Những giải pháp khác

Một phần của tài liệu Hòa giải cơ sở - qua thực tiễn ở huyện Gia Lâm (Trang 97 - 108)

- Ủy ban nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn cần tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, huy động nguồn kinh phí của các tổ chức,

3.2.2. Những giải pháp khác

Trên cơ sở phân tích sâu những điều kiện về tự nhiên, văn hóa, xã hội, truyền thống lịch sử và con người Gia Lâm trong quá khứ và hiện tại cho thấy, trên địa bàn huyện Gia Lâm, khi có tranh chấp, xích mích xảy ra trong nhân dân, phương thức giải quyết thông qua hòa giải vẫn là sự lựa chọn cần

thiết và được ưu tiên hàng đầu. Do vậy, đề xuất những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện Gia Lâm là một yêu cầu khách quan và cần thiết, cụ thể là:

a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp thực hiện của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đối với hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Lãnh đạo công tác hòa giải là nhiệm vụ của các cấp ủy đảng thông qua việc ban hành các chủ trương, đường lối, chính sách, sự gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách đó và sự tích cực tham gia vào tổ chức và hoạt động hòa giải của các tổ chức đảng và đảng viên. Công tác hòa giải cần được xem như một trong những nhiệm vụ chính trị của tổ chức đảng, gắn công tác hòa giải với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Thực tiễn tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở cho thấy ở những nơi mà cấp ủy đảng quan tâm lãnh đạo, chính quyền thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ được giao (ban hành Chỉ thị, kế hoạch, tạo điều kiện về cơ sở vật chất kinh phí…) đối với công tác hòa giải, có mối quan hệ chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh…thì nơi đó công tác hòa giải phát triển, phong trào hòa giải lớn mạnh, tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm giảm, trật tự an ninh xã hội được ổn định, ngược lại nơi nào cấp ủy đảng và chính quyền thiếu quan tâm, thiếu chỉ đạo sát sao thì công tác hòa giải không phát huy được hiệu quả, các mâu thuẫn tranh chấp trong nội bộ nhân dân không được giải quyết kịp thời, dẫn đến tình trạng đơn thư khiếu kiện vượt cấp tràn lan, vi phạm pháp luật và tội phạm diễn ra phức tạp và có hướng gia tăng, an ninh trật tự - xã hội mất ổn định, nhân dân thiếu lòng tin vào Đảng và chính quyền.

Tăng cường công tác hòa giải còn góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong cán bộ và nhân dân. Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường

sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân đã xác định:

Đa dạng cách thức phổ biến, giáo dục pháp luật như tăng cường xuất bản và phát hành sách hỏi đáp pháp luật (kể cả sách song ngữ), tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải, giải quyết khiếu nại, tố cáo…[27].

Công tác hòa giải là công tác vận động của quần chúng. Mối quan hệ mật thiết giữa các cơ quan tư pháp với các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể của quần chúng có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ bảo đảm tính dân chủ trong công tác hòa giải mà còn góp phần gắn kết hoạt động hòa giải với các phong trào của quần chúng, nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải, nhằm tăng cường mối liên hệ giữa nhân dân với nhân dân, giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc - một nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới. Do đó, cần hoàn thiện các quy định về sự quản lý của Nhà nước, tăng cường sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác hòa giải ở cơ sở.

Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện và những chương trình công tác trọng tâm đã xây dựng, đặc biệt là Chương trình 08- CTr/HU về "Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao hiệu quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở giai đoạn 2011 - 2015", Ban Chấp hành Đảng bộ huyện cần có Nghị quyết chuyên đề lãnh đạo hoạt động hòa giải ở cơ sở. Chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền và các ban ngành liên quan tổ chức nghiên cứu, quán triệt, triển khai và tổ chức thực hiện đảm bảo đạt hiệu quả. Hàng năm, xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghị quyết để đưa nghị quyết vào cuộc sống, nâng cao chất lượng hòa giải ở cơ sở góp phần ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên phạm vi toàn huyện.

Ủy ban nhân dân huyện cần ban hành Chỉ thị về nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở và chỉ đạo các phòng, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các xã tổ chức thi hành. Chỉ thị cần tập trung chỉ đạo việc rà soát, kiện toàn đội ngũ hòa giải viên, các tổ hòa giải ở cơ sở, tăng cường công tác tập huấn nghiệp vụ, đẩy mạnh hoạt động phổ biến, giáo dục pháp; tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong huyện cần thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình trong công tác hòa giải ở cơ sở. Mặt trận Tổ quốc huyện và Ban Công tác Mặt trận các thôn cần xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện tốt Luật Mặt trận Tổ quốc và những văn bản liên quan quy định trách nhiệm đối với hoạt động hòa giải ở cơ sở. Các cấp Hội Nông dân trong huyện cần xây dựng kế hoạch thực hiện Chỉ thị 26/2001/CT-TTg và Công văn số 1502/TTg-Vụ.II của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết khiếu nại tố cáo của nông dân.

b) Bảo đảm cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động hòa giải

Công tác hòa giải là công việc vốn dĩ đòi hỏi người hòa giải phải có lòng nhiệt huyết, tận tâm với công việc, đem sự nhiệt tình, cái tâm để giải quyết những việc của người khác không liên quan đến mình. Nếu không có lòng nhiệt tình, tận tâm, người hòa giải sẽ không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình một cách có hiệu quả. Hòa giải mang lại hiệu quả rất lớn trong việc giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn nhỏ trong nội bộ nhân dân, góp phần củng cố tình đoàn kết, thân ái trong nhân dân. Điều đó cũng có nghĩa, để có được những kết quả tích cực đó, hòa giải viên phải dùng những lời lẽ tình cảm chân thành, đạo lý để khuyên nhủ các bên tranh chấp, mặt khác phải giải thích, phân tích những quy định của pháp luật để cho các bên tranh chấp hiểu được việc làm sai trái của mình. Họ phải mất rất nhiều công sức, thời gian, thậm chí có khi nguy hiểm đến sức khỏe, danh dự của người hòa giải. Tuy nhiên, tạo cơ sở vật chất ở đây không có nghĩa là tăng mức trả thù lao cho hòa giải viên

mà là trang bị ở mức tối thiểu những điều kiện làm việc và sinh hoạt của Tổ hòa giải và các tổ viên.

Huyện Gia Lâm hiện có tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, sự phát triển kinh tế xã hội hằng năm ở mức khá đang đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới theo Chương trình công tác trọng tâm số 11-CTr/HU của Huyện ủy Gia Lâm về "Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015", yêu cầu ổn định xã hội để tập trung các nhiệm vụ phát triển kinh tế, giải quyết những vấn đề dân sinh là hết sức quan trọng. Do đó, Ủy ban nhân dân huyện cần nghiên cứu, khảo sát nhu cầu về điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động hòa giải để tổng hợp, báo cáo Hội đồng nhân dân huyện cân đối ngân sách, bổ sung cho hoạt động hòa giải khi chưa có văn bản cụ thể thay thế các văn bản đang thực hiện, theo phương châm không đóng khung số tiền trên một vụ việc theo Quyết định 172 của thành phố Hà Hội và Thông tư 73 nói trên mà theo tiến trình giải quyết cụ thể của từng vụ việc; bên cạnh đó, có chế độ hỗ trợ kinh phí thường xuyên đối với các hòa giải viên.

c) Hoàn thiện các quy định về sự quản lý của Nhà nước, sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác hòa giải ở cơ sở

Bên cạnh việc ban hành chỉ thị nhằm tăng cường hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở, Ủy ban nhân dân huyện cần có sự chỉ đạo Phòng Nội vụ, Phòng Tư pháp và các phòng, ban liên quan ban hành và tham mưu để Ủy ban nhân dân huyện ban hành những văn bản quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện: ví dụ như Quy chế hoạt động của Tổ hòa giải ở cơ sở, hoạt động của hòa giải viên,... Thông qua công tác này, các cơ quan có chức năng trong huyện có điều kiện để nắm bắt sâu hơn tình hình hoạt động của các hòa giải viên hay của những tổ hòa giải và những vấn đề có liên quan đến hoạt động hòa giải ở cơ sở, từ đó có sự quan tâm đầu tư, đề nghị cấp có thẩm quyền đầu tư cho hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện, Hội Nông dân huyện ban hành văn bản phối hợp trong thực hiện công tác hòa giải ở cơ

sở như: Chương trình phối hợp tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ hòa giải,... Chỉ đạo bộ phận chuyên môn ngạch dọc xây dựng những chương trình phối hợp ở cơ sở. Một trong những vấn đề quan trọng của việc ban hành những văn bản phối hợp thực hiện nhiệm vụ trong công tác hòa giải ở cơ sở là phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan trong công tác phối hợp. Định kỳ tổ chức sơ, tổng kết đánh giá kết quả phối hợp của các cơ quan, qua đó kịp thời rút kinh nghiệm những vấn đề còn tồn tại và nhân rộng những thành tích điển hình.

d) Đẩy mạnh việc tuyên truyền pháp luật về vai trò của hòa giải trong đời sống xã hội, phát huy dân chủ ở cơ sở

Thực tiễn đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của hòa giải trong đời sống xã hội, truyền thống đoàn kết, "thương người như thể thương thân"; "lá lành đùm lá rách",... tồn tại từ lâu trong nhân dân ta, hoạt động hòa giải đã góp phần giữ gìn truyền thống đoàn kết trong cộng đồng, tiết kiệm được kinh phí, thời gian, công sức của các đương sự, cơ quan nhà nước; khắc phục tình trạng khiếu kiện và bất đồng trong nhân dân, tạo dựng lòng tin, thúc đẩy quan hệ xã hội phát triển. Đồng thời, hòa giải còn góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân.

Để công tác hòa giải ngày một phát triển, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn đặt ra, cần nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của hòa giải trong đời sống xã hội. Hòa giải không chỉ là một biện pháp giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp mà còn là một hình thức phát huy dân chủ ở cơ sở. Chỉ thị số 30- CT/TW ngày 18 tháng 02 năm 1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện dân chủ ở cơ sở đã chỉ rõ:

Mở rộng các hình thức tự quản của nhân dân, công nhân, cán bộ, công chức tự bàn bạc và thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật những công việc mang tính xã hội hóa, có sự hỗ trợ của chính quyền, cơ quan, đơn vị như xây dựng quy ước, hương ước, làng văn hóa, xây dựng Tổ hòa giải…[26].

Trong giai đoạn xây dựng đất nước hiện nay, đẩy mạnh hoạt động hòa giải ở cơ sở là một hình thức hữu hiệu để triển khai thực hiện Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (khóa XI) về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, phát huy dân chủ ở cơ sở. Thông qua hoạt động của Tổ hòa giải, nhân dân trực tiếp tham gia vào việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong cộng đồng dân cư, góp phần vào việc dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội của địa phương.

e) Đổi mới công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ hòa giải cho tổ viên Tổ hòa giải

Như đã biết hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên bằng việc vận dụng những quy định của pháp luật cũng như những quy phạm đạo đức để giải thích, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trên cơ sở phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội, nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, hàn gắn tình nghĩa trong gia đình, dân cư, phát huy truyền thống đạo đức và các phong tục tập quán tốt đẹp trong nhân dân, hạn chế vi phạm pháp luật ở cơ sở. Các mâu thuẫn, tranh chấp ngày càng đa dạng, phức tạp. Điều đó đòi hỏi hòa giải viên khi tham gia vào quá trình hòa giải phải trang bị cho mình những kiến thức pháp luật nhất định. Nếu hòa giải viên có kiến thức, trình độ am hiểu pháp luật không bằng những đối tượng mà họ tiến hành hòa giải thì việc hòa giải sẽ phản tác dụng, làm cho vụ việc càng thêm phức tạp. Vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cần thiết, những kiến thức về nghiệp vụ hòa giải, kinh nghiệm thực tiễn cho hòa giải viên là một yêu cầu khách quan. Có thể khẳng định rằng, một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả công tác hòa giải là việc nâng cao chất lượng, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ hòa giải cho đội ngũ những người làm công tác hòa giải ở cơ sở.

Thực tế, thời gian qua, việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho nửa triệu cán bộ làm công tác hòa giải là một nhiệm vụ hết sức nặng nề của cơ quan tư pháp các cấp. Do đó cần có sự phối hợp, phân công, phân cấp trong việc tổ chức công tác bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ này. Trên cơ sở hướng dẫn của cấp trên, căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương, Phòng Tư pháp huyện chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho hòa giải viên chung toàn huyện hoặc theo khu vực (theo cụm). Nội dung bồi dưỡng có thể theo từng chuyên đề như: chuyên đề về đất đai, hôn nhân gia đình, các lĩnh vực khác,... Quá trình xây dựng nội dung tập huấn, Phòng Tư pháp huyện cần tổng hợp tình hình hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện, phân tích, tổng hợp nhu cầu của các hòa giải viên, phân lớp, xây dựng dựng nội dung tập huấn cho phù hợp; giáo án tập huấn cần có nhiều bài tập tình huống để các hòa giải viên trao đổi, thảo luận và tiếp thu bài giảng. Về phương pháp tiến hành trong quá trình tập huấn nghiệp vụ hòa giải, cần đẩy mạnh việc trao đổi, thảo luận, xây dựng những nội dung tương tác phù hợp giữa báo cáo viên và học viên, học viên chủ động, tích cực tham gia quá trình tập huấn, tránh tình trạng tập huấn hình thức, không hiệu quả. Về báo cáo viên trong các lớp tập huấn nghiệp vụ phải là những người am hiểu về công tác hòa giải cơ sở, am hiểu pháp luật, chú trọng mời những báo cáo viên có kinh nghiệm thực tiễn trong công tác hòa giải cơ sở, có thể lựa chọn

Một phần của tài liệu Hòa giải cơ sở - qua thực tiễn ở huyện Gia Lâm (Trang 97 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)