Giải pháp về công tác tổ chức

Một phần của tài liệu Thực trạng và triển vọng của Việt Nam trong gia nhập và thực thi Công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế (Trang 79 - 83)

80

Thứ nhất, Cần tạo ra sự gắn kết, liên thông giữa nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi quốc tế, trong đó ưu tiên tìm mái ấm gia đình trong nước cho trẻ em; việc cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài chỉ được coi là giải pháp thay thế cuối cùng, khi không thể tìm được mái ấm gia đình trong nước cho trẻ em. Muốn vậy, cần tăng cường hơn nữa công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vấn đề nuôi con nuôi trong nước, từ đó hướng đến mục tiêu bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Các cơ quan có thẩm quyền trong nước, nhất là các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, phải tiến hành tất cả các biện pháp thích hợp để tìm mái ấm gia đình cho trẻ em ở trong nước. Chỉ sau khi đã chứng minh rằng, không tìm được mái ấm cho trẻ em ở trong nước, thì mới giải quyết cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài. Các giấy tờ, trình tự, thủ tục liên quan đến tìm mái ấm cho trẻ em ở trong nước cần được hoàn thiện theo hướng chặt chẽ hơn, khắt khe hơn với những yêu cầu cao hơn.

Cùng với đó, Bộ Lao động Thương binh và xã hội cần có sự chỉ đạo đối với tất cả các Ủy ban nhân dân tỉnh để rà soát lại tất cả các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em trên toàn quốc, bảo đảm các cơ sở nuôi dưỡng phải có đủ các điều kiện để tiếp nhận, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật. Đồng thời, kiên quyết đóng cửa các cơ sở nuôi dưỡng không đủ điều kiện, hoặc chỉ thành lập ra để nhằm mục đích “thu gom” trẻ em cho làm con nuôi người nước ngoài, đặc biệt là các cơ sở không phải do ngành Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý.

Thứ hai, Tăng cường vai trò của Cơ quan con nuôi Trung ương

Tăng cường vai trò của Cơ quan Trung ương trong lĩnh vực nuôi con nuôi là hết sức cần thiết, nhằm tập trung quản lý thống nhất lĩnh vực nuôi con nuôi vào một đầu mối.

Hiện nay theo Luật nuôi con nuôi mới được ban hành thì Cục con nuôi- Bộ Tư pháp là Cơ quan con nuôi Trung ương chính thức ở Việt Nam.Trong cơ chế xử lý vấn đề nuôi con nuôi, Cơ quan con nuôi Trung ương là đầu mối trong

81

việc tìm mái ấm gia đình cho trẻ em, chịu trách nhiệm về hồ sơ của cha mẹ nuôi, bảo đảm trẻ em có đủ điều kiện để cho làm con nuôi theo quy định của pháp luật và đã có sự tự nguyện đồng ý của những người có quyền cho con nuôi. Trong khuôn khổ Công ước Lahay, Cơ quan Trung ương phải trực tiếp tiến hành mọi biện pháp thích hợp nhằm: i) cung cấp các thông tin pháp luật, số liệu thống kê và biểu mẫu chuẩn về nuôi con nuôi; ii) báo cáo về tình hình thực thi Công ước và trong chừng mực có thể, loại bỏ mọi trở ngại đối với việc thực hiện Công ước. Đây là hai nhiệm vụ tối quan trọng mà Cơ quan Trung ương phải trực tiếp thực hiện, không được ủy quyền cho cơ quan nào. Đồng thời, trong khuôn khổ pháp luật nước mình, Cơ quan Trung ương có trách nhiệm “loại bỏ mọi trở ngại đối với việc thực thi Công ước”. Đây cũng là công việc nặng nề và phức tạp, đòi hỏi sự cương quyết, nghiêm túc, tinh thần trách nhiệm cao của bộ máy cán bộ công chức làm việc trong lĩnh vực nuôi con nuôi.

Ngoài ra, Cơ quan con nuôi Trung ương còn có trách nhiệm trực tiếp hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác tiến hành mọi biện pháp thích hợp nhằm ngăn chặn việc thu lợi bất chính liên quan đến nuôi con nuôi hoặc ngăn chặn mọi hành vi khác trái với mục đích của Công ước. Đây là một nhiệm vụ không đơn giản đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, khi mà các hoạt động trung gian, môi giới bất hợp pháp, các hành vi tham nhũng, đưa và nhận hối lộ trong lĩnh vực con nuôi quốc tế diễn ra ngày càng tinh vi hơn và nghiêm trọng hơn.

Thứ ba, Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương để bảo đảm việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi trong và ngoài nước một cách chặt chẽ, đúng pháp luật luôn là yêu cầu của bất cứ một sự cải cách nào. Đó là sự phối hợp giữa các bộ, ban, ngành ở Trung ương từ công tác hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật về nuôi con nuôi, đến việc xử lý từng vụ việc cụ thể. Đồng thời, cũng cần quy định rõ trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan đối với từng khâu trong toàn bộ quy trình giải quyết, qua đó cũng xác định được rõ hơn sự phối hợp giữa các ngành là để xử lý vấn đề gì.

82

Chúng ta cần phải kịp thời xây dựng Quy chế phối hợp liên ngành giữa các cơ quan hữu quan (như giữa Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan Trung ương và các cơ quan chức năng ở địa phương trong quá trình giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Tại địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cần chỉ đạo các ngành hữu quan (Tư pháp, Lao động – Thương binh và Xã hội, Công an, Y tế); kịp thời xây dựng Quy chế phối hợp trong việc tiếp nhận trẻ vào cơ sở nuôi dưỡng trẻ em trên địa bàn; xác minh nguồn gốc trẻ phục vụ công tác giải quyết cho người nước ngoài nhận nuôi con nuôi, nhằm tạo thuận lợi cho việc thực hiện giải quyết tốt và hiệu quả vấn đề nuôi con nuôi quốc tế mà mục tiêu cao nhất là vì lợi ích tốt nhất cho trẻ em.

Nguyên tắc của sự phối hợp này đã được thể hiện trong Luật Nuôi con nuôi, xác định rõ một cơ chế xử lý thống nhất, phù hợp với nguyên tắc khi Cơ quan Trung ương thực hiện thẩm quyền trong khuôn khổ Công ước Lahay. Tuy nhiên để bảo đảm thực thi hiệu quả Công ước cơ chế này cần được phối hợp chặt chẽ và sâu rộng hơn nữa.

Thứ tư, Về phía Bộ Tư pháp, cần chú trọng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thụ lý và giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; tăng cường tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương làm tốt công tác giải quyết cho người nước ngoài nhận nuôi con nuôi Việt Nam. Nghiên cứu đề nghị Chính phủ mở rộng đối tượng trẻ được xin đích danh từ gia đình nhằm đáp ứng được nguyện vọng của cả người cho và người nhận con nuôi.

Thứ năm, Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi, nhất là lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Công tác thanh tra, kiểm tra cần được tiến hành thường xuyên, định kỳ và có trọng tâm, trọng điểm, tránh hình thức, đối phó. Nội dung thanh tra, kiểm tra cần tập trung vào việc tuân thủ các quy định pháp luật khi lập hồ sơ cho trẻ em (từ khi được tiếp nhận vào cơ sở nuôi dưỡng đến khi được giới thiệu làm con nuôi); hoạt động nhân đạo, phi lợi

83

nhuận của các tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng và triển vọng của Việt Nam trong gia nhập và thực thi Công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)