- Giải quyết thông qua trọng tài: Trọng tài là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án được các bên lựa chọn để giải quyết
2.3.2. Quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở trên địabàn
Từ khi Pháp lệnh về hòa giải được ban hành, công tác quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở của huyện đi vào nề nếp, tạo điều kiện để tổ chức và hoạt động của Tổ hòa giải ngày càng phát triển.
a) Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn
Trên cơ sở Pháp lệnh về hòa giải, ngày 18/10/1999, Nghị định số 160/1999/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở và những văn bản pháp luật khác của Trung ương và Thành phố, sự hướng dẫn nghiệp vụ của các cơ quan chuyên môn cấp trên, hằng năm các cơ quan tư pháp của huyện Gia Lâm đều tham mưu giúp Ủy ban nhân dân từ huyện xuống cơ sở thống nhất quản lý nhà nước về công tác hòa giải trong phạm vi toàn huyện. Ủy ban nhân dân huyện và các xã, thị trấn đã ban hành nhiều công văn hướng dẫn việc củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổ hòa giải; xây dựng và phát hành Bộ biểu mẫu thống kê về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, bảo đảm cho công tác thống kê, báo cáo đi vào nề nếp, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
b) Việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác hòa giải ở cơ sở
Trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, nhưng Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn cố gắng tạo những điều kiện vật chất chất cần thiết cho công tác hòa giải ở cơ sở. Thực hiện nghiêm túc Thông tư 63/2005/TT-BTC ngày 5/8/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý
và sử dụng kinh phí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó có quy định cụ thể nội dung chi và mức chi cho công tác hòa giải ở cơ sở và Quyết định 172/2002/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2002 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động hòa giải tại xã, phường, thị trấn của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Ngoài ra, hằng năm, trong các chương trình tập huấn nghiệp vụ công tác hòa giải cho các hòa giải viên, Ủy ban nhân dân huyện thường xuyên triển khai việc thực hiện 02 văn bản trên, qua đó, giúp các hòa giải viên, các tổ hòa giải thực hiện tốt văn bản. Trong chương trình tập huấn nghiệp vụ chủ tài khoản và kế toán ngân sách xã, thị trấn, hằng năm và trong việc hướng dẫn lập dự toán kinh phí hoạt động, Ủy ban nhân dân huyện đều hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn lập dự toán kinh phí chi cho hoạt động hòa giải, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn. Trong các kỳ thẩm định quyết toán ngân sách năm, cơ quan Tài chính huyện kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh những đơn vị thực hiện chưa nghiêm túc chế độ tài chính chi cho hoạt động hòa giải. Chính sự quan tâm về điều kiện, cơ sở vật chất tới hoạt động của các hòa giải viên và các tổ hòa giải của huyện đã cổ vũ, động viên, khích lệ rất lớn đối với những người làm công tác hòa giải ở cơ sở, góp phần không nhỏ vào những kết quả của hoạt động hòa giải trên địa bàn.
Thực hiện Thông tư 63/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính (sau này là Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP, ngày 14 tháng 05 năm 2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính Hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật); Quyết định 172/2002/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, hằng năm, Ủy ban nhân dân huyện đều dự toán ngân sách chi hỗ trợ cho hoạt động của các tổ hòa giải (186 tổ) với tổng mức kinh phí trên 500 triệu đồng, trong đó chưa bao gồm việc đầu tư cơ sở vật chất như: sách, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, tờ rơi, tờ gấp, các văn bản pháp luật,… Bên cạnh việc đầu tư kinh phí hỗ trợ
hoạt động cho tổ hòa giải, Ủy ban nhân dân huyện còn dành nguồn kinh phí để đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động hòa giải, cho việc tập huấn nghiệp vụ hòa giải và cho các hội thi, hội thảo chuyên đề về công tác hòa giải cơ sở theo đề xuất của Phòng Tư pháp huyện và sự chỉ đạo của Sở Tư pháp thành phố.
c) Biên soạn tài liệu, tổ chức bồi dưỡng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao nghiệp vụ cho người làm công tác hòa giải
Để nâng cao kiến thức pháp luật và nghiệp vụ cho hòa giải viên, nhằm tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở, việc bồi dưỡng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải và cung cấp tài liệu cho các thành viên Tổ hòa giải được đặc biệt quan tâm, nhất là những năm gần đây. Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo Hội đồng phối hợp công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của huyện và các xã, thị trấn cung cấp nhiều tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ do cấp trên ban hành, như:
- Cẩm nang bồi dưỡng cho hòa giải viên cung cấp cho các hòa giải viên, cán bộ tư pháp các kiến thức pháp luật cần thiết trong hòa giải, hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải, phổ biến kinh nghiệm hòa giải thông qua các vụ việc hòa giải điển hình trong thực tiễn.
- Tài liệu tập huấn về quản lý công tác hòa giải ở cơ sở cung cấp kỹ năng, phương pháp quản lý công tác hòa giải, hướng dẫn cán bộ tư pháp địa phương về phương pháp tập huấn, bồi dưỡng để họ truyền tải những nội dung của Cẩm nang đến các hòa giải viên một cách hiệu quả (trong đó giới thiệu phương pháp tập huấn cùng tham gia - một phương pháp mới, phù hợp với năng lực và trình độ của các hòa giải viên cơ sở).
Bên cạnh đó, để từng bước nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ hòa giải của tổ trưởng và hòa giải viên. Ủy ban nhân dân huyện căn cứ vào chương trình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
hàng năm và hướng dẫn của Sở Tư pháp thành phố, tổ chức các lớp bồi dưỡng và tập huấn về đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, kỹ năng nghiệp vụ hòa giải cho hơn 3.500 lượt tổ trưởng và các hòa giải viên. Nội dung tập huấn nghiệp vụ về công tác hòa giải ở cơ sở tập trung vào các nội dung cơ bản của Pháp lệnh về tổ chức hoạt động hòa giải cơ sở và Nghị định 160/NĐ-CP ngày 18/10/1999 hướng dẫn một số điều của Pháp lệnh, kỹ năng hòa giải cơ sở, các tình huống tranh chấp và việc áp dụng các văn bản pháp luật liên quan như: Bộ luật dân sự, Luật đất đai, Luật hôn nhân gia đình, Luật xây dựng, Luật bình đẳng giới, Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính…
Nhìn chung, công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ hòa giải cho Hòa giải viên đã đi vào nề nếp, góp phần nâng cao kiến thức và kỹ năng hòa giải cho Hòa giải viên. Ngoài ra còn tổ chức lớp tập huấn riêng cho những hòa giải viên mới được kiện toàn. Bên cạnh việc cung cấp đầy đủ các tài liệu do ngành Tư pháp biên soạn, in ấn phát hành hướng dẫn nghiệp vụ hòa giải cho các tổ hòa giải, Hội đồng Phối hợp công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật huyện hằng năm đều phát hành bộ tờ rơi, tờ gấp về kỹ năng, nghiệp vụ, phạm vi hòa giải,… để cấp phát xuống các xã, thị trấn, các thôn, tổ dân phố, qua đó nâng cao nghiệp vụ cho các hòa giải viên cũng như trách nhiệm của cả cộng đồng với công tác hòa giải.
Bên cạnh việc tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các hòa giải viên thường niên, Ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức thành công nhiều Hội thi "Hòa giải viên giỏi" trên địa bàn. Thông qua việc tổ chức hội thi, góp phần nâng cao kiến thức pháp luật, nghiệp vụ cho cán bộ hòa giải. Mặt khác, Hội thi cũng là dịp để các hòa giải viên gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, giao lưu văn hóa pháp lý; biểu dương những điển hình xuất sắc trong hoạt động hòa giải trong huyện qua đó tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng phong trào hòa giải ở cơ sở. Hội thi thu được kết quả tốt, được các ngành, các cấp và nhân dân đánh giá cao, góp phần động viên, khích lệ tinh thần để các hòa giải viên thêm nhiệt
tình, hăng hái hoàn thành tốt nhiệm vụ hòa giải, thiết thực phục vụ tốt hơn cho cuộc sống. Nhiều năm, hòa giải viên giỏi của huyện Gia Lâm đi thi và đạt giải cao của thành phố Hà Nội.
Ngoài ra, để nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ hòa giải viên, các địa phương còn có nhiều cách làm sáng tạo như tổ chức thi tìm hiểu pháp luật cho hòa giải viên, tổ chức cho các hòa giải viên tọa đàm, trao đổi việc xử lý những tranh chấp cụ thể phát sinh từ thực tế và giải đáp vướng mắc hòa giải viên nêu ra, thực hiện giao ban định kỳ ở các Tổ hòa giải, lồng ghép vào các buổi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ ở khu dân cư, tổ chức cho các hòa giải viên áp dụng kiến thức vừa được tập huấn, sử dụng cẩm nang hòa giải vào giải quyết vụ việc thực tiễn dưới sự hướng dẫn của cán bộ tư pháp, tổ chức tòa đàm, trao đổi kinh nghiệm hòa giải đặc biệt là giữa những hòa giải viên lâu năm, nhiều kinh nghiệm với những hòa giải viên mới tham gia công tác. Huyện Gia Lâm đã từng có hòa giải viên được đi báo cáo nghiệp vụ hòa giải tại Hội nghị Hòa giải toàn quốc năm 1998 do Bộ Tư pháp tổ chức.
d) Kiểm tra, đôn đốc công tác hòa giải
Ủy ban nhân dân huyện thường xuyên chỉ đạo phòng Tư pháp (cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở) nắm bắt tình hình, hướng dẫn ban Tư pháp triển khai thực hiện các quy định về công tác hòa giải trên địa bàn; tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân huyện biện pháp kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ hòa giải.
Phòng Tư pháp và Ban Tư pháp các xã, thị trấn định kỳ hàng năm hoặc 6 tháng đã tiến hành kiểm tra công tác hòa giải ở cơ sở và thường được thực hiện là một nội dung trong kiểm tra công tác tư pháp. Qua kiểm tra giúp cho cơ quan Tư pháp nắm được tình hình hoạt động của các tổ hòa giải và tổ viên Tổ hòa giải, những tồn tại, vướng mắc trên thực tế, từ đó có những giải pháp khắc phục kịp thời. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, đôn đốc về tổ chức
và hoạt động hòa giải ở cơ sở còn giúp cho cơ quan quản lý nhà nước phát hiện những cách làm hay, mô hình hiệu quả để nhân rộng trên địa bàn.
đ) Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác hòa giải
Để đánh giá toàn diện thực trạng công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện, rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm tăng cường hiệu hoạt động hòa giải, hằng năm Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trên địabàn huyện đều có sơ, tổng kết công tác tư pháp và công tác hòa giải. Việc sơ kết công tác hòa giải được tiến hành ở cấp huyện lồng trong nội dung sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm. Riêng việc tổng kết hoạt động hòa giải hằng năm được tiến hành riêng biệt, nằm trong các hoạt động tổng kết tiến tới hoạt động tổng kết công tác tư pháp năm, như tổng kết hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, Tổng kết hoạt động Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự,… Hội nghị tổng kết công tác hòa giải hằng năm của Huyện thành phần được mời tới các đồng chí là tổ trưởng Tổ hòa giải, Trưởng Ban Hòa giải cấp xã, cán bộ tư pháp, lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các xã, thị trấn và những thành phần liên quan trên huyện. Qua tổng kết, động viên khen thưởng những tập thể, cá nhân làm tốt, đồng thời nhắc nhở những đơn vị kết quả còn hạn chế, đồng thời giải đáp những ý kiến thắc mắc của cơ sở trong hoạt động hòa giải như vấn đề nghiệp vụ hay chế độ, chính sách liên quan,…
e) Khen thưởng
Việc khen thưởng, biểu dương các tổ chức và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác hòa giải ở địa phương được thực hiện hàng năm tại Hội nghị tổng kết công tác tư pháp, công tác hòa giải. Hoạt động hòa giải là hoạt động tự nguyện, những người tham gia công tác này không vì lợi ích kinh tế, mà giá trị tinh thần đối với họ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, do đó, trong những năm qua, các cấp chính quyền của huyện rất quan tâm tới công tác khen thưởng đối với hoạt động hòa giải, thể hiện sự ghi nhận của Nhà
nước, sự tôn vinh của nhân dân đối với những đóng góp của những người làm công tác hòa giải đối với cộng đồng xã hội, là nguồn động viên to lớn nhất đối với những người làm công tác hòa giải.
f) Sự phối hợp giữa cơ quan Tư pháp với Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên của mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở
Thực hiện Kế hoạch liên tịch số 01/HD-LT ngày 25 tháng 11 năm 2005 của Sở Tư pháp và Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố ban hành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên mặt trận Tổ quốc huyện đã phối hợp chặt với Ủy ban nhân dân huyện, cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về công tác hòa giải, lập kế hoạch và chương trình công tác hàng năm gắn trách nhiệm và phân công cụ thể trách nhiệm phối hợp của từng đơn vị trong việc chỉ đạo, tạo điều kiện để các xã, thị trấn xây dựng, củng cố tổ hòa giải, và các tổ chức hòa giải khác của nhân dân, tạo điều kiện cho hoạt động hòa giải ở cơ sở và tham gia hòa giải theo quy định. Bên cạnh đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện còn phối hợp với các phòng ban chuyên môn, chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các xã, thị trấn, Ban Công tác mặt trận các thôn, tổ dân cư đẩy mạnh việc thực hiện Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (khóa XI) về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Chương trình số 08-CTr/HU ngày 18 tháng 02 năm 2011 của Huyện ủy Gia Lâm về "Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, giai đoạn 2011-2015" đã góp phần không nhỏ củng cố hoạt động của các tổ hòa giải cơ sở cũng như nâng cao kết của hòa giải thành của địa phương.
Bên cạnh Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, thì Hội Nông dân các cấp trong huyện cũng tham gia tích cực vào hoạt động hòa giải ở cơ sở. Những năm qua, việc thực hiện Chỉ thị 26/2001/CT-TTg ngày 09 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạo điều kiện để Hội Nông dân các cấp tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân đã góp phần quan trọng vào việc ổn
định tình hình an ninh, trật tự xã hội ở nông thôn. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của tình hình khiếu nại, tố cáo ở các xã, thị trấn trong huyện, nhất là khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt