Giải pháp về hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu Thực trạng và triển vọng của Việt Nam trong gia nhập và thực thi Công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế (Trang 83 - 115)

Cần phải mở rộng việc kí kết hiệp định song phương về hợp tác nuôi con nuôi với các nước. Bởi theo Nghị Định 68/2002/NĐ-CP thì Việt Nam chỉ giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở các nước đã kí kết hoặc tham gia điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam. Đối với các nước chưa kí kết hoặc chưa tham gia điều ước quốc tế với Việt Nam thì chỉ giải quyết cho trẻ em làm con nuôi trong một số trường hợp. Do đó, Nhà nước ta cần mở rộng việc kí kết hiệp định về hợp tác nuôi con nuôi với các nước để có một cơ chế hợp tác quốc tế nhằm bảo vệ trẻ em Việt Nam được làm con nuôi, tránh cho trẻ em Việt Nam mọi rủi ro không đáng có khi làm con nuôi ở nước ngoài và tạo điều kiện cho công dân các nước được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Tuy nhiên, để hiệp định hợp tác nuôi con nuôi mà nước ta kí với các nước sau này đạt được kết quả tốt, Nhà nước ta cần có kế hoạch đầu tư ngân sách để tăng khả năng thu hút trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng, tạo nguồn giới thiệu cho nước ngoài. Đồng thời, cần tăng cường phát huy vai trò của ngành lao động – thương binh – xã hội và các cơ quan liên quan đến việc giải quyết nuôi con nuôi.

Tiểu kết chƣơng 3

Nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi quốc tế nói riêng là một vấn đề nhân đạo, đã xuất hiện từ lâu ở nhiều nước trên thế giới. Nhưng đối với Việt Nam, nuôi con nuôi quốc tế là hiện tượng chỉ thực sự xuất hiện kể từ khi Đảng và Nhà nước ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước. Kể từ đầu những năm 1990 trở lại đây, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, thì cả nước đã có trên 17.000 trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi. Nếu so với một số nước trong khu vực, cũng như những khu vực khác trên thế giới thì con số đó còn là khiêm tốn. Nhưng điều cần nhấn mạnh là, việc giải quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi trên cơ sở quy định của Việt Nam trước đây và hiện nay đều vì mục đích cơ bản của việc cho con nuôi là

84

nhằm bảo đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ em, phù hợp với Công ước vê quyền trẻ em mà nước ta là thành viên. Theo báo cáo của cha mẹ nuôi người nước ngoài cho thấy, đại đa số trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài đều có cuộc sống ổn định, được nuôi dưỡng chu đáo và có điều kiện để phát triển. Điều đó khẳng định chủ trương đứng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực nhân đạo này.

Tuy nhiên qua gần 20 năm thực hiện giải quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài cho thấy, trên thực tế còn không ít tồn tại, bất cập xảy ra. Có những tồn tại, bất cập thuộc về pháp luật, có tồn tại về cơ chế, chính sách, trình độ, phẩm chất của cán bộ công chức trực tiếp tham gia vào quá trình này. Ngoài ra còn có những khó khăn về mặt khủng hoảng kinh tế toàn cầu nói chung cũng như những thay đổi trong chính sách cho- nhận con nuôi ở các nước cho- nhận con nuôi nói riêng. Những điều này đã có tác động không nhỏ đến quá trình cho trẻ em Việt Nam đi làm con nuôi ở nước ngoài.

Mặt khác việc ngày càng mở rộng ký kết các hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam với các nước, đã có những tác động quan trọng đối với các nước, các tổ chức quốc tế và đặc biệt là các Cơ quan đại diện của nước ngoài ở Việt Nam. Họ đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong việc “hài hóa hóa” các quy định trong nước và các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế và bày tỏ mong muốn Việt Nam gia nhập Công ước Lahay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Đây là điều ước quốc tế đa phương quan trọng nhất trong lĩnh vực này.

Quá trình hội nhập khu vực và thế giới trên nhiều lĩnh vực, phương diện khác nhau luôn đòi hỏi mỗi quốc gia phải hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách của mình. Trong bối cảnh hiện nay, việc Nhà nước ngày càng tham gia sâu rộng vào quan hệ quốc tế, hợp tác trên nhiều lĩnh vực là một minh chứng về thiện chí và quyết tâm to lớn của Đảng và Nhà nước. Do đó việc Việt Nam gia nhập Công ước Lahay về nuôi con nuôi cũng không nằm ngoài những mục tiêu quan trọng đó. Để đạt được điều đó, chúng ta phải tự hoàn thiện cơ chế, chính

85

sách về nuôi con nuôi, tạo độ tin cậy đối với những nước nhận nuôi và với cộng đồng quốc tế. Đó cũng là yêu cầu của quốc tế, tiền đề để chúng ta thực thi có hiệu quả Công ước về vấn đề nuôi con nuôi quốc tế.

86

KẾT LUẬN

Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là vấn đề hiện được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Đây là vấn đề nhân đạo mang tính nhạy cảm cao trong quan hệ giữa các nước, đặc biệt là giữa những nước có chế độ chính trị và xã hội khác nhau. Trong điều kiện toàn cầu hóa, nuôi con nuôi quốc tế đã thực sự trở thành vấn đề nhân đạo mang tính toàn cầu và đã được thể chế hóa trong pháp luật quốc tế và trong nước. Ở nước ta trong những năm gần đây nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được Nhà nước đặc biệt quan tâm bằng việc ban hành nhiều văn bản, chính sách, quy chế xử lý trong vấn đề nuôi con nuôi nước ngoài. Không phải ngẫu nhiên mà vấn đề nuôi con nuôi quốc tế xuất hiện ở nước ta cùng với quá trình toàn cầu hóa diễn ra rộng khắp trên toàn thế giới vào giữa những năm 1990 của thế kỷ trước, cùng với chính sách của Đảng và Nhà nước ta.

Những con số và mô hình nuôi con nuôi quốc tế đã thay đổi trong những năm qua, không chỉ đơn giản là phản ánh nhu cầu khách quan của trẻ em cần mái ấm gia đình và cha mẹ nuôi tiềm năng mà còn phản ánh tính thời sự của vấn đề nuôi con nuôi quốc tế cũng như sự thay đổi trong thái độ nhận thức về văn hóa. Ở những nước nghèo và đang phát triển, tốc độ tăng trưởng dân số cao nhưng mức thu nhập lại thấp, điều kiện sống khó khăn, từ lâu đã dư thừa một số lượng lớn trẻ em không được chăm sóc đầy đủ, buộc phải lớn lên trong những trại trẻ mồ côi không đảm bảo tiêu chuẩn hoặc phải tự kiếm sống trên đường phố. Tuy nhiên chế độ phúc lợi ở những nước này kém, ngân sách eo hẹp, không có khả năng nuôi dưỡng số lượng lớn trẻ em bị mồ côi. Do đó nhu cầu của những nước này cho trẻ em đi làm con nuôi ở nước ngoài là rất lớn. Trong khi đó ở những nước phát triển, do nhiều nguyên nhân khác nhau, dân số có xu hướng giảm do tỷ lệ những cặp gia đình không sinh con ngày càng tăng thì việc nhận nuôi con nuôi quốc tế dường như là một lựa chọn khả thi cho những gia đình này.

Rõ ràng nuôi con nuôi quốc tế ngày càng được cộng đông quốc tế quan tâm và dần dần đã trở thành vấn đề được luật quốc tế pháp điển hóa và điển hình

87

rõ ràng nhất là Công ước Lahay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Đây là Công ước quy định một cách tổng thể, toàn diện nhất về các nguyên tắc, điều kiện và cơ chế hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế và bảo vệ trẻ em trên phạm vi toàn cầu.

Được đặt ra từ năm đầu những năm 1990, việc Việt Nam ký và phê chuẩn Công ước LaHay là “điều tất yếu” để có cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng ổn định và lâu dài cho công tác bảo vệ trẻ em, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước thành viên nhằm bảo đảm quá trình giải quyết cho trẻ em làm con nuôi theo đúng tinh thần nhân đạo, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, ngăn ngừa các hành vi mua bán trẻ em hoặc lợi dụng việc nuôi con nuôi nhằm mục đích trục lợi; Tiếp tục hợp tác mở rộng việc giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở những thành viên của Công ước có nhu cầu mà không phải ký kết điều ước song phương như Anh, Hà Lan, Bỉ, Đức, Na Uy,…, cũng như tiếp tục giải quyết vấn đề nuôi con nuôi với những nước đã ký kết Hiệp định song phương về nuôi con nuôi với Việt Nam nhưng đã hoặc chuẩn bị hết hiệu lực (như Mỹ, Thụy Điển, Ireland); Đồng thời, tạo cơ hội để Việt Nam tham gia vào cơ chế hợp tác quốc tế đa phương, nhằm trao đổi thông tin pháp luật, kinh nghiệm, tranh thủ sự hỗ trợ nhân đạo, giúp đỡ kỹ thuật và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực nuôi con nuôi.

Trong khuôn khổ pháp luật trong nước, các quy định về nuôi con nuôi cũng dần được hoàn thiện theo các chuẩn mực nhân đạo quốc tế được khẳng định trong Công ước Lahay. Với sự ủng hộ tích cực từ phía Hội nghị LaHay về tư pháp quốc tế và Đại sứ quán các nước có quan hệ hợp tác về NCN với Việt Nam, cũng như các Bộ, ngành hữu quan, ngày 7/12/2010, Việt Nam đã chính thức ký Công ước và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/02/2012.

Để đến được với Công ước Lahay, những người làm công tác quản lý Nhà nước về nuôi của Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành hữu quan đã trải qua hơn nửa thập kỷ với những phút giây căng thẳng trong những cuộc đàm phán, những cân nhắc khi điều chỉnh, xây dựng các qui định pháp luật trong nước để đảm bảo nguyên tắc tương thích với Công ước mà vẫn phù hợp với Hiến pháp và pháp

88

luật trong nước, lợi ích quốc gia và đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Và trên hết, là sự tận tâm vì quyền lợi của những trẻ em bất hạnh, đang cần có mái ấm để được lớn lên trong yêu thương và phát triển toàn diện.

Song thành quả này chỉ là sự bắt đầu cho những thách thức mới đang chờ ở phía trước để Việt Nam có thể thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nghĩa vụ thành viên cũng như thực thi có hiệu quả Công ước. Vì khi đã gia nhập Công ước LaHay, bên cạnh những thuận lợi nhận được trong lĩnh vực nuôi con nuôi, Việt Nam sẽ phải “gánh” thêm nhiều nghĩa vụ quốc tế /.

DANH MỤC TÀI LIỆU

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Hồng Bắc, Một số vấn đề cần giải quyết khi Việt Nam gia nhập Công ước Lahaye năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước”, Tạp chí Luật học số chuyên đề 3/2003 - ĐH Luật Hà Nội.

89

2. Vũ Ngọc Bình, chuyên viên UNICEF Việt Nam, “International adoption in international law”.

3. Vũ Ngọc Bình, Vấn đề con nuôi nước ngoài trong pháp luật quốc tế, (2004)

4. Báo cáo điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình, ngày 01/04/2005, Tổng cục Thống kê

5. Các tài liệu tham khảo từ Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp

6. Gia nhập Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế - Một đòi hỏi mang tính cấp bách của Việt Nam, TS. Nguyễn Bá Bình, Đại học Luật Hà Nội

7. Điều 17, Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về các nguyên tắc xã hội và pháp lý liên quan đến việc bảo vệ và phúc lợi trẻ em, đặc biệt là việc bảo trợ, nuôi con nuôi trong nước và nước ngoài

8. Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

9. Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/07/2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngòai.

10.Nghị định 69/2006/NĐ-CP ngày 21/07/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 68/2002/NĐ-CP.

11.Nguyễn Phương Lan (2006), “Cơ sở lý luận và thực tiễn của chế định pháp lý về nuôi con nuôi ở Việt Nam”, Đại học Luật Hà Nội.

12.Siết chặt kiểm soát hồ sơ cho con nuôi người nước ngoài”, đăng trên địa chỉ website: http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/07/3BA04D54/

13.Thông tư của Bộ Tư pháp số 07/2002/TT-BTP ngày 16/12/2002 về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 68/2002/NĐ-CP.

14.Thông tư của Bộ Tư pháp số 08/2006/TT-BTP ngày 08/12/2006 hướng dẫn thực hiện một số quy định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

15.Vũ Đức Long (10/2005), Đề tài khoa học cấp Bộ: “Hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trước yêu cầu gia nhập Công ước

90

LaHay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế”, Viện Khoa học pháp lý.

16.Vụ pháp luật quốc tế - Bộ Tư pháp (2006), “Pháp luật tương trợ tư pháp quốc tế”, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr. 11

TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI

17. Altstein, H. and R. Simon (1991), “Intercountry Adoption: A Multinational Perspective, New York.

18. Alexander D. Gonzalez (2007), The Hague intercountry adoption act and its interaction with Islamic law: can an imperfect enforcement mechanism creat cause for concern,Gonzaga Journal of International Law.

19.Barbara Yngvesson (2003), Going “Home”: Adoption, Lost of Bearings, and the Mythology of roots, The University of Chicago Press.

20.Barbara Yngvesson (2010), Belonging in an Adopted World, Race, Identity, and Transnational Adoption, The University of Chicago Press.

21.Catherine M. Bitzan, Our Most Precious Resource: How South Korea is Poised to Change the Landscape of International Adoption.

22.Camelia Manuela Lataianu (2003), Social Protection of Children in Public Care in Romania From the Perspective of EU IntegrationCouncil of Europe, European Treaty Series, No. 058.

23.Convention on the Rights of the Child, U.N. Doc A/44/25 (Sep. 2, 1990).

24.Cynthia R. Mabry, Lisa Kelly (2006) Adoption law: theory, policy and practice.

25.David Brodzinsky, Jesús Palacios (2005), Psychological issues in adoption: research and practice .

26.Diana Marre, Laura Briggs (2009), International adoption: global inequalities and the circulation of childrenpage, pp. 164.

27.Eliezer David Jaffe (1995), Intercountry adoptions: laws and perspectives of "sending" couintries.

91

28.Elisabeth J.Ryan (2006), For the Best interest of the Children: Why the Hague Convention of International Adoption needs to go father, as evidenced by implementation in Romania and the United States, Boston College international and Comparative review.

29.Elizabeth Bartholet, Adoption among nations, in FAMILY BONDS: Adoption, Infertility and the New world of child Production 118 (Beacon Press 1999) (1993)

30.Elizabeth Bartholet, Beyond Biology: The Politics of Adoption and Reproduction, 1995.

31.Elizabeth Bartholet (1988), International Adoption: Overview, in ADOPTION LAW AND PRACTICE, edited by Joan H. Hollinger, 1-43, Matthew Bender Publisher.

32.Elizabeth Bartholet (1993), International Adoption: Current Status and Future Prospects, in THE FUTURE OF CHILDREN 1 (Spring): 89-103.

33.Elizabeth Bartholet (1999), Family bonds: Adoption, Infertility and the New World of Child Production, Beacon Press, Boston.

34.Elizabeth Bartholet (2005), International Adoption, in CHILDREN AND YOUTH IN ADOPTION, ORPHANAGES, AND OSTER CARE 107 (Lori Askeland ed,), Greenwood Publishing Group Inc.

35.Elizabeth Bartholet, International Adoption: thoughts on the human rights issues.

36.Ellen Herman (2008), Kinship by design: a history of adoption in the modern United States, The University of Chicago Press.

37.Fiona Bowie (2004), Cross-cultural approaches to adoption.

38.Gabriela Marguez, Transnational Adoption: The Creation and Ill Ef- fects of an International Black Market Baby Trade

39.Geraldine Van Bueren (1998), The International Law on the Rights of the Child.

40.Hague Conference on Private International Law, Collection of Conventions (1951-1996).

92

41.Hilary Poole (……), Human rights: The essential reference, Oryx press.

42.Holly Cullen (2007), The role of international law in the elimination

Một phần của tài liệu Thực trạng và triển vọng của Việt Nam trong gia nhập và thực thi Công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế (Trang 83 - 115)