Xu hướng nuôi con nuôi quốc tế những năm gần đây

Một phần của tài liệu Thực trạng và triển vọng của Việt Nam trong gia nhập và thực thi Công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế (Trang 35 - 38)

Trong khoảng một thập niên trở lại đây (1999-2010) đã chứng kiến sự lên – xuống rõ rệt số lượng trẻ em được cho đi làm con nuôi quốc tế. Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy rõ 1 sự sụt giảm số lượng trẻ em con nuôi kể từ năm 2004 quay về mốc năm 2001, tuy nhiên vẫn cao hơn những năm 90s.

Bảng 1.3 [70] cho thấy xu hướng nhận con nuôi từ năm 1998 đến năm 2009 tại 23 nước Nhận và chỉ ra sự thay đổi số lượng tại 4 quốc gia nhận nuôi chính (sau Mỹ). Trong khoảng thời gian này Canada, Pháp và Ý chứng kiến 1 sự suy giảm đáng kể số lượng nhận con nuôi, trong khi đó một số nước khác lại có tăng nhanh, điển hình là Tây Ban Nha. Từ năm 1998- 2004, số lượng con nuôi quốc tế tăng khoảng 42% nhưng sự gia tăng giữa các nước nhận chính có sự chênh lệch rõ. Sau khi đạt mốc đỉnh năm 2004 với 42,298 trẻ em được nhận làm con nuôi thì con số này chỉ còn 28,594 trẻ vào năm 2009, giảm 37% trong vòng 6 năm. Trong khi Ý và Canada tăng nhanh trong vòng 6 năm thì hầu hết các nước đều giảm. Mặc dù vẫn đứng đầu trong số các nước Nhận về số lượng trẻ em nhận làm con nuôi từ các nước Gốc trong năm 2009 nhưng Mỹ đã chứng kiến một sự sụt giảm đáng kể số lượng con nuôi, từ 22,884 xuống còn 11,780 (giảm gần một nửa).

36

Cho đến thời điểm này, Trung Quốc, Nga, Guatemala và Ethiopia là những nước cung cấp nguồn con nuôi nhiều nhất thế giới. Nhưng vì những lý do khác nhau, số lượng trẻ cho đi làm con nuôi quốc tế đã giảm mạnh trong thời gian qua. Theo số liệu của UNICEF, tại Trung Quốc số trẻ được đưa ra nước ngoài đã giảm mạnh từ 14.500 năm 2005 xuống còn 5.967 năm 2008 (bảng 1.4). Những thay đổi trong các chính sách xã hội và kinh tế đã ảnh hưởng đến số lượng trẻ cho làm con nuôi. Trước đây, do chính sách mỗi gia đình chỉ có một con, số trẻ sơ sinh gái được sinh ra ngoài ý muốn trở thành “trẻ mồ côi bất đắc dĩ” bị đưa ra nước ngoài rất nhiều (vì tâm lý chọn con trai ở Trung Quốc). Hiện nay, khi Chính phủ Trung Quốc điều chỉnh chính sách một con, cho phép một gia đình có điều kiện được sinh con thứ hai, khuyến khích xin con nuôi trong nước… số trẻ cho ra nước ngoài vì thế đã giảm mạnh [57].

Theo thống kê của giới chức Trung Quốc, năm 2008, số vụ xin con nuôi trong nước đã tăng hơn 37.000 vụ trong một năm. Gần 50% trẻ em Trung Quốc được đưa sang Mỹ làm con nuôi đều có những nhu cầu đặc biệt như bị tim bẩm sinh, hở hàm ếch và một số dị tật bẩm sinh khác [67]… Một nửa trong số những trường hợp đặc biệt này thông qua “Chương trình trẻ chờ đợi” của Chính phủ Trung Quốc, qua đó nhằm tìm kiếm các gia đình có điều kiện giúp đỡ những đứa trẻ đang cần được chăm sóc y tế [56].

Trong khi đó tại Nga, năm 2004, người nước ngoài đã nhận nuôi 9.425 trẻ em Nga và công dân Nga nhận nuôi khoảng 7.000. Nhưng đến năm 2008, chỉ có 4.413 trẻ em Nga được cho ra nước ngoài và các gia đình người Nga đã nhận nuôi đến 7.683 trẻ [71]. Một trong những lý do chính cho sự sụt giảm các vụ xin con nuôi của người nước ngoài là các nhà làm luật Nga đã nỗ lực thúc đẩy các vụ xin con nuôi trong nước. Chính phủ Nga hiện nay còn thưởng cho mỗi gia đình nhận trẻ làm con nuôi 1.000 USD và một khoản trợ cấp nhỏ hàng tháng. Theo chương trình do Thủ tướng Vladimir Putin khởi xướng từ năm 2006 khi ông là tổng thống, phụ nữ giờ đây có thể nhận đến hơn 10.000 USD cho việc nhận nuôi dưỡng đứa con nuôi thứ hai.[72] (xem bảng 8).

37

Còn tại Guatemala, nơi có nguồn cung cấp trẻ em làm con nuôi lớn thứ hai trê thế giới, mỗi năm cho đi khoảng gần 5.000 đứa trẻ, tức là cứ 100 đứa trẻ sinh ra thì có 1 đứa được cho đi [50].

Trong những ngày cuối năm 2007, với hàng loạt các vụ bê bối liên quan đến đánh cắp trẻ em và ép buộc các bà mẹ bán con, những nhà làm luật Guatemala đã bổ sung thêm quy định mới, theo đó khuyến khích chính sách hướng đến “thành lập một gia đình” ở ngay trong nước, ưu tiên cho họ hàng trước khi chọn các gia đình nước ngoài [70]. Và hiện nay các thủ tục nhận con nuôi cũng rất nhiêu khê nên ảnh hưởng đến quyền lợi của trẻ.

Theo ước tính, hiện nay có khoảng 4.000 trẻ em đang sống trong các trại mồ côi Guatemala hội đủ tiêu chuẩn được cho làm con nuôi trong các gia đình trong nước. Nhưng chỉ có 253 trẻ đã được nhận nuôi vì từ lúc nộp đơn cho đến lúc được giải quyết ít nhất cũng vài năm [84]. Những đứa trẻ cứ lớn lên và hiểu biết thêm, trong khi những bậc cha mẹ nuôi chỉ muốn nhận con khi còn là trẻ sơ sinh hoặc chỉ biết đi lẫm chẫm để tránh rắc rối về sau [50].

Trong khi các nước cho con nuôi khác có sự dao động lớn số lượng trẻ em cho đi làm conn nuôi thì Ethiopia là nước cho con nuôi duy nhất tăng dần đều theo các năm, đặc biệt có một số lượng lớn trẻ em vào Mỹ [53], nhất là sau sự kiện vợ chồng hai siêu sao điện ảnh Hollywood là Angelina Jolie và Brad Pitt nhận nuôi một bé gái Ethiopia.

Rõ ràng Ethiopia đang là nước cho trẻ em đi làm con nuôi quốc tế ấn tượng nhất. Với chưa đầy 500 trẻ em cho đi làm con nuôi năm 1998, gần 10 năm sau, năm 2007, con số này đã là 3,031 trẻ và đến năm 2009 là 4,564. Gần 80% trong số đó vào Mỹ, Tây Ban Nha và Ý [72].

Như vậy là sau một thập niên tăng trưởng đến năm 2004, tỉ lệ cho và nhận con nuôi quốc tế bắt đầu có dấu hiệu đi xuống, ngày càng ít trẻ em được cho đi làm con nuôi ở nước khác. Liệu sự suy giảm này sẽ còn tiếp hay không thì chưa ai có thể đoán được. Có thể sẽ còn tiếp tục giảm trong những năm tới nhưng xu hướng nuôi con nuôi quốc tế vào thập niên thứ hai của thế kỷ 21 sẽ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác.

38

Một phần của tài liệu Thực trạng và triển vọng của Việt Nam trong gia nhập và thực thi Công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế (Trang 35 - 38)