Đánh giá mức độ tương thích giữa Công ước Lahay năm 1993 vớ

Một phần của tài liệu Thực trạng và triển vọng của Việt Nam trong gia nhập và thực thi Công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế (Trang 25)

pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi

26

pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi. Tuy nhiên có một số điểm chưa tương thích, tương thích ở mức độ hạn chế hoặc chưa được quy định trong các văn bản pháp luật của Việt Nam. Cụ thể là:

 Về những nguyên tắc cơ bản của Công ước: Pháp luật Việt Nam hiện nay (Bộ Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Nghị định 68/2002/NĐ- CP và Nghị định 69/2006/ NĐ- CP…) cũng có những nguyên tắc, quy định nhìn chung là phù hợp với các nguyên tắc nêu trên của Công ước Lahay. Nhưng xét về chi tiết, thì tinh thần của một số nguyên tắc của Công ước Lahay mới chỉ được thể hiện chung chung trong các văn bản pháp luật nước ta, chưa rõ ràng, cụ thể, đặc biệt chưa có đầy đủ các biện pháp để bảo đảm thực thi.

 Về điều kiện nuôi con nuôi: Các điều kiện đối với người xin nhận con nuôi và trẻ em được cho làm con nuôi theo pháp luật Việt Nam, có nhiều điểm phù hợp với Công ước Lahay. Điểm khác nhau cơ bản là, pháp luật Việt Nam chỉ cho người nước ngoài nhận con nuôi là trẻ em từ 15 tuổi trở xuống (hoặc trẻ em trên 15 tuổi đến dưới 16 tuối, nếu là trẻ em tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự).

 Chỉ định Cơ quan Trung ương về con nuôi quốc tế: Căn cứ Nghị định 62/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ, ngày 05/8/2003 Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định số 337/QĐ-BTP thành lập Cục Con nuôi quốc tế

thuộc Bộ Tư pháp. Cục con nuôi quốc tế hiện nay được coi là cơ quan Trung ương về con nuôi quốc tế của Việt Nam theo các hiệp định hợp tác song phương về nuôi con nuôi giữa Việt Nam với các nước. Tuy nhiên trong khuôn khổ Công ước Lahay và theo thông lệ của các nước, thì khi ký hoặc phê chuẩn Công ước, Việt Nam cần chỉ định một cơ quan Trung ương cấp Bộ và thông báo chính thức về cơ quan này. Theo dự kiến Bộ Tư pháp sẽ là Cơ quan Trung ương về con nuôi quốc tế của Việt Nam trong khuôn khổ Công ước Lahay (Cục Con nuôi quốc tế thuộc Bộ Tư pháp sẽ là đầu mối liên hệ của Cơ quan Trung ương).

 Tổ chức được ủy quyền: Pháp luật Việt Nam hiện không có quy định cầm và cũng chưa cho phép thành lập tổ chức trong nước hoạt động trong

27

lĩnh vực nuôi con nuôi. Toàn bộ các công việc trong quá trình giải quyết con nuôi, cả trong và ngoài nước, hiện nay đều do các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương thực hiện.

 Trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi: Chính phủ Việt Nam thấy rằng, về cơ bản, các quy định về trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi theo Nghị định 68/2002/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006) và các văn bản hiện hành của Việt Nam không trái với các quy định của Công ước Lahay

 Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi: Pháp luật Việt Nam không quy định về các hình thức nuôi con nuôi (đơn giản và trọn vẹn), không quy định về hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi là chấm dứt hay vẫn tồn tại quan hệ pháp lý giữa cha mẹ đẻ và trẻ em đã được cho làm con nuôi, cũng như không quy định về chuyển đổi hình thức nuôi con nuôi.

1.3. Kinh nghiệm quốc tế trong việc cho - nhận con nuôi quốc tế

1.3.1 Thực tiễn quốc tế về cho- nhận con nuôi quốc tế hiện nay

Nuôi con nuôi quốc tế là một hiện tượng mang tính toàn cầu với đặc thù riêng của “từng nước”[45]. Do đó cần nhấn mạnh thực tế rằng bài viết này được thực hiện vào thời điểm mà sau khi số lượng trẻ được cho làm con nuôi ở các nước nhận nuôi chính đã tăng tới mức cao nhất trong các năm ở thập kỷ 80 và 90, và sau đó hoặc là ổn định hoặc giảm xuống kể từ những năm đầu thế kỷ 21, trừ Ý [45](bảng 1.1). Cũng theo đánh giá của nhà nghiên cứu Peter Selman tại Đại học Newcastle, Anh thì thời kỳ 1999-2010 đã đánh dấu việc tăng giảm số lượng con nuôi trên toàn thế giới. Năm 1999 có khoảng 33.000 trẻ em trên thế giới được cho- nhận làm con nuôi, đến năm 2004 đã có trên 45.000 trẻ em được cho nhận con nuôi. Tuy nhiên đến năm 2009, số lượng trẻ em được cho nhận đã giảm xuống dưới 30.000, một con số còn thấp hơn năm 1998 (xem Biểu đồ 1.8 ) [72]

28

Trong bối cảnh quốc tế này, việc giữ nguyên hay giảm dần số lượng không thể là do giảm số lượng đơn ở nước nhận con nuôi – rõ ràng rằng số lượng cha mẹ nuôi tiềm năng trên toàn thế giới vẫn cao hơn rất nhiều so với số lượng trẻ được nhận làm con nuôi – nhưng ngày càng có nhiều nước cho con nuôi đưa ra nhiều hạn chế lâu dài hoặc tạm thời trong việc nuôi con nuôi quốc tế. Ví dụ, có nhiều nước cho con nuôi đang đặt ra các quy định hạn chế nghiêm ngặt hơn cho người nước ngoài mong muốn nhận con nuôi (sức khoẻ, độ tuổi v.v), đồng thời họ khuyến khích con nuôi trong nước và đã có một số thành công nhất định. Tất cả những nhân tố này tạo ra tình huống nhu cầu nuôi con nuôi trên toàn thế giới lớn hơn nhiều so với số trẻ em có thể cho làm con nuôi. Kết quả là các nước nhận nuôi và các cơ quan con nuôi thường phải cố gắng hơn để tìm các nước có trẻ nhỏ tuổi hơn được cho làm con nuôi. Trong tình huống đặc biệt này, khi mà “cầu” vượt “cung” chắc chắn dẫn đến những biểu hiện không tốt và mâu thuẫn lẫn với nhau. Ở những nước mà hệ thống bảo trợ xã hội không tốt thì các gia đình bị áp lực phải cho con đi làm con nuôi. Khi các thực tiễn đó trở nên quá thông dụng thì các nước cho con nuôi phải tiến hành các biện pháp ngăn chặn hoặc phải tăng thêm áp lực đối với nước nhận con nuôi [45]

29

Vì vậy cần lưu ý tới bối cảnh chung khi bàn về những vấn đề liên quan đến quy định về nuôi con nuôi quốc tế tại một quốc gia như Việt Nam.

Tính đến tháng 10-2010 đã có 81 nước và vùng lãnh thổ là thành viên của Công ước Lahay với 2 nhóm: nước nhận trẻ em làm con nuôi (Nước nhận) và nước cho trẻ em làm con nuôi (Nước gốc), trong đó các nước cho trẻ em làm con nuôi chiếm đa số (khoảng 51/81 nước). (Phụ lục 1.1)

1.3.1.1 Tình hình cho - nhận con nuôi ở các Nước nhận

Trước chiến tranh thế giới thứ hai, những gia đình ở Mỹ, Canada, Úc và nhiều nước châu Âu nhận nuôi trẻ em chủ yếu đến từ Đức, Ý, Hy Lạp và phần nào từ Trung Quốc, Nhật Bản. Trong thập kỷ 50, cuộc chiến tranh Triều Tiên đã góp phần tạo ra một thế hệ mới các trẻ em bị mồ côi hay bị bỏ rơi được đưa sang làm con nuôi ở phương Tây và Mỹ. Nhiều trẻ em trong số này là trẻ em con lai Mỹ (cha là lính Mỹ khi hết chiến tranh đã về nước).[81]

Đến những năm 60, trẻ em ở các nước thuộc thế giới thứ 3 trở thành con nuôi ở nhiều nước công nghiệp phát triển nhằm chia sẻ gánh nặng với các nước mới giành được độc lập hay đang trong quá trình phi thực dân hóa.

Đến những năm gần đây, nhu cầu nhận con nuôi nước ngoài ở các nước phát triển cao hơn với lý do như vô sinh hay tâm lý ngại không muốn sinh con ở nhiều phụ nữ, xu hướng nuôi con của các bà mẹ độc thân cao hơn…. Trong khi tỷ lệ sinh đẻ giảm và số trẻ em có nhu cầu được nhận nuôi trong nước cũng giảm hẳn. Sự gia tăng dân số nhanh chóng và việc thực hiện chính sách dân số- kế hoạch hóa gia đình ở các nước đang phát triển cũng góp phần làm tăng thêm vấn đề con nuôi vốn dần được chấp nhận như một thực tế phổ biến rộng rãi ở nhiều nước khác trên thế giới [56] (xem biểu đồ 1.2).

Hiện nay Mỹ là nước nhận nuôi con nuôi nước ngoài lớn nhất, chiếm khoảng nửa trong tổng số trẻ em làm con nuôi nước ngoài trên toàn thế giới. Những cha mẹ người Mỹ bắt đầu nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi chủ yếu từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 (1939-1945). Rất nhiều trẻ em được nhận nuôi là trẻ em mồ côi từ Châu Âu và Nhật Bản, thêm vào đó là trẻ em bị bỏ rơi trong những cuộc nội chiến ở Hi Lạp (1946-1949), chiến tranh Triều Tiên ( 1950-

30

1953) và cuộc chiến tranh ở Việt Nam (1954- 1975). [39] Tuy nhiên, chiến tranh và hậu quả của nó không phải là yếu tố duy nhất khiến các nước phải cho trẻ em nước mình đi làm con nuôi ở nước ngoài. Nghèo đói và biến động xã hội là những yếu tố quan trọng khiến số lượng trẻ em từ Mỹ Latinh, Liên Xô cũ và Đông Âu vào Mỹ làm con nuôi tăng hơn hai mươi năm qua. Ở Trung Quốc, những chính sách kiểm soát dân số của chính phủ góp phần làm tăng số lượng bé gái sơ sinh bị bỏ rơi và số trẻ em tại các viện mồ côi ngày càng lớn, những yếu tố thuận lợi thúc đẩy các quyết định của chính phủ trong việc cho trẻ em nước này đi làm con nuôi ở nước khác. [56] Trong khoảng thời gian 1993- 1997, các gia đình Mỹ nhận hơn 5 vạn trẻ em nước ngoài làm con nuôi với số lượng tăng hàng năm, từ 7.377 trong năm 1993 lên 13.620 trong năm 1997. Mặc dù Mỹ nhận con nuôi từ >100 quốc gia nhưng gần ¾ số lượng trẻ em chủ yếu đến từ 5 quốc gia chính, nhiều nhất từ Nga (10.042 em), Trung Quốc (10.177 em) và Hàn Quốc (8.406 em) [56]. Cũng trong thời gian này có khoảng 500 trẻ em Mỹ (hầu hết là gốc châu Phi) lại đi làm con nuôi ở các nước công nghiệp phát triển phương tây khác. Số lượng có thể cao hơn nhiều do ở Mỹ không kiểm soát số thị thực xuất cảnh. Mỹ là nước nhận con nuôi người Nga nhiều nhất với 1,5 vạn trong năm 1992 và trong năm 1999 là 4.348 em.[69]

Từ năm 1971 đến 2001, Mỹ đã nhận nuôi 265,677 trẻ em từ các nước làm con nuôi [74].

Biểu đồ 2:Trong 3 thập kỷ (1971-2001) có hơn ¼ triệu trẻ em được nhận nuôi ở Mỹ

31

Chỉ tính riêng trong 11 năm (từ năm 1991 đến năm 2001), số lượng trẻ em con nuôi vào Mỹ đã tăng gấp đôi

Những nước nhận chính khác là Canada, Pháp, Italia, Hà Lan, Thụy Điển và Thụy Sỹ. Riêng ở Pháp, trong những năm 80 thông thường hàng năm nhận con nuôi trung bình 1.000 trẻ em nước ngoài thì trong năm 1998 con số này lên đến 4.000. Trong vòng 20 năm qua, số trẻ em châu Á chiếm trên 30% tổng số con nuôi tại Pháp, trong đó trẻ em Việt Nam chiếm số lượng lớn ( riêng trong năm 1998 có khoảng 1.300 trẻ em Việt Nam sang làm con nuôi). Cũng trong năm 1998, Pháp nhận khoảng 3000 trẻ em Colombia, 200 trẻ em Nga. [72] Số trẻ em Pháp làm con nuôi trong nước chỉ chiếm khoảng 10% tổng số trẻ em làm

32

con nuôi ở nước này. Nhu cầu nhận con nuôi nước ngoài ở Đức đang gia tăng và trung bình cứ 20 người dân Đức có 1 người nhận con nuôi nước ngoài. [80][Biểu đồ 1.8]

Song nếu tính theo số trẻ em được nhận nuôi theo đầu người thì Thụy Điển có tỷ lệ cao nhất. Theo số liệu năm 1999 của Ủy ban quốc gia của Thụy Điển về con nuôi nước ngoài năm 1999 thì từ cuối thập kỷ 60 trở lại đây, Thụy Điển đã nhận nuôi khoảng gần 4 vạn trẻ em nước ngoài làm con nuôi [66][Biểu đồ 1.6].

Ở Đức và Ý, số lượng trẻ em được nhận làm con nuôi quốc tế cũng khá lớn, với khoảng 2.000 con nuôi nước ngoài ở mỗi nước. Các nước khác cũng nhận con nuôi với số lượng lớn như Canada, Hà Lan và Thụy Điển. Trong những năm gần đây, các nước này đều nhận hơn 1.000 con nuôi nước ngoài mỗi năm. Số còn lại 13 % số lượng con nuôi quốc tế, tương đương với 5.300 con nuôi, được phân bố tại 19 quốc gia chính tiếp nhận, sáu trong số đó nhận ít hơn 100 con nuôi mỗi năm [68].

Các số liệu về tuổi của con nuôi quốc tế đưa ra một bức tranh toàn cảnh khác. Quốc gia có tỉ lệ con nuôi quốc tế dưới 5 tuổi cao nhất là Cyprus (192.4) Đan Mạch (124.4), Luxembua (106.9), Na Uy (137.6), Singapore (107.1), Tây Ban Nha (113.3) và Thụy Điển (136.8) cũng là những nước có tỉ lệ con nuôi quốc tế dưới 5 tuổi cao. Ngược lại, các nước chủ yếu nhận con nuôi quốc tế như Canada, Pháp và Hoa Kỳ thí có số lượng nhận con nuôi quốc tế dưới 5 tuổi thấp hơn. Các nước có tỷ lệ thấp nhất là Nhật Bản, Bồ Đào Nha và Vương quốc Anh có tỉ lệ nhận con nuôi dưới 5 tuổi thấp, trung bình dưới 6 trẻ trên tỉ lệ 100.000 trẻ dưới năm tuổi [76].

Bên cạnh việc nhận con nuôi nước ngoài, số liệu trẻ em được cho làm con nuôi trong nước ở những nước nhận cũng rất khác nhau. Theo số liệu từ Cục Con nuôi (Bộ Tư pháp) thì ở Canada, năm 2007 có khoảng 76.000 trẻ em đang sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội, trong đó trên 20.000 trẻ em có cha/mẹ bị tước quyền và được nhận làm con nuôi tại Canada (người nước ngoài không thể xin những trẻ em này làm con nuôi).

33

Ở Pháp, mỗi năm có khoảng 500 trẻ em từ các cơ sở nuôi dưỡng được các gia đình Pháp nhận làm con nuôi vầ số lượng này mới chỉ đáp ứng được khoảng 1/10 nhu cầu của công dân Pháp muốn nhận con nuôi [79].

Ở Ailen, mặc dù Ailen chỉ có gần 5 triệu dân, nhưng nhu cầu xin nhận con nuôi lại rất lớn, số lượng trẻ em trong nước được nhận làm con nuôi chỉ đáp ứng được khoảng 1/20 nhu cầu xin con nuôi của công dân nước này (mỗi năm có khoảng hơn 100 trẻ em làm con nuôi trong nước, so với 2000 hồ sơ của công dân Ailen muốn xin nhận con nuôi) [66].

Ở Hoa Kỳ, số trẻ em được nhận làm con nuôi trong nước nhiều hơn hẳn số lượng con nuôi nước ngoài. Hàng năm có khoảng 50.000 – 70.000 trẻ em được nhận làm con nuôi trong nước. Năm 2008, Hoa Kỳ nhận 17.000 trẻ em nước ngoài làm con nuôi và trong 5 năm (2004-2008) Hoa Kỳ đã nhận 103.337 trẻ em nước ngoài làm con nuôi, nhiều hơn tất cả các nước khác cộng lại [66]. Nhưng so với con nuôi trong nước thì số lượng trẻ em nước ngoài được nhận làm con nuôi tại Hoa Kỳ chỉ bằng 20% số trẻ em hàng năm được nhận làm con nuôi trong nước.

1.3.1.2 Tình hình cho - nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài ở các Nước gốc

Theo số liệu được cung cấp bởi các nước Gốc thì Trung Quốc và Liên bang Nga là hai nguồn cung cấp chính con nuôi quốc tế. Trong năm 2001, 8600 trẻ em Trung Quốc và 5.800 trẻ em Nga đã được nhận nuôi bởi những cha mẹ là công dân nước ngoài[biểu đồ 1.2] Cùng với đó, số lượng trẻ em được nhận nuôi từ hai nước này chiếm 35% tổng số trẻ em được nhận nuôi trên toàn thế giới. Các nước có số lượng trẻ em nhận nuôi lớn khác là Bulgaria, Guatemala, Ấn Độ, Hàn Quốc, Ukraine và Việt Nam [biểu đồ 1.4]. . Trong những năm gần đây,

34

hàng năm mỗi nước này có khoảng hơn 1000 trẻ em được cho làm con nuôi thông qua các cơ quan, tổ chức quốc tế [72]

Ở hầu hết các nước Gốc khác, những con số báo cáo trẻ em con nuôi quốc tế đã thấp hơn. Ít hơn 1.000 trẻ cho đi làm con nuôi được báo cáo hàng năm ở 62 quốc gia và 46 nước trong số đó có số trẻ em cho đi làm con nuôi hàng năm không vượt quá con số 100, như là Burkina Faso, Chile, Nicaragua và Indonesia [31].

Hầu hết các nước Gốc có số trẻ em cho đi làm con nuôi quốc tế lớn

Một phần của tài liệu Thực trạng và triển vọng của Việt Nam trong gia nhập và thực thi Công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế (Trang 25)