Hòa giải ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Một phần của tài liệu Hòa giải cơ sở - qua thực tiễn ở huyện Gia Lâm (Trang 49 - 51)

Hiện nay, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào coi công tác hòa giải là vấn đề đầu tiên cần phải tổ chức thực hiện trong quá trình giải quyết vi phạm pháp luật và tranh chấp. Đảng và Nhà nước Lào có chính sách tổ chức và hoạt động hòa giải thông qua "các quyết định và pháp luật" nhằm giữ gìn

đoàn kết trong nội bộ nhân dân, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư. Pháp luật nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào cũng quy định cụ thể phạm vi được của hoạt động hòa giải, theo đó: những tranh chấp được phép áp dụng quá trình hòa giải là tranh chấp dân sự liên quan đến lợi ích riêng của cá nhân mà không ảnh hưởng tới trật tự xã hội và lợi ích chung của đất nước; đối với vi phạm về hình sự, các đường sự không có quyền đề nghị tổ chức hòa giải, dù hai bên cùng tự nguyện trừ trường hợp vi phạm nhẹ không gây ảnh hưởng lớn cho xã hội như: Xâm hại cơ thể mà không bị đau và không bị tổn thương, cãi nhau, nói xấu về người chết, vi phạm quyền của họ hàng (Điều 22 Luật Hình sự Lào) mới được phép hòa giải; ngoài ra vi phạm hành chính cũng được phép hòa giải. Các cơ quan có quyền và nhiệm vụ hòa giải gồm có 4 loại như: Hòa giải của nhân dân ở bản; Hòa giải ở phòng Tư pháp huyện; Hòa giải ở Trung tâm giải quyết tranh chấp kinh tế (arbitration); Hòa giải ở tòa án (theo Điều 79 của Luật tố tụng dân sự Lào - sửa đổi bổ sung). Trong các hình thức hòa giải trên thì hòa giải nhân dân có nhiều nét tương đồng với hòa giải ở cơ sở của nước ta. Tổ hòa giải tranh chấp cấp bản nhằm thành lập cấp cơ sở ở cấp bản thành hệ thống tổ chức tư pháp để giải quyết các tranh chấp của nhân dân xảy ra trong bản bằng cách hài hòa giữa các bên, giúp chính quyền cấp bản phổ biến, giáo dục cho nhân dân về ý thức chấp hành và thực thi pháp luật, các quy chế bản đảm bảo sự bình đẳng trên cơ sở quy định của pháp luật, bảo đảm và phát huy sự đoàn kết trong gia đình và nhân dân các bộ tộc trong bản, góp phần xây dựng bản phát triển toàn diện. Tuy nhiên, một điểm khác với nước ta đó là, Tổ hòa giải tranh chấp cấp bản ở Lào được phép thu phí dịch vụ với các đương sự 100.000 kíp/vụ (theo quy định trong pháp lệnh của Chủ tịch nước số 03, ngày 19 tháng 11 năm 2008 về phí và phí dịch vụ là do các đương sự phải chịu, mỗi bên nộp một nửa - 50.000 kíp) và có quyền được hưởng sử dụng tiền công lao động bằng cách sử dụng chi phí dịch vụ đã thu được từ các đương sự.

Một phần của tài liệu Hòa giải cơ sở - qua thực tiễn ở huyện Gia Lâm (Trang 49 - 51)