Các thỏa thuận song phương

Một phần của tài liệu Thực trạng và triển vọng của Việt Nam trong gia nhập và thực thi Công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế (Trang 50 - 52)

Trong những năm qua con nuôi quốc tế từ Việt Nam đã áp dụng các nguyên tắc trong khung thoả thuận ký kết với “từng nước nhận” con nuôi. Và điều đó thể hiện cả tính tích cực và tiêu cực.

Về mặt tích cực, điều đó có nghĩa rằng “quan hệ đặt biệt” do thỏa thuận song phương đó đặt ra đã không loại trừ một số nước nhất định khi xem xét cụ thể về việc thỏa thuận và đã trì hoãn quan hệ đó. Trong thực tế, một trong những quan ngại đưa ra về ý tưởng thỏa thuận song phương là mối liên hệ ưu ái mà họ đã xây dựng giữa “nước nhận con nuôi” và “nước cho con nuôi” dường

51

như gây trở ngại cho những vấn đề của thoả thuận. Vì vậy cần lưu ý rằng tại Việt Nam trong một số trường hợp vấn đề này đã không đựơc thực hiện. Tuy vậy cũng có một số mặt tiêu cực.

Thứ nhất là các điều kiện mà thỏa thuận đó là cơ sở, đảm bảo sự không phù hợp hoặc không đủ. Họ chính thức thừa nhận các quy trình và thông lệ khác với tinh thần của Công ước Lahay 1993- một lần nữa cần phải nhấn mạnh rằng các nước tham gia công ước Lahay phải áp dụng các nguyên tắc của Công ước này khi làm việc với các nước không tham gia Công ước.

Một quan ngại khác trong các thỏa thuận song phương là vai trò của các tổ chức nuôi con nuôi đã được công nhận, trong đó đáng chú ý là yêu cầu hỗ trợ các dự án nhân đạo có liên quan đến nuôi con nuôi.Vấn đề phí, như quy định tại điều 32 của Công ước Lahay, cũng chưa được đề cập và giải quyết đầy đủ trong tất cả các thỏa thuận song phương. Hơn nữa, các thỏa thuận song phương không bàn đến vấn đề công nhận các tổ chức nuôi con nuôi.

Một số thỏa thuận song phương chưa đề cập và giải quyết một cách đầy đủ những điều kiện được quy định tại điều 4 Công ước Lahay năm 1993, như yêu cầu cần đảm bảo rằng trẻ có thể đưa ra ý kiến chấp thuận của mình và ý kiến chấp thuận đó không phải được mua chuộc bằng tiền hay bất cứ hình thức đền bù nào khác. Các thỏa thuận song phương cũng không giải quyết vấn đề giới thiệu trẻ với cha mẹ nuôi tiềm năng. Các thỏa thuận song phương nhìn chung còn chưa rõ và chưa đầy đủ đối với yêu cầu tôn trọng nguyên tắc phụ trợ, và nguyên tắc này yêu cầu những gì trong thực tế.

Yếu tố tiêu cực thứ hai là trong một số trường hợp chính sự tồn tại của các thỏa thuận song phương lại cản trở việc thực hiện mục tiêu mong muốn của Việt Nam để tiến đến Công ước Lahay. Không thực hiện những biện pháp cơ bản và cần thiết, không có sự cải tổ, Việt Nam vẫn còn có thể hợp tác về nuôi con nuôi quốc tế trên cơ sở những thỏa thuận thường là không phù hợp này và vì vậy có thể đã ít có động cơ để tiến đến tham gia công ước. Do đó, Việt Nam đã vài lần trì hoãn việc tham gia và [đến tháng 10/2008] vẫn chưa xác định được ngày tháng cụ thể mà Việt Nam dự định tham gia Công ước. Thực tế là chỉ sau khi

52

ba thỏa thuận song phương chấm dứt thì Việt Nam mới bắt đầu thể hiện quan điểm mạnh mẽ hơn đối với việc tham gia Công ước và bắt đầu xác định những mục tiêu liên quan đến vấn đề này.

Việc xây dựng các thỏa thuận song phương cho phép tăng cường việc áp dụng Công ước Lahay giữa các quốc gia tham gia trong quá trình cho, nhận con nuôi quốc tế. Do đó, khi các thỏa thuận song phương vi phạm các nguyên tắc cơ bản được đề cập trong Công ước thì các thỏa thuận đó có thể bị coi là không đầy đủ và đi ngược lại với các tiêu chuẩn quốc tế [16].

Rõ ràng, các nước tham gia Công ước cần có những biện pháp tương tự khi ký thoả thuận với nước không tham gia. Không phải chúng ta không hiểu rằng phương thức này phản ánh thực tại liên quan đến Việt Nam, mà chúng ta e ngại rằng nó sẽ không được tôn trọng khi Việt Nam tham gia Công ước. Vì vậy có nên hay không nếu bất kỳ thoả thuận nào cũng cần chứa đựng ít nhất điều khoản chấm dứt một cách nghiễm nhiên vào ngày mà Công ước chính thức có hiệu lực tại Việt Nam.

Tóm lại, việc nhận con nuôi quốc tế nói chung từ một nước không tham gia Công ước Lahay sẽ đảm bảo hơn khi có thỏa thuận song phương hơn là không theo khuôn khổ thoả thuận chính thức nào, và cần chú ý đến tính phù hợp của Công ước Lahay trong điều kiện cụ thể. Về nguyên tắc thỏa thuận đó không cần thiết phải có sau khi Việt Nam trở thành quốc gia tham gia.

Một phần của tài liệu Thực trạng và triển vọng của Việt Nam trong gia nhập và thực thi Công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)