hệ thống dẫn, tháo nước và quy trình sử lý nước thải từ diện tích nuôi trồng thuỷ sản đang đòi hỏi được giải quyết.

- Giải pháp lâu dài nghiên cứu đề xuất phương án đập dâng trên sông Đào ở Nam Định.

- Bên cạnh việc chủ động các biện pháp ngăn mặn ngoài ra cần chuyển

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý khai thác các hệ thống công trình Thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)