Nâng cao năng lực quản lý của cơ quan Tư pháp huyện và đội ngũ cán bộ tư pháp xã, thị trấn đối với công tác hòa giải ở cơ sở

Một phần của tài liệu Hòa giải cơ sở - qua thực tiễn ở huyện Gia Lâm (Trang 89 - 90)

- Giải quyết thông qua trọng tài: Trọng tài là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án được các bên lựa chọn để giải quyết

3.1.2. Nâng cao năng lực quản lý của cơ quan Tư pháp huyện và đội ngũ cán bộ tư pháp xã, thị trấn đối với công tác hòa giải ở cơ sở

đội ngũ cán bộ tư pháp xã, thị trấn đối với công tác hòa giải ở cơ sở

- Với chức năng tham mưu cho chính quyền cấp huyện và cấp xã thực hiện việc quản lý nhà nước đối với hoạt động hòa giải ở cơ sở; Phòng Tư pháp huyện và Ban Tư pháp các xã, thị trấn cần được củng cố, kiện toàn và thường xuyên bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ để có thể thực hiện tốt chức năng tham mưu này.

- Đối với, Phòng Tư pháp huyện Gia Lâm, cần tiếp tục kiện toàn đủ 07/07 cán bộ theo định biên được giao. Tiếp tục kiến nghị, đề xuất cấp trên giao bổ sung biên chế để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu công việc ngày càng tăng. Đối với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, cần kiện toàn đội ngũ cán bộ tư pháp đầy đủ theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức ở xã, phường, thị trấn, đặc biệt tuyển đủ cán bộ tư pháp đối với những xã, thị trấn được giao định biên 02 cán bộ tư pháp. Tiếp tục kiến nghị lên cấp trên bổ sung biên chế tư pháp cho khối xã, thị trấn, đối với những xã đặc thù, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện xin tuyển thêm cán bộ làm công tác tư pháp dưới hình thức hợp đồng để đáp ứng được yêu cầu công việc ngày càng tăng. Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn cần phân công cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ theo dõi, quản lý, hướng dẫn công tác hòa giải ở cơ sở của đơn vị.

Một phần của tài liệu Hòa giải cơ sở - qua thực tiễn ở huyện Gia Lâm (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)