Hòa giải ở Thái Lan

Một phần của tài liệu Hòa giải cơ sở - qua thực tiễn ở huyện Gia Lâm (Trang 47 - 49)

Ở Thái Lan hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp được ưa chuộng hơn so với tòa án. Hòa giải được nâng đỡ bởi các giá trị và niềm tin cơ bản trong xã hội, ví dụ như tư tưởng khoan dung của đạo Phật, thái độ tôn kính người cao tuổi, tâm lý thích dàn hòa, sự tuân thủ tôn ti trật tự trong xã hội và chế độ gia trưởng. Trước đây, ở nông thôn Thái Lan, khi có tranh chấp xảy ra, các bên thường đưa nhau đến một người cao tuổi mà cả hai đều nể

trọng để được phân xử. Kết quả dù thắng hay thua, các bên đều sẽ chấp nhận mà không có tranh cãi gì. Bên thua sẽ tự nguyện thi hành quyết định bởi nếu không, người đó sẽ bị xã hội lên án. Hơn nữa, bên thua cũng không muốn bị mất thể diện trước một người cao tuổi. Nhờ đó, quan hệ giữa các bên không bị tổn hại và cộng đồng vẫn giữ được trạng thái bình yên. Phương pháp mà người cao tuổi sử dụng để giải quyết tranh chấp rất đơn giản: Thương lượng là biện pháp được sử dụng đầu tiên. Nếu các bên không giải quyết được bất đồng bằng thương lượng, người cao tuổi sẽ đưa ra quyết định. Về mặt pháp lý, quyết định này không có hiệu lực bắt buộc, nhưng trên thực tế, áp lực dư luận xã hội và sự chi phối của các giá trị xã hội cơ bản khiến cho không bên nào muốn làm trái với quyết định đó. Phương pháp này có rất nhiều điểm tương đồng với khái niệm hòa giải theo cách hiểu hiện đại. Ngày nay, tuy xã hội Thái Lan đã có nhiều thay đổi, nhưng phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống nói trên vẫn duy trì được vị trí của nó trong đời sống người dân Thái Lan.

Các hình thức hòa giải ở Thái Lan hiện tại bao gồm: Hòa giải gắn với tòa án (court-annexed mediation), hòa giải do chính quyền địa phương tiến hành, Hòa giải trong các cơ quan nhà nước. Việc hòa giải do chính quyền địa phương tiến hành, hòa giải trong các cơ quan nhà nước về cơ bản giống như hòa giải trước đây trong lịch sử, tuy nhiên phương thức này ngày càng được pháp luật quy định cụ thể và chặt chẽ hơn, ví dụ như: "Huyện trưởng có quyền hòa giải tranh chấp có giá trị không quá 20.000 bạt, còn hội đồng thôn (bản) có thể hòa giải bất kỳ tranh chấp dân sự nào phát sinh trong cộng đồng,..." [80].

Một trong những điểm khác biệt trong hoạt động hòa giải gắn với tòa án tại Thái Lan đó là: pháp luật cho phép tòa án chuyển tranh chấp về không thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng vay sang thủ tục hòa giải, do Trung tâm Hòa giải thuộc Phòng Giải quyết tranh chấp thay thế (Phòng ADR) nằm trong Văn phòng Tòa án Công lý đảm nhiệm nhằm giải quyết vấn đề quá tải trong hoạt động xét xử của Tòa án. Phòng ADR chịu trách nhiệm phát triển các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án, và nắm giữ danh sách các

hòa giải viên được phép đăng ký hoạt động và đã được đào tạo theo các chương trình do Phòng ADR tổ chức. Hầu hết các hòa giải viên này có kiến thức chuyên sâu về tín dụng, tài chính. Nếu các bên đạt được thỏa thuận, Phòng ADR sẽ chuyển vụ án trở lại tòa án để tòa án ra phán quyết ghi nhận thỏa thuận đó. Nếu hòa giải không thành, vụ án cũng được gửi trả lại tòa án để tiếp tục quá trình tố tụng. Phòng ADR đã giúp các tòa án thành lập trung tâm hòa giải, và ban hành hướng dẫn về thành lập các trung tâm hòa giải này để các tòa án trong cả nước thực hiện một cách thống nhất. Các trung tâm tiến hành hòa giải tất cả các loại việc dân sự và thương mại, ví dụ: tranh chấp hợp đồng cho vay, thuê - mua, tranh chấp đất đai, nợ thẻ tín dụng, thừa kế, tranh chấp hôn nhân gia đình…

Một phần của tài liệu Hòa giải cơ sở - qua thực tiễn ở huyện Gia Lâm (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)