Thực tiễn thực thi Công ước Lahay năm 1993 ở Mỹ

Một phần của tài liệu Thực trạng và triển vọng của Việt Nam trong gia nhập và thực thi Công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế (Trang 40 - 45)

A. Khái quát vấn đề nuôi con nuôi ở Mỹ

Mỹ là quốc gia tiếp nhận gần một nửa số lượng con nuôi quốc tế. Thực tế con nuôi quốc tế hầu như không tồn tại cho đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, khi những thành viên của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ trở về nhà với những câu chuyện về những đứa trẻ mồ côi ở những quốc gia bị chiến tranh tàn phá như Đức, Italia, Hy Lạp và một phần châu Âu. Những đứa trẻ này phần lớn là da trắng và được người Mỹ sẵn sàng đón nhận.

Nuôi con nuôi quốc tế thực sự được chấp nhận rộng rãi ở Mỹ sau chiến tranh Triều Tiên. Chiến tranh Triều Tiên đã khiến nhiều trẻ em lai ra đời, kết quả của những ông bố là lính Mỹ và phụ nữ Triều Tiên. Có khoảng 38,000 trẻ em Hàn quốc được Mỹ nhận nuôi từ năm 1953-1981 [21]

Hiện nay phần lớn trẻ em nhận nuôi vào Mỹ chủ yếu là Trung Quốc. Do chính sách một con của chính phủ Trung Quốc mà hàng năm có hàng nghìn đứa trẻ Trung Quốc, chủ yếu là bé gái bị bỏ lại các trại trẻ mồ côi. Những tác động của Công ước Lahay đặc biệt có liên quan đến Mỹ vì sự tham gia sâu rộng của quốc gia này vào hoạt động thực tiễn nuôi con nuôi quốc tế.

41

Trái ngược với sự thiếu trách nhiệm của Rumani đối với Công ước, Mỹ đã có những bước tiến quan trọng trong việc thực thi Công ước. Quốc gia này ký gia nhập Công ước ngày 31/3/1994 nhưng chưa phê chuẩn cho đến tháng 3/2006. Thực tế Mỹ đã thực thi Công ước thành công, tốt hơn rất nhiều so với Rumani. Rumani vội vã phê chuẩn Công ước mà không có bất cứ một biện pháp thi hành nào và bản thân môi trường chính trị và xã hội xung quanh vấn đề nuôi con nuôi ở Rumani cũng khác xa so với Mỹ. Một sự khác biệt hiển nhiên nhất giữa Mỹ và Rumani đó là Mỹ là nước tiếp nhận con nuôi trong khi Rumani là nước cho con nuôi.

Mỹ bắt đầu chuẩn bị cho việc thực thi Công ước từ năm 1998 dưới thời tổng thống Clinton. Trong hai năm, Quốc hội nước này đã thông qua Đạo luật nuôi con nuôi quốc tế (The Intercountry Adoption Act- IAA) năm 2000 và chính thức phê chuẩn Công ước Lahay, trong đó Bộ Ngoại giao Mỹ là Cơ quan trung ương và Ngoại trưởng Mỹ có trách nhiệm đảm bảo Cơ quan trung ương sẽ thực hiện đầy đủ các yêu cầu của Công ước Lahay [25].

IAA giải quyết mọi vướng mắc mà cha mẹ nuôi tiềm năng Mỹ sẽ gặp phải trong quá trình xin nhận nuôi con nuôi nước ngoài. Những vướng mắc này bao gồm cả việc giải thích rõ những định nghĩa không rõ ràng về việc ai có đủ khả năng nhận nuôi trẻ quốc tế; giải đáp những khúc mắc trong các thủ tục nhập cư phức tạp hay những luật nuôi con nuôi cụ thể ở những nước khác nhau…

Không có sự ủy thác của Cơ quan trung ương theo Công ước Lahay để đảm bảo quá trình nhập cư, Mỹ có thể không phải thực thi theo luật pháp liên bang. Theo truyền thống, nuôi con nuôi chịu sự quản lý của luật pháp từng bang. Mặt khác, quá trình nhập cư lại nằm trong giới hạn của chính phủ liên bang, do đó luật pháp liên bang cần thiết trong việc quản lý việc nuôi con nuôi quốc tế [64].

Hiện nay, nếu Cục nhập cảnh và Công dân Mỹ không chấp nhận một đứa trẻ nhập cư vào Mỹ với tư cách là một công dân Mỹ hay là tạm trú hợp pháp tại Mỹ thì đứa trẻ đó sẽ không được vào và sống ở Mỹ. Một đứa trẻ, là con nuôi nước ngoài và được công dân Mỹ nhận nuôi tại nước Gốc của đứa trẻ, không

42

được mặc nhiên nhập cư vào Mỹ cũng như trở thành công dân Mỹ. Cha mẹ nuôi phải làm đơn xin nhận trẻ làm con nuôi là trẻ mồ côi. Theo luật Mỹ, đứa trẻ đó phải dưới 16 tuổi, cha mẹ đẻ đã chết và bỏ lại đứa trẻ hoặc cha mẹ ko có đủ khả năng chăm sóc đứa trẻ.

Mặc dù định nghĩa về trẻ mồ côi này có vẻ toàn diện và đơn giản, một đứa trẻ ở nước Gốc của chúng được coi là “có khả năng trở thành con nuôi” thì Mỹ vẫn có thể từ chối nhập cư vào Mỹ dù đứa trẻ đó đã được nhận nuôi hợp pháp ở nước mẹ đẻ của chúng mà không đáp ứng được định nghĩa “trẻ mồ côi” theo luật Mỹ[64]. Mỹ sẽ yêu cầu chứng minh cha mẹ đẻ của đứa trẻ không có đủ khả năng nuôi dạy đứa trẻ dựa trên tiêu chuẩn của quốc gia cho con nuôi. Do đó nếu đứa trẻ có cả cha lẫn mẹ mà cha mẹ chúng lại muốn từ bỏ đứa trẻ vì không có khả năng chăm sóc chúng thì Mỹ cũng sẽ không coi chúng là trẻ mồ côi, do đó cũng không cho phép chúng nhập cư vào Mỹ [17]. Ngoài ra Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của Mỹ cũng sẽ làm việc trực tiếp với Cơ quan trung ương của nước cho con nuôi để đảm bảo chắc chắn rằng đứa trẻ cho đi làm con nuôi là “đủ tiêu chuẩn làm con nuôi” và luật pháp của nước cho trẻ đi làm con nuôi phù hợp với Công ước Lahay và luật pháp Mỹ.

Nói tóm lại, với sự chuẩn bị kĩ lưỡng và việc tham gia sâu rộng công tác nuôi con nuôi quốc tế, Mỹ có thể thực thi Công ước Lahay một cách hiệu quả. Thủ tục và cơ cấu hiện tại sẽ giúp Mỹ đơn giản hóa quá trình nuôi con nuôi với mục tiêu cao nhất là để phục vụ lợi ích tốt nhất của trẻ. Mỹ đã hoàn toàn theo đúng những yêu cầu của Công ước, đồng thời phù hợp với đạo luật về nuôi con nuôi ở trong nước. Quả thật điều này trái ngược với thất bại hoàn toàn của Rumani khi thực thi hiệu quả Công ước Lahay năm 1993.

Tiểu kết chƣơng 1

Nuôi con nuôi quốc tế đã phát triển mạnh trong vài thập niên sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, và được công nhận như một phương thức quan trọng để đáp ứng nhu cầu của những cha mẹ không có con trên thế giới. Những nghiên cứu về nuôi con nuôi đã cho thấy con nuôi, dù trong hay ngoài

43

nước, nhìn chung đã phục vụ được lợi ích của trẻ em tốt hơn rất nhiều so với việc được nuôi dưỡng tại các trại trẻ mồ côi hay ở các trung tâm nuôi dưỡng.

Sau hơn một thập kỷ phát triển mạnh, đến năm 2004 số lượng con nuôi quốc tế bắt đầu đi xuống khi số trẻ em ở nước gốc cho đi làm con nuôi nước ngoài ít đi. Theo các số liệu đã phân tích thì rõ ràng rằng xu hướng giảm kể từ năm 2004 là không đồng đều, với một số nước, đặc biệt là Italy, đã có sự gia tăng trong giai đoạn này. Trong năm 2009 số lượng trẻ em con nuôi cũng bắt đầu tăng trở lại ở một số nước đã trải qua một sự suy giảm đáng kể trong năm 2008, như Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy.

Những chỉ số năm 2010 cho thấy có sự gia tăng số lượng trẻ em con nuôi Ý và tăng đáng kể ở Pháp, chủ yếu là do việc nhận con nuôi từ Haiti sau trận động đất. Tuy nhiên, số lượng con nuôi vào Mỹ vẫn tiếp tục giảm, mặc dù hơn 1.000 thị thực khẩn cấp được cấp cho trẻ em từ Haiti. Với những con số thống kê hiện tại ở năm quốc gia nhận con nuôi chính, khó có thể nói chính xác được tổng số con nuôi đựoc nhận ở tất cả các nước nhận trên thế giới. Tuy nhiên khả năng số lượng con nuôi quốc tế vẫn có thể tiếp tục diễn ra trong những năm tới.

Ở Châu Á, trong nhiều năm khu vực này luôn chiếm quá nửa số lượng trẻ em được cho đi làm con nuôi quốc tế. Tuy nhiên từ năm 2005 đến 2009 tỷ lệ nhận con nuôi từ châu Á giảm từ 47% xuống 35%. Điều này là do một sự sụt giảm đáng kể số lượng con nuôi từ Trung Quốc và xu hướng vẫn tiếp tục giảm ở Hàn Quốc và Ấn Độ. Sự suy giảm số lượng con nuôi quốc tế ở Trung Quốc và những nước khác ở châu Á có thể sẽ tiếp tục trong những năm tới và cùng với nó là sự suy giảm chung số lượng con nuôi quốc tế trên toàn thế giới [55].

Ở Châu Mỹ Latinh, năm 2010 được đánh dấu bởi một sự gia tăng lớn số lượng trẻ em đi làm con nuôi từ Haiti sau những hậu quả của trận động đất nhưng điều này có thể sẽ không lặp lại trong những năm tiếp theo. Số lượng trẻ em cho đi làm con nuôi quốc tế ở Mỹ Latinh sẽ duy trì ở mức thấp cho đến khi vấn đề của Guatemala được giải quyết và điều này có nghĩa là cha mẹ nuôi tiềm nằng ở Mỹ sẽ tiếp tục đối mặt với sự thiếu hụt lớn về số lượng trẻ em con nuôi trong tương lai.

44

Sự sụt giảm này cũng sẽ tiếp tục diễn ra ở châu Âu, nguồn cung cấp chính trẻ em cho làm con nuôi quốc tế từ những năm 1990. Cho tới năm 2004 con nuôi từ Đông Âu vẫn chiếm tới hơn 30% tổng số trẻ em con nuôi trên toàn thế giới, tuy nhiên đến năm 2008 con số này đã giảm xuống còn 20%. Nhận con nuôi từ Romania và Belarus đã kết thúc và xu hướng trong tương lai sẽ phụ thuộc vào sự thành công của Nga trong việc thúc đẩy nuôi con nuôi trong nước.

Khu vực duy nhất cho thấy khả năng tăng số lượng con nuôi quốc tế là châu Phi mà chủ yếu làtừ Ethiopia. Năm 2003 các nước châu Phi chỉ chiếm 5% trong tổng số con nuôi quốc tế toàn thế giới, đến năm 2009, họ đã cung cấp 22% trẻ em cho đi làm con nuôi. Ở các nước châu Phi khác gần đây cũng có sự gia tăng số lượng trẻ em cho đi làm con nuôi quốc tế, đặc biệt là Cộng hòa Dân chủ Congo, Mali, Nigeria và Nam Phi. Tất cả trong số này đều có khả năng nằm trong top 20 nước cho con nuôi trong vài năm tới.

Tuy nhiên sự gia tăng mạnh mẽ trong số lượng nhận nuôi con nuôi quốc tế đã tạo ra một thị trường đen quốc tế chuyên mua bán trẻ em. Để ngăn chặn hiện tượng tiêu cực này, năm 1993 Hội nghị Lahay về Tư pháp quốc tế đã nhóm họp và đề xuất Công ước Lahay với mục tiêu đảm bảo những lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Công ước Lahay năm 1993, một tài liệu pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của trẻ em, đã quy định các nghĩa vụ của các cơ quan có thẩm quyền của nước cho và nước nhận con nuôi. Công ước đảm bảo rằng việc cho và nhận con nuôi nằm trong thẩm quyền của của những cơ quan có năng lực và dựa trên sự hiểu biết thấu đáo và đồng thuận của các bên liên quan. Công ước cũng nhằm bảo đảm việc cho và nhận con nuôi giữa các nước cũng được bảo vệ và tuân theo những tiêu chuẩn được áp dụng cho việc cho và nhận con nuôi ở trong nước và việc cho và nhận con nuôi không phải vì mục đích tài chính của các bên.

45

Chƣơng 2: THỰC TIỄN NUÔI CON NUÔI QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM VÀ SỰ CẦN THIẾT GIA NHẬP CÔNG ƢỚC LAHAY NĂM 1993 VỀ BẢO VỆ TRẺ EM VÀ HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI QUÔC TẾ

Một phần của tài liệu Thực trạng và triển vọng của Việt Nam trong gia nhập và thực thi Công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)