Hòa giải ở Trung Quốc

Một phần của tài liệu Hòa giải cơ sở - qua thực tiễn ở huyện Gia Lâm (Trang 46 - 47)

Chế độ hòa giải của Trung Quốc là hoạt động giải quyết tranh chấp thông qua việc dàn xếp, thuyết phục của bên thứ 3 (không phải là bên tranh chấp) mà hai bên có tranh chấp đạt được thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện theo quy định của pháp luật. Hiện nay, chế độ hòa giải đã hình thành một hệ thống hòa giải, tồn tại dưới 4 hình thức chủ yếu: Hòa giải nhân dân, hòa giải Tòa án, hòa giải hành chính và hòa giải trọng tài.

Trong suốt chiều dài văn hóa - lịch sử 5 nghìn năm của dân tộc Trung Hoa, chế độ hòa giải hiện hữu ở tất cả các mặt của đời sống xã hội như: chính trị, triết học, tôn giáo, lý luận, đạo đức, tỉnh cảm, phong tục tập quán cũng như trong tố chất tâm lý dân tộc; trở thành tài sản tinh thần, thói quen xử thế nhường nhịn lẫn nhau, thân thiện giao hảo với nhau… của dân tộc Trung Hoa. Khi hai bên nảy sinh mâu thuẫn không thể tự mình giải quyết thì họ thường tìm đến sự giúp đỡ, chỉ bảo của người bề trên, họ hàng thân thích hay những người có khả năng xử lý công việc một cách công bằng để giúp họ giải quyết mâu thuẫn mà vẫn giữ được tình cảm thân thiện, giữ cho xã hội được ổn định. Cách giải quyết dân gian này có lợi với sự phát triển lực sản xuất và duy trì nòi giống, bổ sung vào chế độ tư pháp trường thịnh có lịch sử mấy nghìn năm. Cho đến ngày nay, chế độ hòa giải đã hình thành một hệ thống hòa giải với 4 hình thức chủ yếu: Hòa giải nhân dân, hòa giải Tòa án, hòa giải hành chính và hòa giải trọng tài

Hòa giải nhân dân là hình thức hòa giải giữa quần chúng nhân dân với nhau, tranh chấp được hòa giải bởi Ủy ban hòa giải nhân dân, thuộc hòa giải ngoài tố tụng có những nét tương đồng với hòa giải cơ sở ở nước ta. Căn cứ theo quy định của điều 8, điều 9 của "Luật hòa giải nhân dân của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa": Ủy ban thôn, Ủy ban khu phố thành lập Ủy ban hòa giải nhân dân; các đơn vị sự nghiệp doanh nghiệp căn cứ theo nhu cầu để thành lập Ủy ban hòa giải nhân dân. Ủy ban hòa giải nhân dân sẽ có 3 đến 9 ủy

viên, trong đó bầu ra 01 chủ nhiệm, có thể bầu thêm một vài phó chủ nhiệm khi cần thiết. Ủy ban hòa giải nhân dân nên có thành viên là nữ, khu vực có nhiều dân tộc cư trú thì nên có thành viên là người dân tộc thiểu số. Ủy viên của Ủy ban hòa giải nhân dân của Ủy ban thôn, ủy ban khu phố được bầu ra thông qua hội nghị nhân dân thôn hoặc hội nghị đại biểu thôn, hội nghị khu phố; Ủy viên của Ủy ban hòa giải nhân dân thuộc đơn vị sự nghiệp doanh nghiệp được thành lập thông qua đại hội công nhân viên chức, đại hội đại biểu công nhân viên chức hoặc tổ chức công đoàn. Ủy viên Ủy ban hòa giải nhân dân có nhiệm kỳ 3 năm và có thể tham gia nhiệm kỳ mới nếu được bầu lại sau khi hết nhiệm kỳ. Điều 20, 22 thuộc "Quy định những công việc của hòa giải nhân dân" quy định đối với phạm vi hoạt động hòa giải nhân dân., quy định: Ủy ban hòa giải nhân dân hòa giải những tranh chấp giữa nhân dân, bao gồm tranh chấp phát sinh về quyền và nghĩa vụ dân sự giữa công dân với công dân, giữa công dân với pháp nhân và giữa các tổ chức xã hội khác.

Phương thức hòa giải thường dùng có: hòa giải độc lập, hòa giải cộng đồng, hòa giải trực tiếp, hòa giải gián tiếp, hòa giải công khai, hòa giải không công khai, hòa giải liên hợp… Hòa giải độc lập là hòa giải được tiến hành độc lập bởi Ủy ban hòa giải của tổ chức hòa giải tại nơi ở của đương sự hoặc tại nơi phát sinh tranh chấp. Hiện tại cả nước trong 82.4 vạn tổ chức hòa giải nhân dân, trong đó có 67.4 vạn Ủy ban hòa giải nhân dân thôn (phố), 7.9 vạn Ủy ban hòa giải nhân dân đơn vị doanh (sự) nghiệp, 4.2 vạn Ủy ban hòa giải nhân dân huyện (thành phố), 1.2 vạn tổ chức hòa giải nhân dân mang tính chất nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Hòa giải cơ sở - qua thực tiễn ở huyện Gia Lâm (Trang 46 - 47)