Vào giữa năm 2008 có 9 nước nhận con nuôi Việt Nam: Canada, Đan Mạch, Pháp, Ai-len, Ý, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ và Mỹ. Tất cả các nước nói trên đã tham gia công ước Lahay 1993, trừ Ailen đã ký nhưng đang chuẩn bị phê chuẩn. Cần phải hiểu rằng tất cả các nước tham gia Công ước Lahay 1993 đều “áp dụng các tiêu chuẩn và các quy định ghi trong Công ước về con nuôi quốc tế và tôn trọng những nước không tham gia Công ước” như Việt
48
nam chẳng hạn.
Vào thời điểm đó, Tây Ban Nha mới ký thỏa thuận song phương với Việt Nam mặc dù có nhiều câu hỏi được đưa ra trước đó, đặc biệt là Mỹ đã công bố chính thức vào tháng 4/2008. Những băn khoăn đó bao gồm: “…các hồ sơ xin con nuôi bị làm sai lệch do tham nhũng cùng sự yếu kém của hệ thống quản lý hoạt động con nuôi, …chưa thiết lập và công bố một biểu giá cho việc xin con nuôi,… giấy tờ bị làm giả hoặc sửa đổi, mẹ đẻ được trả tiền hoặc bị ép từ bỏ con, hay trẻ em được cho đi làm con nuôi mà bố mẹ đẻ không hề biết hay ưng thuận”. Khi chưa kết thúc đàm phán song phương, Mỹ và Việt Nam quyết định không gia hạn thỏa thuận 2005, vì vậy sẽ chấm dứt vào ngày 1/9/2008 mà không làm ảnh hưởng đến khả năng ký thoả thuận mới sau khi đã có các điều kiện nhất định [51]. Ngược lại Pháp và Ý đang theo đuổi thoả thuận song phương, mặc dù hai bên nhất trí rằng có một số vấn đề cần được làm rõ để đảm bảo minh bạch hơn.
Đối với trường hợp của Pháp, nhiều người đã ngạc nhiên khi biết được hoàn cảnh thực sự khiến cho nhiều trẻ (chiếm đại đa số trẻ Việt Nam được nhận làm con nuôi tới Pháp) bị bỏ rơi gần hoặc ở ngay tại các trại trẻ mồ côi hay trung tâm y tế. Nhiều người lo ngại về những trường hợp mà bề ngoài có vẻ như đã có những nỗ lực nhằm phá vỡ những quy trình đã được quy định, cũng như những vấn đề xảy ra do các địa phương có những quy trình, thủ tục rất khác nhau. Tuy nhiên, trong các buổi thảo luận giữa tổ chức UNICEF và lãnh sự quán Pháp thì không có ý kiến nào cho rằng các vấn đề kể trên nghiêm trọng đến mức đáng để đình chỉ việc nhận con nuôi quốc tế từ Việt Nam.[44]
Cũng giống như Pháp, Ý nhận thấy rằng những việc mỗi địa phương có những thủ tục khác nhau đã gây ra nhiều khó khăn. Ý cũng đã chỉ ra sự thiếu minh bạch cả trong việc lý giải lý do công bố một đứa trẻ là “có đủ điều kiện làm con nuôi” và trong quá trình giới thiệu trẻ em làm con nuôi với cha mẹ nuôi tiềm năng, cùng với những vấn đề khác. Nhiều quan ngại khác thì liên quan đến “viện trợ nhân đạo” trực tiếp cho các trại trẻ mồ côi, đôi khi phải thực hiện “dưới áp lực”. Tuy nhiên, Ý cho rằng cũng chưa có lý do gì đặc biệt liên quan đến việc
49
hạn chế nhận con nuôi quốc tế từ Việt Nam.
Vào cuối tháng 9/2008, các cơ quan Trung ương của Đan Mạch và Thụy Điển đã cùng tham gia đoàn công tác điều tra đến Việt Nam. Thông tin của chuyến công tác này đã đưa ra 02 kết quả khác nhau. Đan Mạch quyết định cấp phép cho cơ quan con nuôi Danadopt và tổ chức Hỗ trợ trẻ em quốc tế AC tiếp tục làm việc với 6 trại trẻ mồ côi mà họ đã cùng hợp tác, nhưng không tiếp tục mở rộng hợp tác với các cơ sở nuôi dưỡng khác [5]. Còn Thụy Điển cho rằng pháp luật về nuôi con nuôi của Việt Nam không cân nhắc đầy đủ đến các nguyên tắc cơ bản của việc nuôi con nuôi quốc tế và việc quản lý vấn đề nuôi con nuôi quốc tế của Việt Nam chưa đủ hiệu quả. Do đó, Thụy Điển đã chấm dứt thoả thuận song phương về nuôi con nuôi với Việt Nam vào ngày 1/5/2009 mặc dù quốc gia này có thể sẽ tiến hành đàm phán một thỏa thuận mới khi Việt Nam trở thành thành viên của Công ước Lahay và với điều kiện là các cơ quan của Thụy Điển không còn bị yêu cầu cung cấp viện trợ nhân đạo nữa.
Cuối cùng, thỏa thuận song phương giữa Việt Nam với Canada đang tiếp tục được thực hiện, mặc dù chưa có gì nổi bật. Tương tự, thỏa thuận với Thụy Sĩ cũng đang còn hiệu lực, mặc dù chỉ có một tổ chức đựơc cấp phép và số lượng thành công chiếm rất ít.