Lahay năm 1993
Sau gần 10 năm đúc rút kinh nghiệm từ việc thực hiện các hiệp định hợp tác song phương về nuôi con nuôi với các nước, hiện nay, Việt Nam đã bước sang trang mới trong tiến trình hợp tác về con nuôi quốc tế theo cơ chế đa phương thông qua việc ký và phê chuẩn Công ước Lahay năm 1993 về Bảo vệ trẻ em và Hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Đó là những thay đổi căn bản về mặt thể chế giải quyết vấn đề nuôi con nuôi quốc tế ở Việt Nam trong tình hình hiện nay.
Với việc ban hành Luật Nuôi con nuôi năm 2010 đã đánh dấu sự thay đổi lớn, khẳng định bước tiến mới trong hệ thống pháp luật về nuôi con nuôi tại Việt Nam. Lần đầu tiên, các chế định về nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi nước ngoài cùng được điều chỉnh trong một văn bản, tạo sự liên thông, hỗ trợ và và thúc đẩy vấn đề quản lý, đăng ký nuôi con nuôi trong nước và nước ngoài. Đây cũng là lần đầu tiên, pháp luật về nuôi con nuôi của Việt Nam đã quy định một cách minh bạch các khoản lệ phí đăng ký nuôi con nuôi và chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài.
78
Từ khi gia nhập Công ước Lahay, nhiều trẻ em khuyết tật, hoặc bệnh tật ở Việt Nam khó có cơ hội tìm được gia đình cha mẹ nuôi ở trong nước đã tìm được cha mẹ nuôi người nước ngoài ở những nước có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng các em tốt hơn và đã thực sự làm đổi thay cuộc đời của các em. Cùng với việc gia tăng con nuôi trong nước, danh sách các trẻ em khỏe mạnh đi làm con nuôi nước ngoài đã giảm xuống, nhưng nhu cầu có gia đình của những trẻ em khuyết tật, bệnh tật lại tăng do thủ tục đơn giản và nhanh chóng hơn, do vậy cơ hội có gia đình cha mẹ nuôi người nước ngoài đối với các em khuyết tật lớn hơn….
Việc tham gia công ước Lahay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế đem lại cho Việt Nam nhiều thuận lợi. Việt Nam có cơ hội để mở rộng quan hệ hợp tác về nuôi con nuôi với các nước thành viên Công ước mà trước đây chưa ký kết Hiệp định song phương với Việt Nam, qua đó giúp mở rộng địa bàn tìm kiếm các gia đình có đủ điều kiện và nguyện vọng nhận trẻ em làm con nuôi. Thông qua cơ chế hợp tác này, các tổ chức, cơ quan liên quan của Việt Nam cũng có thêm cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các nước thành viên công ước trong quản lý và giải quyết vấn đề nuôi con nuôi quốc tế. Theo thống kê của Cục Con nuôi, trong vòng hơn một năm qua, Việt Nam đã giải quyết được gần 400 trẻ em làm con nuôi nước ngoài trong đó có gần 100 em có nhu cầu đặc biệt về sức khỏe, khuyết tật hoặc bệnh tật. Hiện tại, Việt Nam đang hợp tác về con nuôi quốc tế với 6 nước theo Công ước Lahay (Pháp, Ý, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha, Đan Mạch và Canađa) là những nước đã hợp tác với Việt Nam theo các Điều ước quốc tế song phương và tiếp tục hợp tác với Việt Nam theo khuôn khổ Công ước Lahay
Tuy nhiên, một năm rưỡi thi hành Luật nuôi con nuôi và qua 6 tháng thực hiện Công ước Lahay đã cho thấy nhiều khó khăn, thách thức đặt ra. Khó khăn chung từ các cơ quan, tổ chức liên quan của Việt Nam là do chưa nhận thức đầy đủ yêu cầu của Luật và Công ước Lahay, do thói quen và cách làm cũ vẫn còn khá hiện hữu trong tâm lý và cách ứng xử của một bộ phận cán bộ làm việc tại
79
các cơ quan, tổ chức liên quan trong quá trình xử lý hồ sơ Con nuôi nước ngoài theo Luật mới nên sự chuyển đổi nhìn chung còn chậm.
Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ Tư pháp đã xem xét, cấp giấy phép cho 25 tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam theo Luật mới. Đây cũng chính là các tổ chức đã được cấp phép trên cơ sở Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam với nước ngoài hữu quan, đồng thời là những tổ chức được cấp phép hoạt động trong điều kiện Việt Nam đã trở thành thành viên của Công ước Lahay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Tuy đã được cấp phép nhưng thực tế đến nay, các tổ chức con nuôi nước ngoài dường như chưa thực sự chủ động triển khai hoạt động, nhiều tổ chức còn có tâm lý chờ đợi hoặc hoạt động còn bỡ ngỡ, lúng túng, chưa theo kịp những yêu cầu, đòi hỏi của Luật Nuôi con nuôi và Công ước Lahay.
Mặc dù gặp những vướng mắc khi thực thi Công ước nhưng đây là những khó khăn tạm thời, hoàn toàn có thể khắc phục được khi Việt Nam có những giải pháp hợp lý trong quá trình thực thi Công ước.