Những khó khăn, bất cập trong việc giải quyết cho ngƣời nƣớc

Một phần của tài liệu Thực trạng và triển vọng của Việt Nam trong gia nhập và thực thi Công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế (Trang 72)

ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi trƣớc yêu cầu thực thi Công ƣớc Lahay

Gia nhập Công ước Lahay đối với Việt Nam là một việc làm thiết thực, mang lại nhiều cơ hội thuận lợi cho Việt Nam trong công tác cho – nhận con nuôi nước ngoài. Tuy nhiên để thực thi hiệu qủa Công ước, chúng ta cần nhìn thẳng vào thực tế để có những đánh giá trung thực những khó khăn, bất cập trong việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài, từ đó có những phương án khắc phục, tạo thế chủ động trong việc cho – nhận trẻ em làm con nuôi tại các nước thành viên sau khi Việt Nam gia nhập Công ước.

3.1.1 Về chức năng, quyền hạn của Cơ quan Trung ƣơng về Con nuôi quốc tế

Thứ nhất, Cục Con nuôi quốc tế Việt Nam chưa có đủ thẩm quyền cần thiết. Theo quy định của Công ước Lahay và thực tiễn ở các nước thành viên cho

73

thấy, mỗi quốc gia thành viên phải có một cơ quan Trung ương về con nuôi quốc tế có đủ khả năng để có thể thực hiện một cách có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Kinh nghiệm của các Nước Gốc cho thấy, Cơ quan Trung ương về Con nuôi quốc tế thường là cơ quan thuộc một Bộ, ngành nào đó của Trung ương ( như Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động). Đây là cơ quan có đầy đủ thẩm quyền và chức năng trong việc xem xét, thẩm định hồ sơ giải quyết việc người nước ngoài nhận trẻ em làm con nuôi. Một số nước ở châu Á như Trung Quốc, Philippines, Hàn Quốc… (là những nước chủ yếu cho trẻ em đi làm con nuôi nước ngoài) đều có Cơ quan Trung ương thuộc loại này.

Thẩm quyền giải quyết việc cho trẻ em làm con nuôi ở các nước cũng khác nhau. Ở Hàn quốc việc đăng ký nuôi con nuôi được tiến hành tại Tòa dân sự địa phương nơi đứa trẻ cư trú, sau đó xin phép xuất cảnh cho trẻ em tại Bộ Y tế và Xã hội. Cuối cùng Bộ Tư pháp sẽ cấp phép cho đứa trẻ đó thôi quốc tịch Hàn Quốc trước khi chính thức rời khỏi Hàn Quốc để nhập cảnh nước nhận con nuôi. Còn ở Trung Quốc, sau khi Cơ quan Trung ương về Con nuôi quốc tế đồng ý thì cha mẹ nuôi sẽ đăng ký việc nhận con nuôi tại Sở Dân chính thuộc chính quyền cấp tỉnh, sau đó tiến hành công chứng việc nuôi con nuôi tại Phòng Công chứng nhà nước trước khi làm thủ tục xuất cảnh cho đứa trẻ. Như vậy là vai trò của Cơ quan Trung ương về con nuôi quốc tế ở Trung Quốc và Hàn Quốc là rất lớn.

Trong khi đó ở Việt Nam việc người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi được tiến hành bằng cách thủ tục hành chính, thông qua quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh ký. Cục Con nuôi quốc tế (Bộ Tư pháp) chỉ thực hiện chức năng thống nhất quản lý nhà nước về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và trực tiếp tham gia vào việc xem xét, cho ý kiến giải quyết đối với các hồ sơ cụ thể.

Như vậy vấn đề bất cập hiện nay là, Cục Con nuôi quốc tế (Bộ Tư pháp) không trực tiếp quyết định việc cho trẻ em làm con nuôi, mà chỉ kiểm tra hồ sơ và cho ý kiến để Sở Tư pháp trình UBND cấp tỉnh quyết định. Trong trường hợp

74

ý kiến của Cục khác với ý kiến của Sở Tư pháp và của UBND tỉnh thì sự việc sẽ trở nên phức tạp hơn. Trên thực tế, việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có thể sẽ không được giải quyết. Do đó cần thiết phải phân định một cách rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của Cục Con nuôi quốc tế với Sở Tư pháp và UBND cấp tỉnh hiện nay, cũng như tạo một cơ chế phối hợp có hiệu quả để giải quyết vấn đề.

3.1.2 Nhận thức của cộng đồng và chính quyền địa phƣơng về vấn đề nuôi con nuôi

Một trong những bất cập, tồn tại cơ bản là trong xã hội, các cơ quan nhà nước và trong nhân dân còn nhận thức chưa đúng về vấn đề nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi quốc tế nói riêng, nhất là về tính nhân đạo, nhân văn và các vấn đề pháp lý có liên quan. Vì có sự nhận thức chưa đúng, nên lĩnh vực con nuôi quốc tế nhận được sự quan tâm, chỉ đạo rất khác nhau ở các cấp ủy và chính quyền địa phương. Có những địa phương rất tạo điều kiện giải quyết thông thoáng, nhanh chóng, nhưng có địa phương thì rất khó khăn, thậm chí không ủng hộ lĩnh vực này.

Công tác tuyên truyền, phổ biến trong nội dung này nhìn chung còn yếu, chưa được quan tâm đúng mức, chưa thực hiện thường xuyên và thống nhất ở các địa phương. Công tác tập huấn, tổ chức hội nghị chuyên đề, mặc dù hằng năm vẫn được Cục con nuôi, Bộ Tư pháp quan tâm, nhưng tổ chức không nhiều và không đều, kết quả còn hạn chế.

Một quyết định không được cân nhắc kỹ lưỡng, thiếu chính xác, một hành vi thiếu tính nhân đạo hoặc trục lợi sẽ gây hậu quả khôn lường không những đối với trẻ em, người xin con nuôi mà thậm chí đến quan hệ giữa nước cho con nuôi và nước nhận con nuôi. Một nhận thức không đúng về vấn đề nuôi con nuôi có thể dẫn đến việc một cá nhân góp phần làm sai lệch giấy tờ nguồn gốc của trẻ, một cán bộ nhà nước có thể tiếp tay cho những hành vi trục lợi liên quan đến

75

việc cho trẻ em làm con nuôi, xâm hại đến quyền và lợi ích cơ bản của trẻ em, gây ra hậu quả khôn lường cho xã hội.

Việc cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài là vấn đề cực kỳ hệ trọng, liên quan đến số phận trẻ em phải sống xa quê hương của mình và hậu quả còn kéo dài hàng chục năm sau đó. Tuy nhiên về phương diện xã hội, chúng ta còn có rất ít tài liệu, sách báo đề cập đến lĩnh vực này. Điều này khiến cho nhận thức của người dân về lĩnh vực con nuôi quốc tế ngày càng mơ hồ.

3.1.3 Vấn đề con nuôi chƣa đƣợc xã hội hóa ở Việt Nam

Hiện nay Việt Nam chưa có tổ chức con nuôi trong nước và đây là một khó khăn lớn đối với Việt Nam khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Công ước Lahay. Các nước cho trẻ em làm con nuôi hiện nay như Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc… đều có tổ chức con nuôi trong nước và đây là tổ chức được ủy quyền để giúp cơ quan Trung ương về Con nuôi quốc tế thực hiện hoạt động trong khuôn khổ Công ước Lahay. Tuy nhiên chúng ta cũng hiểu việc cho phép thành lập một tổ chức phi chính phủ của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi cần phải tính toán, xem xét kỹ càng. Nhưng từ thực tiễn của các nước thành viên Công ước Lahay cho thấy, tổ chức con nuôi được ủy quyền đã làm khá tốt công việc của mình từ việc điều tra xã hội về hoàn cảnh, điều kiện của cha mẹ nuôi, con nuôi đến việc định hướng, hỗ trợ nhân đạo cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, con nuôi…

Trong khi Việt Nam chưa có tổ chức con nuôi trong nước nên những công việc liên quan đến giới thiệu trẻ em, liên hệ với người xin nhận con nuôi, xác minh hoàn cảnh gia đình…đều do các Trung tâm nuôi dưỡng và Bảo trợ trẻ em, Sở Tư pháp hay cơ quan Công an tiến hành. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, các cơ quan chính quyền địa phương không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ này được. Khi vấn đề nuôi con nuôi vẫn chưa được xã hội hóa, vẫn coi đây là công việc của nhà nước, thì tiến độ giải quyết các hồ sơ cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi còn gặp nhiều hạn chế, chưa thể đáp ứng được yêu cầu của thực tế.

76

3.1.4 Hiện tƣợng môi giới, trung gian bất hợp pháp trong việc nhận con nuôi

Hoạt động môi giới, trung gian về nuôi con nuôi là hiện tượng tồn tại ở khá nhiều nước. Ở Việt Nam, bên cạnh những mặt tích cực thì môi giới, trung gian về nuôi con nuôi còn tồn tại khá nhiều tồn tại bất cập. Nhiều hoạt động môi giới, trung gian tỏ ra công khai, bất chấp pháp luật chỉ nhằm mục đích kiếm lời.

Nguyên nhân của tình trạng này có rất nhiều nhưng về cơ bản là vì Việt Nam chưa cho phép thành lập tổ chức con nuôi trong nước hoạt động trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, lợi nhuận thu được từ những vụ buôn bán, môi giới trẻ em này cũng được coi là động cơ chính, trong khi sự quản lý, kiểm tra, thanh tra và xử lý của chúng ta còn nhiều hạn chế. Cùng với đó, sự tiếp tay, đồng tình của những người trực tiếp tham gia vào việc giải quyết nuôi con nuôi, đã làm cho tình trạng môi giới, trung gian trở nên khó kiểm soát. Những khoản thu lợi bất chính cũng phát sinh từ đây. Nếu chúng ta không có giải pháp kiên quyết để hạn chế và khắc phục hiện tượng này thì sẽ gây khó khăn cho Việt Nam trong việc thực thi hiệu quả Công ước, vì Việt Nam đã là thành viên của Công ước thì công dân của các nước thành viên khác sẽ vào xin con nuôi Việt Nam, khi đó hoạt động môi giới, trung gian về nuôi con nuôi vì động cơ lợi nhuận, sẽ vô cùng khó kiểm soát.

3.1.5 Thái độ của các nƣớc thành viên khi Việt Nam gia nhập và thực thi Công ƣớc Lahay năm 1993

Khi Việt Nam đã là thành viên của Công ước Lahay về nuôi con nuôi thì thái độ của các nước thành viên cũng là một vấn đề mà chúng ta phải tính đến. Trên nguyên tắc điều ước, người thường trú tại bất kỳ nước thành viên nào đều được phép xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, Việt Nam có quyền từ chối việc trẻ em đó làm con nuôi tại một nước thành viên cụ thể. Nhưng thực tế, nếu người thường trú tại một nước thành viên bất kỳ của Công ước xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, mà nước đó với Việt Nam không có quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, không có quan hệ ngoại giao hay lãnh sự, thì rõ ràng sự việc sẽ trở nên phức tạp.

77

Xét trên khía cạnh bình đẳng trong quan hệ đa phương (với tư cách đều là quốc gia thành viên Công ước) và khía cạnh hỗ trợ kỹ thuật giữa các tổ chức con nuôi của các nước thành viên có các dự án, chương trình hỗ trợ nhân đạo với các nước không có dự án hỗ trợ, đã cho thấy sự bất bình đẳng trong quan hệ nuôi con nuôi. Khi đó Việt Nam khó có thể chấp nhận cho trẻ em đi làm con nuôi tại những từ chối cho nhận con nuôi, mặc dù dưới khía cạnh nhân đạo của việc cho con nuôi thì ít nhiều bị ảnh hưởng.

Như vậy là để có thể thực thi có hiệu quả Công ước Lahay về nuôi con nuôi, Việt Nam cần phải khắc phục những khó khăn, bất cập trong việc giải quyết cho người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Việc khắc phục những khó khăn, bất cập này là một công việc vô cùng phức tạp, khó có thể giải quyết xong một sớm một chiều.

3.2 Triển vọng của Việt Nam trong thực thi có hiệu quả Công ƣớc Lahay năm 1993 Lahay năm 1993

Sau gần 10 năm đúc rút kinh nghiệm từ việc thực hiện các hiệp định hợp tác song phương về nuôi con nuôi với các nước, hiện nay, Việt Nam đã bước sang trang mới trong tiến trình hợp tác về con nuôi quốc tế theo cơ chế đa phương thông qua việc ký và phê chuẩn Công ước Lahay năm 1993 về Bảo vệ trẻ em và Hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Đó là những thay đổi căn bản về mặt thể chế giải quyết vấn đề nuôi con nuôi quốc tế ở Việt Nam trong tình hình hiện nay.

Với việc ban hành Luật Nuôi con nuôi năm 2010 đã đánh dấu sự thay đổi lớn, khẳng định bước tiến mới trong hệ thống pháp luật về nuôi con nuôi tại Việt Nam. Lần đầu tiên, các chế định về nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi nước ngoài cùng được điều chỉnh trong một văn bản, tạo sự liên thông, hỗ trợ và và thúc đẩy vấn đề quản lý, đăng ký nuôi con nuôi trong nước và nước ngoài. Đây cũng là lần đầu tiên, pháp luật về nuôi con nuôi của Việt Nam đã quy định một cách minh bạch các khoản lệ phí đăng ký nuôi con nuôi và chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài.

78

Từ khi gia nhập Công ước Lahay, nhiều trẻ em khuyết tật, hoặc bệnh tật ở Việt Nam khó có cơ hội tìm được gia đình cha mẹ nuôi ở trong nước đã tìm được cha mẹ nuôi người nước ngoài ở những nước có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng các em tốt hơn và đã thực sự làm đổi thay cuộc đời của các em. Cùng với việc gia tăng con nuôi trong nước, danh sách các trẻ em khỏe mạnh đi làm con nuôi nước ngoài đã giảm xuống, nhưng nhu cầu có gia đình của những trẻ em khuyết tật, bệnh tật lại tăng do thủ tục đơn giản và nhanh chóng hơn, do vậy cơ hội có gia đình cha mẹ nuôi người nước ngoài đối với các em khuyết tật lớn hơn….

Việc tham gia công ước Lahay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế đem lại cho Việt Nam nhiều thuận lợi. Việt Nam có cơ hội để mở rộng quan hệ hợp tác về nuôi con nuôi với các nước thành viên Công ước mà trước đây chưa ký kết Hiệp định song phương với Việt Nam, qua đó giúp mở rộng địa bàn tìm kiếm các gia đình có đủ điều kiện và nguyện vọng nhận trẻ em làm con nuôi. Thông qua cơ chế hợp tác này, các tổ chức, cơ quan liên quan của Việt Nam cũng có thêm cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các nước thành viên công ước trong quản lý và giải quyết vấn đề nuôi con nuôi quốc tế. Theo thống kê của Cục Con nuôi, trong vòng hơn một năm qua, Việt Nam đã giải quyết được gần 400 trẻ em làm con nuôi nước ngoài trong đó có gần 100 em có nhu cầu đặc biệt về sức khỏe, khuyết tật hoặc bệnh tật. Hiện tại, Việt Nam đang hợp tác về con nuôi quốc tế với 6 nước theo Công ước Lahay (Pháp, Ý, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha, Đan Mạch và Canađa) là những nước đã hợp tác với Việt Nam theo các Điều ước quốc tế song phương và tiếp tục hợp tác với Việt Nam theo khuôn khổ Công ước Lahay

Tuy nhiên, một năm rưỡi thi hành Luật nuôi con nuôi và qua 6 tháng thực hiện Công ước Lahay đã cho thấy nhiều khó khăn, thách thức đặt ra. Khó khăn chung từ các cơ quan, tổ chức liên quan của Việt Nam là do chưa nhận thức đầy đủ yêu cầu của Luật và Công ước Lahay, do thói quen và cách làm cũ vẫn còn khá hiện hữu trong tâm lý và cách ứng xử của một bộ phận cán bộ làm việc tại

79

các cơ quan, tổ chức liên quan trong quá trình xử lý hồ sơ Con nuôi nước ngoài theo Luật mới nên sự chuyển đổi nhìn chung còn chậm.

Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ Tư pháp đã xem xét, cấp giấy phép cho 25 tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam theo Luật mới. Đây cũng chính là các tổ chức đã được cấp phép trên cơ sở Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam với nước ngoài hữu quan, đồng thời là những tổ chức được cấp phép hoạt động trong điều kiện Việt Nam đã trở thành thành viên của Công ước Lahay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Tuy đã được cấp phép nhưng thực tế đến nay, các tổ chức con nuôi nước ngoài

Một phần của tài liệu Thực trạng và triển vọng của Việt Nam trong gia nhập và thực thi Công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)