khai thác các hệ thống công trình Thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định 3.4.1. Những giải pháp cơ bản
3.4.1.1. Nâng cao năng lực tưới tiêu
a. Quy hoạch phân vùng tưới, tiêu
Quy hoạch phân vùng, phân khu thủy lợi là cơ sở cho việc đánh giá thực trạng của hệ thống công trình thuỷ lợi, đồng thời để xây dựng các sơ đồ nghiên cứu tính toán chống lũ, tiêu úng, cấp nước phù hợp với hiện tại và tương lai. Đây cũng là cơ sở để xây dựng các phương án phát triển thuỷ lợi phục vụ các ngành, các lĩnh vực của từng vùng, vừa tận dụng tối đa hiện trạng, vừa có quyết định đúng cho đầu tư, nâng cấp, bổ sung mới theo các bước đi đúng đắn và phù hợp.
Phân vùng thủy lợi cấp nước: Khi quy hoạch phân vùng tưới, xác định lại những vùng khó tưới, phân vùng lại cho hợp lý. Không xét đến địa giới hành chính trong vùng quy hoạch, nguyên tắc phân khu thuỷ lợi như sau:
- Dựa vào đặc điểm địa hình của vùng nghiên cứu.
- Dựa vào đặc điểm tự nhiên và hình thái sông suối hiện có trong vùng nghiên cứu
85
- Căn cứ vào đặc điểm nguồn nước đến. - Căn cứ hiện trạng công trình thuỷ lợi đã có
- Căn cứ vào mục tiêu phục vụ cụ thể cho từng khu, tiểu khu
Trong quy hoạch thủy lợi Nam Định, đối với vùng ảnh hưởng triều cần lợi dụng quy luật thủy triều để tưới tiêu bằng trọng lực.
Phân vùng tiêu: Vùng tiêu là phần diện tích có công trình tiêu gồm công trình đầu mối (có thể là cống tiêu hoặc trạm bơm tiêu), công trình tiêu phân tán nội đồng, công trình nối tiếp giữa mặt ruộng và nơi nhận nước tiêu, đáp ứng yêu cầu tiêu nước của các ngành kinh tế - xã hội có mặt trong diện tích đó. Trong vùng tiêu có thể có một hoặc nhiều đối tượng tiêu nước khác nhau. Một hệ thống thủy lợi có thể phân thành một hoặc nhiều vùng tiêu tùy thuộc vào đặc điểm tiêu nước của nó. Phân vùng là một biện pháp thực hiện phương châm tiêu nước truyền thống là “chôn nước, rải nước và tháo nước có
kế hoạch”, được xác định dựa trên một số nguyên tắc sau: - Không phụ thuộc vào địa giới hành chính;
- Vùng tiêu được xác định không chỉ phù hợp với yêu cầu tiêu nước hiện tại mà còn phải hạn chếđược các mâu thuẫn có thể nảy sinh trong tương lai;
- Mỗi vùng tiêu có thể có một hoặc nhiều HTCTTL được xây dựng phục vụ tưới, tiêu, cải tạo đất, cấp thoát nước và phòng chống lũ, lụt…;
- Vùng tiêu có thể là lưu vực tự nhiên của một hay nhiều chi lưu sông suối, cũng có thể là lưu vực tự nhiên kết hợp với lưu vực nhân tạo hoặc lưu vực hoàn toàn do nhân tạo nhưng phải tương đối khép kín;
- Vùng tiêu được xác định phải mang tính độc lập hoặc tương đối độc lập với các vùng lân cận trong quản lý, khai thác các hệ thống thủy lợi.
- Đủđiều kiện xác định các nút tiêu nước ra các trục chính để xây sơđồ cân bằng nước trên toàn lưu vực .
86
- Vùng tiêu có cùng một hướng tiêu nước chính cho phần lớn diện tích trong vùng (tuy nhiên còn nhiều hướng tiêu phụ khác).
- Phân vùng tiêu phải dựa trên cơ sở những thay đổi về kết cấu hạ tầng kỹ thuật, định hướng phát triển kinh tế chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp. Một số phương pháp phân vùng tiêu:
- Phân vùng tiêu thành vùng tiêu tự chảy và vùng tiêu động lực:
Phương pháp phân vùng này thường được áp dụng cho những vùng mà vùng tiêu động lực tách biệt với vùng tiêu tự chảy. Khái niệm tiêu bằng động lực nảy sinh khi những khu vực trũng bị úng ngập thường xuyên, nơi mà cao độ mặt ruộng thấp hơn mực nước tại cửa nhận tiêu. Trên thực tế địa hình hệ thống có những vùng úng trũng cục bộ, nên trong mùa mưa úng vẫn phải sử dụng bơm tiêu ra các trục sông trong nội đồng. Do đó trong những vùng tiêu tự chảy có những diện tích tiêu động lực và ngược lại. Quy mô các vùng tiêu chịu ảnh hưởng trực tiếp của hiện trạng công trình và đặc điểm địa hình của hệ thống. Tùy thuộc vào đặc điểm địa hình, nền sản xuất nông nghiệp của vùng tiêu, mực nước khống chế tại nơi nhận nước tiêu mà quy mô vùng tiêu tự chảy và động lực có sự thay đổi.
- Phân vùng tiêu theo hướng tiêu ra các sông, biển và khu nhận nước tiêu: Đây là phương pháp thường dùng trong các quy hoạch có quy mô lớn, mang tính tổng quát, bổ trợ cho các phương pháp phân vùng khác. Phương pháp phân vùng này có ưu điểm là thuận lợi cho công tác quản lý điều hành hệ thống trên tầm vĩ mô nhưng có nhược điểm là không đi sâu vào từng công trình, từng lưu vực cụ thể.
- Phân vùng tiêu theo lưu vực: Phân vùng tiêu theo lưu vực có thể là lưu vực sông tiêu hoặc lưu vực của công trình tiêu phụ trách. Đây là phương pháp thường dùng trong tính toán tiêu hiện nay và áp dụng cho tất cả các vùng có quy mô khác nhau. Để thuận tiện cho công tác quản lý đối với lưu
87
vực lớn có thể chia thành những lưu vực nhỏ hơn. Trong mỗi lưu vực lại phân thành tiểu vùng tiêu tự chảy và tiểu vùng tiêu động lực.Trong vùng tiêu bằng động lực lại chia thành lưu vực từng công trình tiêu với quy mô thích hợp.
- Phân vùng tiêu theo địa giới hành chính: Cách phân vùng này bắt nguồn từ cơ chế quản lý theo vùng lãnh thổ. Tuy thuận lợi cho việc quản lý hành chính theo vùng lãnh thổ nhưng không phù hợp với công tác quản lý tiêu trên toàn hệ thống. Phương pháp phân vùng theo địa giới hành chính chỉ áp dụng cho một số trường hợp có thể trùng với phân vùng theo lưu vực.
b. Tính toán lại các hệ số tưới, hệ số tiêu
Về nguyên tắc, một hệ thống công trình thủy lợi sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi nó đảm nhận được nhiệm vụ tưới, tiêu nước đúng với năng lực thiết kế. Đặc trưng cho yêu cầu tưới, tiêu của cây trồng đó chính là hệ số tưới, tiêu của cây trồng. Tính toán lại hệ số tưới, tiêu cho phù hợp với nhu cầu sản xuất. Dựa trên cơ sở là Quyết định số 521/QĐ-UBND tỉnh Nam Định ngày 12/4/2013 về việc phê duyệt quy hoạch thủy lợi hệ thống Nam Ninh, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Xuân Thủy, Bắc Nam Hà thuộc địa phận tỉnh Nam Định thì các chỉ tiêu hệ số tưới (P=85%) ở các khu vực vùng Bắc sông Đào và khu Nam Ninh là q = 1,25l/s/ha, vùng Xuân Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng q = 1,3l/s/ha. Các hệ số tiêu (P=10%) khu vực Bắc Nam Hà thuộc Nam Định và khu Nam Ninh q = 7l/s/ha, khu vực Nghĩa Hưng, Xuân Thủy, Hải Hậu q = 7,2l/s/ha.
c. Các biện pháp khắc phục tình hình úng hạn
9 Tình hình hạn
- Các công ty TNHH một thành viên KTCTTL phối hợp cùng với các xã, các HTX trong tỉnh triển khai nạo vét những cửa cống lấy nước, tiến hành rà soát tôn cao, khoanh khép kín bờ vùng ngăn và giữ nước thuộc trạm bơm mình quản lý, đồng thời chủ động huy động máy bơm các loại hiện có, các phương tiện đấu tát thủ công, kéo đường dây điện phục vụ chống hạn.
88
- Trong chỉ đạo điều hành, Sở Nông nghiệp & PTNT Nam định cần phối hợp với UBND các huyện, thành chỉ đạo các công ty KTCTTL trong tỉnh bám sát diễn biến thời tiết, thuỷ văn để tranh thủ số cống và số giờ mở cống lấy nước để lấy được lượng nước lớn nhất, đảm bảo chất lượng nước. Đối với các huyện vùng bơm động lực (các vùng thuộc phía bắc tỉnh thuộc hệ thống thủy nông Bắc Nam Hà quản lý), khi mực nước ngoài sông lớn, các trạm bơm điện lớn nên giảm số máy chạy hoặc ngừng bơm để nhập nước vào kênh tiêu, tạo điền kiện cho các trạm bơm điện nhỏ hoạt động.
- Việc điều hành nước trên các tuyến kênh được thực hiện theo quy trình vận hành phải dựa trên nguyên tắc: Vùng động lực (các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc và các xã phía Bắc thành phố Nam Định) ưu tiên tưới vùng cao, vùng xa, vùng cát. Vùng trọng lực (gồm các huyện Hải Hậu, Giao Thủy, Xuân Trường), vùng cao lợi dụng con triều có đầu nước cao để tưới trước; vùng thấp trũng lợi dụng những con triều có đầu nước thích hợp tưới sau. Các công ty KTCTTL thành lập các tổ kiểm tra, vận hành công trình để sử lý kịp thời các sự cố, hỏng hóc, không để nước từ kênh tưới chảy xuống kênh tiêu. 9 Tình hình úng
- Công tác giải phóng dòng chảy trên sông, lòng kênh phải đặc biệt được coi trọng hàng đầu để khai thác triệt để khả năng tiêu tự chảy và phòng chống úng có hiệu quả. UBND tỉnh, cấp huyện phải đưa ra các quyết định yêu cầu giải phóng dòng chảy phải làm triệt để, duy trì thường xuyên liên tục trên tất cả các tuyến sông trục, sông dẫn, kênh dẫn đảm bảo lòng sông thông thoáng, đồng thời kiên quyết xử lý những trường hợp tái vi phạm và lấn chiếm CTTL làm ảnh hưởng đến năng lực cấp thoát nước của công trình.
- Ưu tiên đầu tư nạo vét các trục sông, sông chính (sông Ninh Cơ, sông Đáy, sông Hồng), những đoạn tắc nghẽn như cửa Mom Rô (huyện Hải Hậu), sông Sò nhằm tăng nguồn nước tưới về mùa kiệt và tăng khả năng thoát lũ.
89
- Phát động phong trào làm chiến dịch thủy lợi nội đồng trên toàn các vùng của mỗi huyện, xã trên địa bàn Tỉnh. Các công ty phối hợp cùng các phòng ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh, huyện, các xã, thị trấn đồng loạt ra quân lao động nạo vét các sông trục, khai nạo củng cố kênh mương nhất là kênh cấp III góp phần cơ bản đảm bảo yêu cầu tưới, tiêu phục vụ sản xuất. Có cơ chế khuyến khích để các đơn vị, người lao động cộng đồng hưởng lợi phát huy hết khả năng của mình đạt hiệu quả lao động cao nhất như khen thưởng cho những tập thể, cá nhân hoàn thành tốt hoặc vượt kế hoạch công việc được giao khoán.
3.4.1.2. Sửa chữa, nâng cấp chất lượng các công trình hiện có
a. Đảm bảo tính đồng bộ về chất lượng và hệ thống công trình
- Chất lượng công trình xây dựng không những được quyết định từ khâu khảo sát thiết kế, lập dự án, thi công xây dựng công trình mà đối với các CTTL Nam Định còn được thể hiện ở tính đồng bộ và hoàn chỉnh đến mặt ruộng của hệ thống công trình và sự đồng bộ, đầy đủ của các thiết bị phục vụ cho QLKT, như các thiết bị cảnh báo, dự báo, quan trắc, đóng mở cửa van, các hệ thống kênh dẫn nước, tiêu nước. Thực tế, ở các công trình các thiết bị này còn lạc hậu, cũ do nhiều công trình, hệ thống đã được xây dựng rừ lâu do vậy khi xây dựng mới hoặc nâng cấp sửa chữa mới cần đảm bảo tính đồng bộ về chất lượng và hệ thống của công trình.
- Để đối phó với biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp như hiện nay khi thời tiết có nhiều biến động lớn thì UBND tỉnh, cấp huyện, các xã và các Công ty KTCTTL cần phối hợp chặt chẽ sớm kiểm tra lập kế hoạch, chủ động lập phương án tưới, tiêu bằng bơm dầu và các phương tiện thủ công như gầu kéo, gầu dây trong giai đoạn khẩn trương khi xảy ra hạn hán, úng lụt.
90
b. Đối với các trạm bơm, cống
- Hàng năm UBND tỉnh, các huyện và các ban ngành, đoàn thể có liên quan tổ chức công tác kiểm tra, đánh giá rà soát lại hiện trạng HTCTTL để tổng hợp, theo dõi cập nhập thường xuyên và phân loại công trình.
+ Đối với những công trình cống đầu mối tưới đã hư hỏng, xuống cấp, thiết kế và thiết bị sử dụng đã quá cũ, lạc hậu thì yêu cầu công ty KTCTTL và các HTX tập trung kinh phí tạo mọi điều kiện tiến hành sửa chữa, cải tạo (cống Phượng Tượng, Nam Tân, Sa Đê, Dương Độ, Ngô Xá, Kinh Lũng, Sa Lung, Vạn Diệp Ngoài, Đồng Lựu, Nam Hà Ngoài cần mở rộng khẩu độ cống để đảm bảo năng lực tưới, tiêu). Đồng thời lên phương án nâng cấp, sữa chữa hệ thống cống nội đồng đểđảm bảo tính đồng bộ hệ thống công trình.
+ Cải tạo nâng cấp quy mô các trạm bơm tưới, tiêu đã được xây dựng từ rất lâu lắp đặt máy bơm trục ngang thay thế bằng máy bơm trục đứng hoặc loại máy bơm trục ngang mới có hiệu suất cao hơn. Các công trình trạm bơm tưới đầu mối cần nâng cấp, cải tạo (Trạm bơm Cống Mí, TB Tân Đệ, TB Đế, TB Đống Cao, TB Cổ Đam), trạm bơm tiêu cần nâng cấp (khu vực hệ thống Bắc Nam Hà: nâng cấp TB sông Chanh, TB Vĩnh Trị I, TB Yên Bằng, Yên Quang; khu vực hệ thống thủy nông Nam Ninh: TB An Lá I, TB Văn Lai I, Mỏ Cò, Lương Hàn, Kinh Lũng, Bái Hạ, An Lá II, Văn Lai II). Bên cạnh đó, các trạm bơm nội đồng cũng phải được cải tạo, nâng cấp và xây mới.
+ Đối với những công trình đề nghị xây mới và công trình đang thi công xây dựng yêu cầu phải được giám sát thật kỹ từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công và giám sát công trình khuyến khích công tác giám sát của cộng đồng, có cơ chế để khuyến khích việc giám sát cộng đồng hoạt động có hiệu quả như thưởng cho những phản ánh chính xác về việc sai phạm trong thi công của nhà thầu xây lắp, sai phạm của các của thể khác cùng tham gia thực hiện công trình.
91
c. Đối với các kênh
- Nạo vét các trục cấp nước nhằm cải tạo khả năng cấp nước cho toàn bộ hệ thống. Các kênh đã được KCH thì cần tiến hành nạo vét thường xuyên, chống bồi lấp để phát huy hiệu quả công trình. Cụ thể từng khu thủy lợi tác giả đề xuất một số tuyến kênh cần nạo vét thường xuyên như sau:
+ Khu Bắc Nam Hà thuộc Nam Định cần nạo vét thường xuyên các kênh KNB, nạo vét kênh Chính Tây, kênh T3, T5 xuống cao trình đáy. Dỡ bỏ vật cản và tình trạng lai lấn dòng chảy bờ kênh trên các tuyến kênh tiêu quan trọng như S40, S48 nằm trên địa bàn công ty KTCTTL Ý Yên quản lý. Các khu công nghiệp nằm gần đường 10 như khu công nghiệp Mỹ Trung thuộc huyện Mỹ Lộc và phường Lộc Hạ, khu công nghiệp Thành An thuộc địa bàn thành phố Nam Định và xã Tân Thành - Vụ Bản đều tiêu ra kênh T3 nên cần có kế hoạch xử lý nước thải từ các khu công nghiệp này trước khi đổ vào kênh.
+ Tỷ lệ KCH kênh mương của hệ thống thủy nông Nghĩa Hưng là rất thấp do đó cần tập trung chú trọng KCH tại đây để giảm tổn thất tưới, các kênh cần được nạo vét thường xuyên là kênh NT5, kênh Bắc, kênh Đông, kênh Tây…
+ Các kênh thuộc công ty KTCTTL Nam Ninh được KCH rất ít và cần tập trung nạo vét kênh Châu Thành – Rõng, Cổ lễ - Bà Nữ, Cổ lễ - Cát Chử các tuyến kênh ven quốc lộ 21 của hệ thống, các kênh dẫn nước vào trạm bơm tiêu An Lá I, An Lá II, Bái Hạ, Kinh Lũng, Văn Lai I, Văn Lai II, Mỏ Cò, Lương Hàn, Giá và hệ thống kênh cấp II, cấp III.
+ Khu vực Hải Hậu KCH một số kênh tiêu đi qua khu dân cư như kênh Ninh Mỹ, Ngòi Cau, Doanh Châu A. Các kênh cần được nạo vét thường xuyên là kênh M1, Đối, Trệ, Trực Cường, Dầm, Rộc 11…
92
+ Khu vực Xuân Thủy tỷ lệ KCH cũng còn rất ít cần KCH các kênh chính, cấp I, cấp II cần nạo vét KCH kênh Cát Xuyên huyện Xuân Trường, kênh Bắc Câu, kênh Kẹo, Xuân Châu, Cồn Giữa.