Từ năm 2011 cho đến nay trên địa bàn tỉnh Nam Định có 2 loại hình tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi.
2.2.3.1. Tình hình tổ chức, quản lý khai thác CTTL
57
Sơ đồ 2.1:
Tổng quát hệ thống tổ chức quản lý các HTCTTL của tỉnh
Sở Nông nghiệp & PTNT
Chi cục Thủy lợi
Ban Nông nghiệp xã
UBND tỉnh
Công ty TNHH MTV
KTCTTL liên tỉnh
UBND xã
Phòng Nông nghiệp &
PTNT Các Công ty TNHH MTV KTCTTL trong tỉnh Bộ NN & PTNT Nông dân UBND huyện Tổ chức HTX dùng nước Ghi chú: Quản lý nhà nước:
Quản lý chuyên mông nghiệp vụ: Hợp đồng kinh tế:
Quyết định thành lập:
Tỉnh có 05 hệ thống công trình thủy lợi do 08 Công ty TNHH một thành viên KTCTTL quản lý, khai thác gồm:
- Công ty TNHH một thành viên KTCTTL Bắc Nam Hà quản lý khai thác các trạm bơm điện lớn và các kênh chính tưới, tiêu (theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp & PTNT) của hệ thống thủy nông Bắc Nam Hà. Nguồn nước tưới tiêu cho vùng này là: sông Hồng, sông Đào và sông Đáy và hoàn toàn
58
tưới tiêu bằng động lực qua các trạm bơm điện. Hệ thống công trình thủy lợi Bắc Nam Hà thuộc địa bàn tỉnh Nam Định cung cấp tạo nguồn nước tưới tiêu cho 3 công ty trên địa bàn tỉnh:
+ Công ty TNHH một thành viên KTCTTL Ý Yên quản lý, khai thác hệ thống thủy nông trên địa bàn huyện Ý Yên.
+ Công ty TNHH một thành viên KTCTTL Vụ Bản quản lý, khai thác hệ thống thủy nông trên địa bàn huyện Vụ Bản.
+ Công ty TNHH một thành viên KTCTTL Mỹ Thành quản lý khai thác hệ thống thủy nông trên địa bàn huyện Mỹ Lộc và các xã phía Bắc thành phố Nam Định.
- Công ty TNHH một thành viên KTCTTL Nam Ninh quản lý khai thác hệ thống thủy nông Nam Ninh, phục vụ tưới tiêu cho huyện Nam Trực các xã phía Bắc Trực Ninh và 02 xã thành phố Nam Định.
- Công ty TNHH một thành viên KTCTTL Nghĩa Hưng quản lý khai thác hệ thống thủy nông Nghĩa Hưng, phục vụ tưới tiêu cho huyện Nghĩa Hưng.
* Hệ thống thủy nông Nam Ninh và hệ thống thủy nông Nghĩa Hưng nguồn nước tưới cho vùng này là sông Hồng, sông Ninh Cơ, sông Đáy, sông Đào và biển Đông. Vùng này tưới tiêu lợi dụng thủy triều là chính và kết hợp một phần tưới tiêu bằng động lực.
- Công ty TNHH một thành viên KTCTTL Xuân Thủy quản lý khai thác hệ thống thủy nông Xuân Thủy, phục vụ tưới tiêu cho huyện Xuân Trường và Giao Thủy.
- Công ty TNHH một thành viên KTCTTL Hải Hậu quản lý khai thác hệ thống thủy nông Hải Hậu, phục vụ tưới tiêu cho huyện Hải Hậu và 06 xã Trực Ninh.
59
* Hệ thống thủy nông Hải Hậu và hệ thống thủy nông Xuân Thủy tưới tiêu nước tự chảy qua các cống trên các triền sông sông Hồng, sông Ninh Cơ, sông Đáy, sông Sò và biển Đông. Công tác tưới tiêu trọng lực hoàn toàn phụ thuộc và hoạt động thủy triều của Biển Đông.
b. Hợp tác xã làm dịch vụ tổng hợp
Hiện nay cả tỉnh có 323 hợp tác xã làm dịch vụ tổng hợp; trong đó có 308 hợp tác xã nông nghiệp, 15 hợp tác xã kinh doanh khác.
- Ưu điểm:
Những năm gần đây do cơ chế chính sách của nhà nước nên các Công ty TNHH một thành viên KTCTTL cũng như tổ chức quản lý do hợp tác xã dịch vụ tổng hợp hoặc chuyên khâu thủy lợi được cải thiện về nhiều mặt, nên việc đầu tư cho công trình thủy lợi, cho cán bộ công nhân viên trong các công ty cũng như cán bộ điều hành dịch vụ thủy nông của các hợp tác xã đời sống ngày được nâng lên. Kết quả trên được thể hiện bằng năng suất lúa và các loại hoa màu khác ở những năm gần đây.
- Nhược điểm:
+ Cơ chế tài chính cho các công ty TNHH một thành viên KTCTTL còn nhiều bất cập.
+ Chưa khai thác hết lợi thế về công trình, cơ sở vật chất, máy móc thiết bị và con người đểđa dạng hóa các hoạt động của công ty.
+ Trình độ cán bộ công nhân viên tại các công ty TNHH một thành viên KTCTTL còn thấp.
+ Cơ chế quản lý vẫn mang nặng tính bao cấp, không phát huy được tính năng động sáng tạo của người quản lý và người lao động.
+ Mô hình tổ chức, quản lý thủy nông còn nhiều vấn đề nổi cộm như tính pháp lý, vai trò, mục tiêu và phạm vi hoạt động.
60
+ Công tác quản lý thủy lợi do hợp tác xã dịch vụ tổng hợp hoặc chuyên khâu thủy lợi không chịu sự chi phối của bộ luật nào và cơ quan nào quản lý, quy định không rõ ràng nên rất khó hoạt động.
2.2.3.2. Đánh giá tình hình tổ chức, hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác CTTL trên địa bàn tỉnh
a. Tình hình tổ chức, hoạt động của các doanh nghiệp KTCTTL quản lý (nay là Công ty TNHH MTV KTCTTL) như sau:
Hầu hết các Công ty TNHH MTV KTCTTL tỉnh Nam Định, bộ máy tổ chức của mỗi Công ty bao gồm: 01 đồng chí Chủ tịch, 01 đồng chí giám đốc và có 1 đến 2 đồng chí phó giám đốc. Tại văn phòng công ty có từ 4 đến 5 phòng bao gồm:
+ Phòng tổ chức – hành chính + Phòng kế hoạch – tài vụ + Phòng kỹ thuật công trình
+ Phòng quản lý nước và có một vài Công ty có thêm Phòng cơđiện Ngoài ra trên địa bàn Công ty phục vụ tưới tiêu còn có đội sửa chữa, các cụm thủy nông dưới địa phương. Chính vì cơ cấu tổ chức như trên nên việc phục vụ công tác tưới tiêu ngày càng có hiệu quả hơn.
Theo số liệu năm 2012 tổng số lượng tổng cán bộ, công nhân của các Công ty là 1.195 người, trong đó: Trình độ đại học 283 người; trình độ cao đẳng 57 người; trình độ trung học nghề 698 người; trình độ sơ cấp 155 người; chưa qua đào tạo 02 người.
b. Tình hình tổ chức, hoạt động HTX nông nghiệp làm dịch vụ tổng hợp hoặc chuyên khâu thủy lợi
Theo số liệu năm 2012 tổng số cán bộ của địa phương làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thuỷ lợi là 3.918 người, trong đó: Trình độ đại
61
học 88 người; trình độ cao đẳng 19 người; trình độ trung học nghề 537 người; trình độ sơ cấp 415 người; chưa qua đào tạo 2.618 người.
Theo quyết định số 13/2010/QĐ-UBND ngày 21/7/2010 của UBND tỉnh Nam Định và văn bản hướng dẫn số 323/SNN-CCTL ngày 18/8/2010 của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Nam Định về việc phân cấp công tác quản lý, khai thác, vận hành và bảo vệ công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định. Bộ máy tổ chức trong quản lý, vận hành khai thác công trình thủy lợi cũng được phân chia theo hình thức. Ở những hệ thống thủy lợi lớn thì công ty KTCTTL của Nhà nước đảm nhận khâu tưới, tiêu nước từ công trình đầu mối đến đầu các kênh cấp 3.Từ kênh cấp 3 trở vào đến mặt ruộng do đội thủy nông ở các HTX đảm nhận điều tiết theo yêu cầu tưới, tiêu. Đối với những công trình thủy lợi nhỏ trạm bơm điện có diện tích phục vụ nằm trong một xã hoặc một HTX thì được giao cho chính quyền cấp xã hoặc Ban chủ nhiệm HTX đảm nhận, tự quản lý, vận hành và thu thủy lợi phí theo sự thỏa thuận với các hộ nông dân. Từ đặc thù này, hầu hết các cán bộ, công nhân thủy nông ở các HTX đều chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, cho nên vận hành công trình thủy lợi chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, lãng phí nguồn điện do thất thoát nước; chưa phối hợp nhịp nhàng với các công ty KTCTTL trong việc tưới, tiêu, hiệu quả phục vụ đạt thấp.
Nguồn nhân lực của các công ty làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thuỷ lợi tương đối đảm bảo đểđáp ứng thực hiện nhiệm vụ được giao.
Nguồn nhân lực của các địa phương nhìn chung trình độ cán bộ quản lý khai thác công trình thuỷ lợi còn thấp, phần lớn chưa qua đào tạo hoặc đào tạo không đúng ngành nghề. Tuy nhiên số lượng cán bộ đều là những người có kinh nghiệm, hiểu được tập quán canh tác của địa phương, làm việc có trách nhiệm và nhiệt tình trong trong công việc.
62