Những hạn chế, bất cập khác

Một phần của tài liệu Thực trạng và triển vọng của Việt Nam trong gia nhập và thực thi Công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế (Trang 68 - 72)

Thứ nhất, tình trạng ứ đọng hồ sơ chủ yếu diễn ra đối với các hồ sơ xin con nuôi của người Pháp. Trong năm 2003 chỉ xử lý được 235 hồ sơ trên tổng số trên 1000 hồ sơ được chuyển qua Đại sứ quán Pháp. Thực tế đã có nhiều gia đình Pháp vì chờ đợi qúa lâu, đã xin rút hồ sơ để xin con nuôi ở nước khác.

69

Trong 5 tháng đầu năm 2004 với rất nhiều cố gắng, song cũng mới chỉ giải quyết được 139 hồ sơ. Số hồ sơ tồn đọng hiện này tại Cục Con nuôi quốc tế khoảng 100 và số hồ sơ đọng tại Đại sứ quán Pháp hiện nay là 368 [16]. Trong khi đó, các hồ sơ xin con nuôi mới vẫn tiếp tục được công dân Pháp gửi đến Đại sứ quán Pháp. Nhiều hồ sơ do chờ đợi quá lâu nên không ít giấy tờ đã hết hạn, đòi hỏi đương sự phải gia hạn hoặc xin cấp mới. Đây thực sự là một khó khăn trong quá trình giải quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

Mặt khác, theo Nghị Định 68/2002/NĐ-CP, Việt Nam chỉ giải quyết cho người nước ngoài thường trú tại các nước đã ký kết điều ước quốc tế hợp tác về nuôi con nuôi với Việt Nam được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Do vậy, nhiều trung tâm nuôi dưỡng, bảo trợ xã hội của địa phương đang ở tình trạng quá tải, không còn chỗ để đón nhận trẻ em bị bỏ rơi vào cơ sở nuôi dưỡng. Nhiều cơ sở nuôi dưỡng đang gặp khó khăn trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, bởi số kinh phí hạn hẹp do nhà nước cấp. Điều này gây khó khăn cho bản thân các trung tâm trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và theo dõi sức khoẻ của trẻ em trong điều kiện hạn hẹp về khả năng tài chính.

Thứ hai, Tình trạng hồ sơ giải quyết chậm. Theo Nghị Định 68/CP thì thời hạn giải quyết hồ sơ là 4 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ tại Cục Con nuôi quốc tế, Bộ Tư pháp. Nhưng thông thường rất ít hồ sơ đảm bảo được thời hạn này. Thậm chí có những hồ sơ kéo dài đến hàng năm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều khâu hồ sơ không được giải quyết đúng hạn. Điều này gây cho không ít giấy tờ hết giá trị khiến đương sự lại phải làm lại. Nhiều địa phương do ít va chạm với hồ sơ nuôi con nuôi nên chưa nắm vững trình tự, thủ tục xử lý hồ sơ.

Đồng thời, cũng có nhiều khâu các cơ quan hữu trách và các cán bộ xử lý trực tiếp kéo dài, không đảm bảo tiến độ theo quy định, thiếu tinh thần trách nhiệm, tắc trách trong xử lý hồ sơ. Trong khi đó, các biện pháp nhắc nhở, đôn đốc còn thiếu kịp thời, thiếu biện pháp xử lý hành chính đối với những cá nhân, cơ quan xử lý chậm hồ sơ. Điều này cũng là nguyên nhân không kém phần quan

70

trọng làm chậm trễ quá trình xử lý hồ sơ. Chính vì thế mà việc nâng cao trình độ chuyên môn, tác nghiệp, tăng cường cán bộ và công tác quản lý cán bộ làm công tác con nuôi, nâng cao ý thức trách nhiệm của từng cán bộ, từng cơ quan hữu trách là giải pháp để khắc phục tình trạng chậm trễ này.

Thứ ba, tổ chức con nuôi nước ngoài. Với các tổ chức con nuôi nước ngoài đi lập dự án với địa phương cho thấy, một số địa phương đã có tinh thần hợp tác tốt, cởi mở sẵn sàng hợp tác với tổ chức con nuôi nước ngoài. Tuy nhiên, cũng có không ít các tỉnh còn do dự hoặc có những điểm chưa rõ, thậm chí còn có những nhận thức chưa đúng về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Song cũng có địa phương lại yêu cầu vấn đề hỗ trợ nhân đạo quá cao, không phù hợp với khả năng của tổ chức con nuôi nước ngoài, thậm chí có những cán bộ còn gợi ý thiếu tế nhị làm cho đối tác nước ngoài hiểu nhầm về mục đích hợp tác. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên là, chúng ta chưa có văn bản pháp luật quy định thống nhất về cơ chế huy động hỗ trợ nhân đạo và cơ chế quản lý thống nhất khoản hỗ trợ này. Bởi lâu nay việc sử dụng khoản viện trợ này là tuỳ từng địa phương, tuỳ từng đối tác nước ngoài cho nên hầu như không có địa phương nào công khai một cách rõ ràng các khoản thu, chi hoặc nếu có công khai hoá, thì chỉ để hợp thức hoá về mặt hình thức hay đối phó với việc thanh tra, kiểm tra của Nhà nước. Do đó, đã đến lúc chúng ta phải có văn bản pháp luật quy định cụ thể về cơ chế huy động và sử dụng các khoản hỗ trợ nhân đạo này và áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước, nhằm mục đích bảo đảm tốt hơn mục đích nhân đạo của việc tiếp nhận các khoản hỗ trợ cho công tác bảo vệ trẻ em và giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Tiểu kết chƣơng 2

Là nước châu Á đầu tiên phê chuẩn công ước, việc Việt Nam tham gia Công ước Lahay 1993 đã được đặt ra từ đầu những năm 1990. Tuy nhiên do chưa thành lập được Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi quốc tế theo quy định của Công ước cũng như chưa sửa đổi được pháp luật trong nước để phù

71

hợp với thông lệ quốc tế và tinh thần công ước Lahay nên Việt Nam chưa thể ký tham gia Công ước này.

Tính trung bình cho đến nay thì mỗi năm có khoảng gần 2000 trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi và số trẻ em được nhận mỗi năm một tăng. Như vậy, rõ ràng nhu cầu về việc nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi của người nước ngoài là rất lớn và đang tiếp tục phát triển. Xét về nguồn trẻ em Việt Nam, với một đất nước đông dân - trên 85 triệu dân, hiện có tới trên dưới 27% dân số là trẻ em (chỉ mới tính từ 14 tuổi trở xuống)[1]. Trong đó, số lượng trẻ em ở vào hoàn cảnh khó khăn như tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không nơi nương tựa... chiếm một tỉ lệ khá lớn. Nhu cầu về một mái ấm gia đình, về những điều kiện tốt đẹp về vật chất lẫn tinh thần cho những đứa trẻ là rất đáng quan tâm xét từ góc độ xã hội. Vì lẽ đó, việc xem xét để giải quyết cho và nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài không chỉ là đòi hỏi nhằm đáp ứng nhu cầu của người nước ngoài mà hơn hết chính là nhằm góp phần tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho trẻ em Việt Nam.

Nói về sự cần thiết của việc gia nhập Công ước, ngoài việc làm rõ thực trạng quan hệ nuôi con nuôi quốc tế, khả năng hiệu chỉnh của pháp luật hiện hành, rõ ràng cần phải đánh giá tính hiệu quả của việc trở thành thành viên. Chúng ta sẽ được gì và mất gì khi gia nhập Công ước Lahay 1993, hãy thử điểm qua trên vài khía cạnh căn bản như: kinh tế, xã hội và bảo vệ quyền con người. Xem xét lợi ích kinh tế của việc gia nhập Công ước về một lĩnh vực chủ yếu mang tính chất xã hội như nuôi con nuôi quốc tế dường như là điều không tưởng. Lợi ích về khía cạnh xã hội thực sự nổi trội khi xem xét việc công nhận Công ước Lahay 1993. Cụ thể là việc gia nhập sẽ giúp tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho những trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn. Cũng không thể không nhắc đến khía cạnh bảo vệ quyền con người từ việc gia nhập Công ước. Quyền con người là một vấn đề mang tính trọng yếu, được đề cao trên phạm vi toàn cầu. Như thế thì việc đảm bảo cho những đứa trẻ có được điều kiện sống tốt, có được nơi che chở, giáo dưỡng cũng là một đòi hỏi thiết yếu của quyền con người.

72

Gia nhập và thực thi hiệu quả Công ước sẽ giúp Việt Nam bảo vệ tốt nhất lợi ích của trẻ em, đồng thời đây cũng là một bước tiến giúp Việt Nam đạt được chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Tuy nhiên Việt Nam gặp phải không ít những hạn chế, khó khăn khi tham gia công ước. Và để thực thi hiệu quả Công ước, Việt Nam sẽ cần phải có những biện pháp khắc phục cụ thể. Những biện pháp này sẽ được bàn kỹ ở chương sau.

Chƣơng 3: NHỮNG KHÓ KHĂN, BẤT CẬP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI NHẬN TRẺ EM VIỆT NAM LÀM CON NUÔI TRƢỚC YÊU CẦU THỰC THI CÔNG ƢỚC LAHAY VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG THỰC THI CÓ HIỆU QUẢ CÔNG ƢỚC LAHAY NĂM 1933

Một phần của tài liệu Thực trạng và triển vọng của Việt Nam trong gia nhập và thực thi Công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế (Trang 68 - 72)