Khung pháp luật hiện hành của Việt Nam trong việc điều

Một phần của tài liệu Thực trạng và triển vọng của Việt Nam trong gia nhập và thực thi Công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế (Trang 61)

nuôi con nuôi quốc tế

Để điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi quốc tế, pháp luật là công cụ mang tính hiệu quả và hiệu lực nhất. Pháp luật về nuôi con nuôi quốc tế hiện hành ở Việt Nam gồm có 2 nguồn: nguồn quốc tế và nguồn quốc gia.

Ở nguồn quốc tế, trong 15 hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký với các nước thì có khá nhiều hiệp định đã đề cập ở mức độ nhất định về vấn đề nuôi con nuôi quốc tế. Bên cạnh đó không thể không nhắc đến 13 hiệp định về hợp tác nuôi con nuôi (Agreement on mutual cooperation concerning adoption) mà Việt Nam đã ký liên quan đến 10 nước, bao gồm: Pháp (01/02/2000), Đan Mạch (26/05/2003), Italia (13/06/2003), Ailen (23/09/2003), Thụy Điển (04/02/2004), 3 cộng đồng ngôn ngữ thuộc Vương quốc Bỉ (17/03/2005), Mỹ (21/6/2005), Canada (27/06/2005), Bang Québec - Canada (15/09/2005), Thụy Sĩ (20/12/2005) và Tây Ban Nha (05/12/2007).

Về phía pháp luật quốc gia, vấn đề nuôi con nuôi quốc tế hiện được quy định tại tại các văn bản như: Luật hôn nhân và gia đình năm 2000; Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/07/2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; Nghị định 69/2006/NĐ-CP ngày 21/07/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều

62

của Nghị định 68/2002/NĐ-CP; Thông tư của Bộ Tư pháp số 07/2002/TT-BTP ngày 16/12/2002 về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP; và Thông tư của Bộ Tư pháp số 08/2006/TT-BTP ngày 08/12/2006 hướng dẫn thực hiện một số quy định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Thực tiễn thực thi hiện nay cho thấy điểm nổi bật nhất là sự hạn chế trong việc điều chỉnh hoạt động cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Pháp luật về nuôi con nuôi hiện hành chỉ phát huy hiệu lực chủ yếu ở phần đầu của quá trình cho nhận con nuôi đó là điều kiện của người nhận nuôi, của con nuôi, thủ tục cho nhận… Còn đối với giai đoạn sau của quá trình nuôi con nuôi quốc tế (vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích của đứa trẻ trong mối quan hệ với bố mẹ nuôi ở nước mà nó cư trú)- sau khi trẻ em Việt Nam đã được bàn giao cho bố mẹ nuôi thì gần như pháp luật Việt Nam không thể phát huy giá trị hiệu lực do xuất phát từ nguyên lý cơ bản về hiệu lực của hệ thống pháp luật mỗi quốc gia- chỉ có giá trị trên lãnh thổ của mình

2.2.3 Ý nghĩa thực tiễn khi Việt Nam tham gia Công ƣớc Lahay năm 1993

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của việc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam thì việc Việt Nam gia nhập Công ước Lahay là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Bởi vì, khi gia nhập Công ước Lahay 1993 sẽ thúc đẩy quá trình hoàn thiện pháp luật về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, đồng thời giúp Việt Nam hội nhập tốt hơn vào cộng đồng quốc tế, cùng phấn đấu với mục tiêu chung vì hạnh phúc của trẻ em.

Thứ nhất, Việt Nam là nước đang phát triển, tốc độ tăng trưởng dân số cao song mức sống lại thấp, điều kiện sống khó khăn, nhiều trẻ em cần được nuôi dưỡng nhưng bản thân ngân sách nhà nước lại rất eo hẹp không có khả năng trang trải, nuôi dưỡng cho số lượng lớn trẻ mồ côi, bị bỏ rơi, trẻ lang thang, tàn tật. Do vậy nuôi con nuôi quốc tế được Đảng và Nhà nước ta quan tâm kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đất nước.

63

Do đó, số lượng trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài chiếm tỉ lệ lớn hơn so với các nước trong khu vực. Vì vậy, việc tham gia Công ước sẽ tạo cơ sở pháp lý trong việc bảo vệ quyền lợi của trẻ em, đặc biệt là bảo vệ trẻ em Việt Nam sau khi đã được giải quyết cho làm con nuôi người nước ngoài.

Thứ hai, việc gia nhập và thực thi Công ước sẽ tạo điều kiện cho chúng ta có cơ chế hợp tác quốc tế rộng lớn với các nước trong lĩnh vực nuôi con nuôi, khắc phục được hạn chế của các Hiệp định song phương về nuôi con nuôi chỉ điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi phát sinh giữa công dân hai nước kí kết, nhưng thực tế quan hệ nuôi con nuôi thường phát sinh giữa công dân nước ta với công dân các nước chưa kí kết hiệp định. Đồng thời, việc Việt Nam gia nhập Công ước Lahay 1993 sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí đáng kể cho việc đàm phán, kí kết hiệp định hợp tác nuôi con nuôi với từng nước.

Thứ ba, việc gia nhập Công ước La Hay năm 1993 sẽ có một số điểm thuận lợi đối với công tác hợp pháp hoá. Theo các quy định trong Chương IV của Công ước Lahay 1993, việc cho con nuôi sẽ được quyết định trên cơ sở các bản báo cáo về cha mẹ nuôi và con nuôi của các Cơ quan Trung ương. Qua các báo cáo này, các Cơ quan Trung ương sẽ đánh giá cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định pháp luật của nước mình hay không. Nhờ đó, các điểm khác biệt giữa pháp luật các nước về từng loại giấy tờ cụ thể trong hồ sơ nuôi con nuôi sẽ được giải quyết. Ngoài ra, việc chuyển giao hồ sơ nuôi con nuôi thông qua Cơ quan Trung ương hoặc Cơ quan khác được uỷ quyền của các nước sẽ hạn chế được tình trạng giấy tờ giả mạo, giấy tờ không hợp lệ do các Cơ quan này phải thẩm tra trước các giấy tờ, tài liệu của nước mình. Các cơ quan có thẩm quyền về hợp pháp hoá sẽ không phải gặp phải nhiều khó khăn trong việc thẩm tra, xác minh giấy tờ như trước đây khi hồ sơ xin con nuôi do các cá nhân trực tiếp chuyển đến.

Thứ tư, việc tham gia và triển khai thực hiện Công ước, Việt Nam sẽ xây dựng cơ chế giải quyết việc cho và nhận nuôi con nuôi chặt chẽ, minh bạch vì lợi ích tốt nhất của đứa trẻ. Người nước ngoài sẽ không trực tiếp đến Việt Nam để tìm kiếm trẻ em mà hồ sơ nhận con nuôi sẽ được cơ quan trung ương của

64

nước nhận trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức được uỷ quyền chuyển đến cơ quan Trung ương của Việt Nam, sau đó cơ quan trung ương của Việt Nam làm đầu mối giải quyết, xử lý hồ sơ trong nội bộ. Người nước ngoài chỉ có mặt tại Việt Nam khi nào thủ tục đã hoàn tất. Quy trình này sẽ hạn chế được những tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình cho nhận con nuôi quốc tế.

Thứ năm, việc tham gia Công ước La Hay 1993 của Việt Nam làm cho cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn thiện chí của Nhà nước Việt Nam trong việc bảo đảm các quyền con người nói chung và quyền trẻ em nói riêng, qua đó tăng cường hỗ trợ về kĩ thuật, trang thiết bị, cơ sở vật chất cho công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, góp phần giảm bớt tình trạng trẻ em có hoàn cảnh bất hạnh.

Thứ sáu, việc tham gia Công ước La Hay không triệt tiêu khả năng kí kết các hiệp định song phương (theo Điều 39 Công ước) mà ngược lại chính là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc đàm phán, kí kết các điều ước quốc tế song phương về nuôi con nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng Công ước trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước thành viên Công ước.

Từ năm 2003, với việc Chính phủ ban hành Nghị định 68/2002/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 02/01/2003), và thành lập Cục con nuôi quốc tế (trực thuộc Bộ tư pháp) việc giải quyết các vụ việc nuôi con nuôi đã được thực hiện nhiều hơn so với thời gian trước. Tuy nhiên cơ sở pháp lý để giải quyết vẫn chỉ căn cứ vào các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ; việc giải quyết nuôi con nuôi mới chỉ thực hiện một chiều là người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Bên cạnh đó, trong số các Hiệp định đã ký kết với các nước, Hiệp định giữa Việt Nam và ba Cộng đồng ngôn ngữ Bỉ chưa có hiệu lực (do phía Bỉ chưa phê chuẩn), Hiệp định với Hoa Kỳ đã hết hiệu lực từ ngày 02/9/2008 và không gia hạn; Hiệp định với Ailen, Thụy Điển cũng hết hiệu lực từ 01/5/2009.

Ở góc độ quan hệ quốc tế, nhìn chung các nước đều ủng hộ và mong muốn Việt Nam ký và phê chuẩn Công ước Lahay 1993. Điển hình là ngày 25/02/2010, Đại sứ của 11 nước bao gồm: Úc, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Ý, Ailen, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Hoa Kỳ đã ra Tuyên bố chung gửi

65

Bộ Tư pháp bày tỏ mong muốn Việt Nam xem xét, chỉnh sửa dự thảo Luật nuôi con nuôi để đảm bảo phù hợp với Công ước Lahay 1993 và thông lệ quốc tế để sớm tham gia Công ước Lahay.

Như vậy, việc Việt Nam gia nhập Công ước La Hay năm 1993 sẽ là thuận lợi về mặt pháp lý để đảm bảo lợi ích tốt nhất đối với những trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi; công dân nước ngoài thường trú tại các nước đã gia nhập công ước có quyền được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam. Hơn nữa, việc tham gia Công ước có ý nghĩa quốc tế lớn, đánh dấu bước phát triển của Việt Nam vào quá trình thống nhất hoá các quy phạm tư pháp quốc tế. Đây là dịp để Việt Nam hoà nhập vào cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực Tư pháp quốc tế - lĩnh vực còn mới mẻ nhưng càng trở nên quan trọng đối với nước ta trong thời kì mở cửa và hội nhập hiện nay.

2.3 Những bất cập, hạn chế khi Việt Nam gia nhập và thực thi Công ƣớc Lahay năm 1993

2.3.1 Những hạn chế, bất cập về mặt thể chế

Đối chiếu với các quy định của Công ước La Hay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trên lĩnh vực con nuôi nước ngoài với pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam vào thời điểm gia nhập, ta có thể nhận thấy một số quy định trong pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài không phù hợp với các quy định của Công ước La Hay 1993. Bên cạnh đó tại Điều 40 của Công ước Lahay 1993 quy định “Không chấp nhận việc đưa ra bảo lưu đối với Công ước“. Do vậy, để gia nhập Công ước Lahay 1993, Việt Nam phải có những điều chỉnh pháp luật trong nước cho tương thích, cụ thể là:

Thứ nhất, về quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con. Theo Công ước Lahay 1993, có mở ra khả năng về việc chấm dứt quan hệ pháp lý trước đó giữa cha mẹ đẻ với trẻ em đã được nhận làm con nuôi. Tuy nhiên, các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành lại không mở ra khả năng như vậy, mà cho thấy vẫn tồn tại song song hai mối quan hệ pháp lý: cha mẹ nuôi - con nuôi và con nuôi - cha mẹ

66

đẻ. Quan hệ cha mẹ đẻ - con nuôi vẫn được pháp luật Việt Nam khẳng định cả ở khía cạnh quan hệ tài sản và nhân thân.

Dĩ nhiên, cần nhấn mạnh rằng nếu chúng ta vẫn giữ các quy định như vậy thì cũng không phải là một sự vi phạm Công ước Lahay 1993 nếu chiếu theo điều 26 là không bắt buộc việc nuôi con nuôi làm chấm dứt quan hệ pháp lý giữa trẻ em và cha mẹ đẻ. Việc nuôi con nuôi làm chấm dứt quan hệ pháp lý giữa trẻ em và cha mẹ đẻ, nếu việc nuôi con nuôi có hệ quả như vậy tại Nước ký kết nơi thực hiện việc nuôi con nuôi (Nước nhận).

Từ đó cho thấy sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Công ước Lahay, nếu trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi tại nước thành viên Công ước, nơi pháp luật quy định việc nuôi con nuôi làm chấm dứt quan hệ pháp lý giữa cha mẹ đẻ và con, thì trẻ em Việt nam sẽ không còn giữ quan hệ pháp lý với cha mẹ đẻ tại Việt Nam. Ngược lại nếu trẻ em Việt nam được nhận làm con nuôi tại nước thành viên Công ước Lahay, nơi pháp luật không quy định làm chấm dứt quan hệ pháp lý giữa cha mẹ đẻ và con, thì trẻ em Việt nam làm con nuôi ở nước ngoài vẫn giữ quan hệ pháp lý với cha mẹ đẻ ở tại Việt nam.

Thực tiễn thi hành Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt nam với các nước (Pháp, Ý, Đan Mạch, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha, Ailen, Hoa Kỳ, Canada) thời gian qua cho thấy, do pháp luật các nước này quy định việc nuôi con nuôi trọn vẹn làm chấm dứt quan hệ pháp lý giữa cha mẹ đẻ và trẻ em được cho làm con nuôi, nên sau khi nhận làm con nuôi tại các nước này, về mặt lý thuyết, trẻ em Việt nam không còn giữ quan hệ pháp lý với cha mẹ đẻ. Điều này nhằm bảo vệ tốt hơn lợi ích của trẻ em được nhận làm con nuôi, tránh cho trẻ em không bị mặc cảm, đảm bảo cho trẻ có cơ hội và điều kiện được hưởng tại Nước nhận tất cả những quyền và lợi ích ngang bằng với mọi trẻ em cư trú trên lãnh thổ nước nhận, đồng thời cũng tránh được việc cha mẹ đẻ có thể lợi dụng quyền cha mẹ đối với con cái để đòi hỏi cha mẹ nuôi, con nuôi giúp đỡ về kinh tế, vật chất.

Hơn nữa khi Việt Nam vẫn duy trì các quy định này sẽ gây khó khăn cho việc chấm dứt quan hệ pháp lý giữa cha mẹ đẻ - con nuôi, bởi vì nó đòi hỏi thêm

67

điều kiện về sự đồng ý của những người liên quan; hơn nữa sẽ tạo ra những rắc rối pháp lý trong trường hợp chúng ta là quốc gia nhận con nuôi.

Như vậy theo pháp luật Việt Nam, việc nhận con nuôi làm phát sinh sự tồn tại song song hai mối quan hệ: Mối quan hệ giữa đứa trẻ và cha mẹ đẻ và mối quan hệ giữa đứa trẻ và cha mẹ nuôi. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa pháp luật Việt Nam và quy định của Công ước. Đây là vấn đề phải đặc biệt lưu ý khi Việt Nam gia nhập Công ước La Hay 1993 và có thể phải xây dựng một Luật mới về nuôi con nuôi mới xử lý được vấn đề này.

Thứ hai, về độ tuổi của trẻ em được nhận làm con nuôi quốc tế. Theo quy định của Công ước Lahaye 1993 thì trẻ em có thể được nhận làm con nuôi là những người dưới 18 tuổi. Trong khi đó, pháp luật Việt Nam chủ yếu chỉ giải quyết việc cho làm con nuôi quốc tế đối với trẻ em dưới 15 tuổi. Trẻ em từ 15 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ được làm con nuôi quốc tế nếu thuộc diện trẻ em tàn tật hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Do đó vấn đề này cần nghiên cứu, xử lý đồng bộ với Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Thứ ba, về cơ quan có thẩm quyền quyết định việc cho - nhận con nuôi quốc tế. Công ước Lahay 1993 quy định các quốc gia phải chỉ định một Cơ quan trung ương có thẩm quyền để thực hiện việc cho - nhận con nuôi quốc tế, cơ quan này không chỉ là đầu mối về thông tin mà còn quyết định việc cho - nhận con nuôi quốc tế. Tuy nhiên, theo pháp luật Việt Nam hiện hành (thể hiện rõ nhất ở Luật hôn nhân và gia đình cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành) thì thẩm quyền cho - nhận con nuôi quốc tế lại thuộc về các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đối với trường hợp cho - nhận trẻ em ở khu vực biên giới với các nước láng

Một phần của tài liệu Thực trạng và triển vọng của Việt Nam trong gia nhập và thực thi Công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế (Trang 61)