a. Về kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân, giai đoạn 2011-2015 đạt 13%/năm và giai đoạn 2016-2020 là 12,5%/năm.
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến năm 2015 tỷ trọng các ngành nông – lâm – ngư nghiệp còn khoảng 19%, công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 44% và dịch vụ chiếm khoảng 37%, đến năm 2020, tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp giảm xuống còn khoảng 8%, công nghiệp – xây dựng đạt khoảng 54% và dịch vụở mức khoảng 38%.
- Giá trị xuất khẩu giai đoạn 2016-2020 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 18%/năm.
- Tăng thu ngân sách nhằm đảm bảo phần lớn các nhiệm vụ chi của tỉnh và từng bước phấn đấu cân bằng thu - chi. Phấn đấu tốc độ thu ngân sách trên địa bàn tăng trên 16%/năm giai đoạn 2011-2015 và trên 15%/năm giai đoạn 2016-2020.
- GDP bình quân đầu người đạt khoảng 26 triệu đồng năm 2015 và khoảng 50 triệu đồng năm 2020 (giá trị thực tế).
b. Về xã hội
- Tỷ lệ tăng dân số chung bình quân 0,92%/năm giai đoạn 2011-2015 và khoảng 0,9%/năm giai đoạn 2016-2020.
- Đến năm 2020 bình quân 10.000 dân có 20 ÷ 22 giường bệnh và 8 bác sỹ.
76
- Phấn đấu đến năm 2020 có trên 75% lao động qua đào tạo và giải quyết được 45÷50 nghìn lao động có việc làm mới. Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị xuống mức 3-4% trong giai đoạn đến năm 2020. Nâng sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn đến năm 2020 lên trên 90%.
- Nâng cao tỷ lệ đô thị hóa, phấn đấu đưa tỷ lệ đô thị hóa đạt 45% vào năm 2020. Đồng thời đến năm 2020 có 100% dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh.
- Chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động từ khu vực có năng suất lao động thấp sang khu vực có năng suất lao động cao, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động còn khoảng 35% vào năm 2020.
3.1.2. Định hướng đầu tư về QLKT các CTTL trên địa bàn Tỉnh
a. Nhiệm vụ
- Hạn chế ảnh hưởng của xâm nhập mặn, đảm bảo cung cấp nước tưới cho toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bao gồm diện tích đất trồng lúa, mạ màu, cây công nghiệp, cây vụ đông, diện tích nuôi trồng thủy sản, diêm nghiệp cũng như các ngành kinh tế khác và đời sống dân sinh.
- Đảm bảo cung cấp đủ nước cho nhu cầu sinh hoạt về cả lượng và chất theo tiêu chuẩn cho 100% dân cư trên địa bàn tỉnh.
- Đảm bảo tiêu úng cho diện tích đất phía trong đê của tỉnh, tập trung giải quyết tiêu cho các vùng thấp, khó tiêu thường úng, ngập hàng năm và hỗ trợ tiêu cho một phần diện tích ngoài đê.
- Duy trì dòng chảy trên các sông trục của hệ thống góp phần giảm thiểu ô nhiễm, sự cạn kiệt nguồn nước và cải thiện môi trường sinh thái.
- Tập trung quy hoạch và xây dựng hệ thống thủy nông một cách đồng bộ hợp lý từ công trình đầu mối đến mặt ruộng đáp ứng nhu cầu tưới tiêu và chủ động phòng chống lũ xảy ra. Bên cạnh đó, chống hạn kịp thời để phục vụ
77
sản xuất nông nghiệp, các ngành sản xuất khác và dân sinh một cách có hiệu quả nhất.
- Tiếp tục đổi mới phương thức quản lý, chuyển giao quản lý và sử dụng công trình cho cộng đồng, nhất là công trình thủy nông nhỏ và kết hợp thực hiện các quy chế dân chủ cơ sở nông thôn. Bên cạnh đó cần huy động sự tham gia của cộng đồng trong tất cả các giai đoạn của quá trình phát triển thủy nông.
b. Mục tiêu cụ thể
- Một là, rà soát điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện mạng lưới trạm bơm, nạo vét hệ thống kênh mương tưới tiêu, kết hợp có hiệu quả với hệ thống thoát nước của hạ tầng. Thực hiện nâng cấp trạm bơm, cống tưới tiêu, bê tông hóa hệ thống kênh mương đối với vùng phát triển nông nghiệp ổn định. Cải tạo trạm bơm lấy nước từ sông Hồng, sông Đào, sông Đáy theo hướng hạ thấp bể hút để có thể bơm nước khi mực nước sông xuống thấp, bảo đảm tưới chủ động cho diện tích canh tác trong vụ xuân.
- Hai là, nghiên cứu, rà soát, bổ sung và nâng cao khả năng tưới và tiêu của các công trình để đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng. Tính toán lại hệ số tưới, tiêu cho phù hợp với nhu cầu sản xuất.
- Ba là, kiên cố hóa, cải tạo tu bổ, sửa chữa máy móc thiết bị và nạo vét khơi thông hệ thống kênh mương do các Công ty TNHH một thành viên KTCTTL Mỹ Thành, Vụ Bản, Ý Yên quản lý nâng cao hiệu suất các công trình, giải quyết vấn đề tưới cho khu Bắc Nam Định, đối với các hệ thống thủy lợi Nghĩa Hưng, Nam Ninh, Xuân Thủy Hải Hậu tiếp tục nạo vét, kiên cố hóa hệ thống kênh mương giảm tổn thất nước. Cải tạo sửa chữa, nâng cấp, xây mới một số công trình đầu mối và công trình nội đồng đảm bảo đạt được hệ số tưới tiêu theo thiết kế. Bổ sung một số trạm bơm tưới, tiêu cho các vùng cao cục bộ nằm rải rác trong khu tưới, tiêu.
78
- Bốn là, việc tiêu ra Sông Hồng, sông Đáy và Sông Đào mới tiêu tự chảy được một phần nhỏ, quy hoạch cần phải bố trí tiêu chủ động bằng các trạm bơm, đặc biệt khu Đông Nam Nam Ninh có địa hình thấp, bổ sung thêm công trình tiêu động lực cho khu vực phía nam huyện Nghĩa Hưng (như xã Nghĩa Hùng, xã Nghĩa Hải...). Cần lợi dụng thủy triều, tận dụng khả năng tiêu tự chảy để sớm chủ động về tiêu cho vùng Nam Điền và lưu vực kênh tiêu Nguyễn Văn Bé thuộc hệ thống thủy nông Xuân Thủy.
- Năm là, các huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Xuân Thủy vào mùa kiệt do mực nước sông hạ thấp, mặn thường tiến sâu vào đất liền gây khó khăn cho công tác lấy nước tưới phục vụ sản xuất. Trong quy hoạch cần tập trung giải quyết vấn đề này, tăng khả năng lấy nước của công trình đầu mối, giảm thời gian cần lấy, tranh thủ đầu nước cao, chất lượng tốt để lấy phục vụ sản xuất, đảm bảo ngả ải đúng thời gian quy định theo quy trình thâm canh.
- Sáu là, việc tính toán tiêu thoát nước cần xem xét đến việc bồi lắng, lấn biển tại vùng cửa sông Hồng và sông Đáy.
- Bảy là, hiện nay việc sử dụng các giống cây trồng ngắn ngày, với canh tác kỹ thuật cao hơn, đòi hỏi nhu cầu cấp và thoát nước trong thời gian ngắn hơn, do đó cần có quy hoạch thủy lợi hợp lý, khoa học. Trước tình hình mực nước sông ngày càng cạn kiệt, các giải pháp công trình (xây mới, sửa chữa, nâng cấp) là cần thiết để nâng cao năng lực tưới tiêu của hệ thống, đặc biệt tăng khả năng tiêu thoát ra biển, tạo nguồn phù sa cân bằng chống sạt lở, cung cấp nước ngọt vùng phía Nam thuộc hệ thống thủy nông Xuân Thủy và khu Kinh tế bãi bồi huyện Nghĩa Hưng.
- Tám là, các khu vực ven biển khi quy hoạch cần chú ý đến phát triển nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối, khai thác và bảo vệ nguồn hải sản như khu vực phía Nam huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu và Giao Thủy.
79
- Chín là, điện khí hóa việc đóng mở các cống tưới, tiêu để tăng hiệu quả lấy nước vào hệ thống và tiêu nước.
- Mười là, việc tính toán Quy hoạch Thủy lợi đến năm 2020 cần gắn với quy hoạch hạ tầng cơ sở như đường sắt, đường cao tốc, đường bộ, khu công nghiệp, đô thị, và các cơ sở hạ tầng khác…Chính vì vậy cần rà soát lại việc phân vùng thủy lợi trên cơ sở sự thay đổi về kết cấu hạ tầng kỹ thuật, định hướng phát triển kinh tế chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp, đặc biệt gắn với điều kiện Biến đổi khí hậu và nước biển dâng theo kịch bản của Bộ tài nguyên môi trường công bố năm 2012.
3.2. Yêu cầu đặt ra đối với các giải pháp tăng cường quản lý khai thác hệ thống công trình Thủy lợi của tỉnh Nam Định
- Nhóm các giải pháp xây dựng trên nền tảng cơ sở lý luận và thực trạng công tác QLKT các hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.
- Giải pháp phải đẩy mạnh việc nâng cao năng lực tưới, tiêu của toàn bộ hệ thống, cải thiện về chất lượng công trình, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong việc QLKT HTCTTL. Song song đó, đưa ra những giải pháp về vi phạm CTTL, về quản lý điều hành hệ thống công trình, cải thiện chất lượng nguồn nước hiện nay đang bị ô nhiễm để phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Giải pháp cũng đưa ra gợi ý về việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào việc hiện đại hóa công tác quản lý điều hành tưới tiêu để nâng cao hiệu quả khai thác HTCTTL.
- Giải pháp phải đảm bảo tính đồng bộ, thông suốt phù hợp với cơ chế và chế độ pháp luật hiện hành của nhà nước, thực trạng công tác quản lý khai thác các công trình Thủy lợi trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.
- Giải pháp phải đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, mang tính khả thi để áp dụng vào thực tiễn trong việc nâng cao công tác quản lý khai thác các HTCTTL trên địa bàn tỉnh Nam Định.
80
3.3. Những thuận lợi, khó khăn và thách thức đối với công tác quản lý khai thác các hệ thống công trình Thủy lợi của Tỉnh trong thời gian tới khai thác các hệ thống công trình Thủy lợi của Tỉnh trong thời gian tới
3.3.1. Thuận lợi
Xu thế hội nhập và toàn cầu hóa trên bình diện quốc tế và khu vực đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ về chiều sâu trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong kinh tế, làm thay đổi cơ bản bộ mặt của đất nước. Cơ chế này cũng tạo ra những điều kiện và cơ hội mới cho ngành Nông nghiệp & PTNT Việt Nam nói chung, cho sự nghiệp củng cố, phát triển công trình Nông nghiệp & PTNT tỉnh Nam Định nói riêng thực hiện những bước tiến đáng kể cả về số lượng và chất lượng.
Ngày 9/10/2009, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định phê duyệt Định hướng Chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam đến năm 2020. Đây là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế-xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng là một căn cứ pháp lý và cũng khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung, trong phát triển thủy lợi nói riêng. Ngày 04/6/2010, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Đây là chương trình đòi hỏi đầu tư nguồn vốn lớn với rất nhiều dự án đầu tư để xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí của Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Đây là nhiệm vụ nặng nề, nhưng cũng là cơ hội to lớn cho đầu tư xây dựng Nông nghiệp & PTNT có bước phát triển mới.
Kinh tế Việt Nam, trong đó có kinh tế nông nghiệp trong những năm gần đây đã có tỷ lệ tăng trưởng khá tốt. Tình hình chính trị, xã hội ổn định, nền kinh tế phát triển theo xu hướng mở cửa và hội nhập, tạo môi trường thuận lợi cho việc đầu tư, đưa các công nghệ tiên tiến vào hoạt động xây dựng
81
cũng như quản lý của các ngành, các đơn vị, trong đó có ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thuỷ lợi là yếu tố đầu tiên cho sự phát triển của cây trồng trong khi đó tỉnh Nam Định là tỉnh phát triển về nông nghiệp nên thuỷ lợi luôn được các đồng chí lãnh đạo tỉnh quan tâm đầu tư rất nhiều thời gian và công sức cho công tác thuỷ lợi.
Nam Định là một tỉnh đồng bằng ven biển, nằm phía Nam đồng bằng sông Hồng, có diện tích tự nhiên là 1651,42 km2 (niên giám thống kê 2010) bằng 0,5% so với cả nước. Địa hình đa dạng vừa có vùng đồng bằng, vừa có vùng đồi núi bán sơn địa, song khá bằng phẳng. Chính nhờ điều kiện tự nhiên và vị trí như vậy đã tạo điệu kiện rất thuận lợi cho Nam Định phát triển kinh tế - xã hội, nhất là sản xuất nông nghiệp, làm muối và nuôi trồng khai thác thuỷ hải sản. Với sự quan tâm của Đảng, các cấp chính quyền cùng với nhân dân, tới nay toàn Tỉnh đã xây dựng hàng nghìn CTTL lớn nhỏ phục vụ ngày càng tốt hơn cho sản xuất nông nghiệp, có điều kiện nâng cao năng suất cây trồng, tăng thu nhập, ổn định và cải thiện đời sống của nhân dân trong tỉnh. CTTL không chỉ phục vụ nông nghiệp mà còn phục vụ nhiều ngành kinh tế khác như thủy sản, du lịch, cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, đô thị v.v...
Công tác quản lý của các sở, ban, nghành có sự chỉ đạo phối hợp chặt chẽ, đồng thời tăng cường liên hệ với nhân dân, nhanh chóng kịp thời phản ánh những bức thiết, sự cần thiết phải đầu tư các công trình thủy lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý.
Nam Định có nguồn tài nguyên nước mặt dồi dào (gồm các sông lớn, hồ chứa) tạo nguồn nước đáng kể phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Tỉnh có điều kiện tự nhiên, sinh thái đa dạng, đất đai màu mỡ, thuận lợi cho phát triển sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội.
82
3.3.2. Khó khăn, thách thức
Chúng ta thực hiện nhiệm vụ Thủy lợi trong tình hình đất nước đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa và trên cơ sở nền tảng của Ngành thủy lợi đã phát triển, bên cạnh những thuận lợi, chúng ta còn có nhiều khó khăn, thách thức lớn sau:
Nhìn chung các công trình thủy lợi được đầu tư từ rất sớm, từ những năm 1960 đến nay hệ thống các công trình thuỷ lợi đã từng bước được đầu tư xây dựng như các trạm bơm lớn, kênh mương, cống dưới đê, hệ thống đê điều... góp phần quan trọng trong việc cải tạo nền nông nghiệp phục vụ tưới tiêu, chống úng, chống hạn, nâng cao năng suất cây trồng. Tuy nhiên một số chỉ tiêu thiết kế đến nay không còn phù hợp với yêu cầu tưới tiêu. Hệ thống công trình thuỷ lợi bị xuống cấp, bồi lắng, lạc hậu, tuy nhiều công trình đã được đầu tư nâng cấp, nhưng nhìn chung còn chưa đồng bộ nên khả năng đáp ứng yêu cầu sản xuất còn nhiều hạn chế.
Do tác động của nhiều nguyên như biến đổi khí hậu, ảnh hưởng điều tiết của các hồ chứa thượng nguồn, xói lở lòng sông nên dòng chảy hạ du sông Hồng bị suy thoái nghiêm trọng. Sự thiếu hụt đầu nước tại các công trình lấy nước rất nghiêm trọng và ngày càng nghiêm trọng hơn. Sự thiếu hụt lưu lượng và hạ thấp mực nước ở phần trung lưu sông Hồng là nguyên nhân làm gia tăng phạm vi xâm nhập mặn ở vùng hạ du và ảnh hưởng đến khả năng lấy nước ở vùng gần cửa sông, đặc biệt là vùng Nam Định. Những nguyên nhân đã phân tích ở trên rất khó khắc phục trong thời gian ngắn nên tình trạng này có thể còn kéo dài trong nhiều năm nữa. Về lâu dài, đối với hệ thống sông Hồng trong mùa khô có hai vấn đề cần phải tìm cách khắc phục đó là tình trạng giảm nguồn nước và tình trạng bị hạ thấp mực nước. Là tỉnh ven biển nên chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng gây ngập
83
úng, hạn hán, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sản xuất, gây hư hỏng các công trình thủy lợi, đặc biệt vùng bịảnh hưởng xâm nhập mặn.