Vai trò của các chính sách phát triển SME

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHẬT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 32 - 34)

II. Những vấn đề chung về chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và

2. Vai trò của các chính sách phát triển SME

Vai trò của các chính sách phát triển SME được thể hiện rõ ràng ở những lợi

ích to lớn do việc hỗ trợ đó mang lại, cả cho chính các doanh nghiệp và Nhà nước và toàn xã hội.

2.1. Vai trò của chính sách hỗ trợ đối với SME

Nâng cao năng lực của các SME. Các SME thường rất yếu ớt, đặc biệt trong

kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt với những hạn chế như : năng lực quản lý yếu, công nghệ lạc hậu, vốn ít…Do đó, để nâng cao năng lực và để các SME có thể tự phát huy sức mạnh của mình, cần thiết phải có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi. Trong khi hoạt động, các SME có nhiều

vấn đề mà bản thân không thể tự giải quyết được như tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng thị trường, đào tạo nguồn nhân lực…Chỉ khi có sự hỗ trợ của các chính sách của Nhà nước thì những vấn đề này mới được giải quyết một cách dễ dàng.

Do vậy, sự hỗ trợ của Nhà nước sẽ làm giảm bớt những khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đứng vững được trên thị trường và phát triển thuận lợi. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, để các SME đứng vững và vươn lên, Nhà nước cần có những chính sách và giải pháp hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp này.

2.2. Vai trò của chính sách hỗ trợ SME đối với Nhà nước và xã hội

Thực tế của nhiều nước cho thấy, sự hỗ trợ không chỉ có lợi đối với các doanh nghiệp mà còn có lợi cho cả Nhà nước và xã hội. Lợi ích đó thể hiện trên các mặt:

Nuôi dưỡng các nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Các SME thường chiếm

một tỉ lệ rất lớn trong nền kinh tế của các nước. Do vậy, đóng góp cho ngân sách Nhà nước của các SME không phải là nhỏ. Đặc biệt khi Nhà nước có những chính sách hỗ trợ để các SME phát triển cả về số lượng và quy mô thì lượng tiền mà các SME đóng góp cho ngân sách Nhà nước càng không phải là nhỏ. Tại Việt Nam, mặc dù đóng góp của các SME vào thu ngân sách còn nhỏ nhưng tỷ lệ này đã tăng lên đáng kể và đang có xu hướng tăng nhanh trong mấy năm gần đây, từ 6,4% năm 2001 lên hơn 7,2% năm 2002. Thu từ thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài

quốc doanh năm 2002 đạt 103,65% kế hoạch và tăng 13% so với năm 2001. Quý I/2003, số thu từ SME chiếm 11% tổng số thu[6.18].

Là một cách đầu tư gián tiếp của Nhà nước. Thay vì phải đầu tư trực tiếp để

thành lập các doanh nghiệp Nhà nước( như mô hình kinh tế hiện vật trước đây ở Việt Nam) Nhà nước có thể đầu tư gián tiếp thông qua việc hỗ trợ cho các SME với số lượng lớn trong nền kinh tế.

Tăng hiệu quả của việc đầu tư sản xuất. Thông qua các chính sách phát triển

SME Nhà nước vừa huy động được mọi tiềm năng sáng tạo và tiềm lực trong dân, vừa thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước.

Góp phần giải quyết những vấn đề xã hội. Khi các chính sách hỗ trợ SME có

hiệu quả thì các vấn đề như thất nghiệp sẽ giảm. Bởi lẽ, khi các SME phát triển sẽ tạo nhiều việc làm. Điều này rất hiệu quả với nguồn vốn hạn hẹp của Nhà nước( thay vì thành lập các doanh nghiệp mới Nhà nước, thì với số vốn đó có thể hỗ trợ cho rất nhiều doanh nghiệp đã sẵn có).

Định hướng phát triển các SME. Thông qua các chính sách, Nhà nước có thể

điều tiết khá dễ dàng sự phát triển của các SME. Đối với những ngành cần phát triển đầu tư, Nhà nước tạo nhiều ưu đãi và thuận lợi cho các SME. Ngược lại, những ngành, vùng cần thu hẹp thì Nhà nước cũng có thể hạn chế sự tham gia của các SME.

Như vậy, các chính sách phát triển SME là rất cần thiết. Theo kết quả một cuộc điều tra tại Việt Nam năm 1995, các chuyên gia đánh giá cao vai trò của việc hỗ trợ SME: 100% số người được hỏi ý kiến đều cho rằng cần hỗ trợ SME, trong đó 64,4% ý kiến nói rằng rất cần hỗ trợ doanh nghiệp này[1.71].

Qua chương I, chúng ta có thể thấy rõ các SME đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, đặc biệt là trong nền kinh tế Nhật. Ngoài ra, chúng ta cũng thấy chính sách hỗ trợ loại hình doanh nghiệp này là rất cần thiết. Các nước trên thế giới đã có nhiều chính sách khác nhau để hỗ trợ sự phát triển của các SME . Vậy Nhật đã có những chính sách hỗ trợ SME như thế nào để có thể phát huy hiệu quả nhất tiềm năng của các SME? Chương II sẽ cho chúng ta câu trả lời.

CHƢƠNG II

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHẬT

Các SME ở Nhật đã phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Đó là do chính phủ Nhật đã có nhiều chính sách hỗ trợ, phát huy hiệu quả tiềm năng của loại hình doanh nghiệp này. Trong mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế chính phủ Nhật đều đưa ra những chính sách phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế giai đoạn ấy. Đây chính là nội dung được đề cập đến trong chương II.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHẬT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)