Cải thiện môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHẬT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 96)

III. Một số biện pháp hoàn thiện chính sách phát triển SME ở Việt Nam

2.2.Cải thiện môi trường kinh doanh

2. Tạo môi trường thuận lợi cho SME

2.2.Cải thiện môi trường kinh doanh

Không những tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi trong nước, trong điều kiện hội nhập kinh tế mạnh mẽ như hiện nay nhà nước cần có những biện pháp thích hợp để các SME có thể hoạt động thuận lợi hơn nữa ở thị trường nước ngoài. Để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, các cơ quan ngoại giao và thương vụ Việt Nam ở nước ngoài cần đóng vai trò tích cực hơn nữa trong việc cung cấp thông tin về pháp luật, thị trường, thị hiếu, yêu cầu chất lượng sản phẩm, các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm của các nước giúp SME trong nước có thể thu thập được đầy đủ thông tin, từ đó xây dựng được chiến lược thâm nhập thị trường hiệu quả. Các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cần đẩy mạnh hoạt động phối hợp với các SME trong nước tổ chức chiến dịch quảng cáo, triển lãm hàng Việt Nam ở nước ngoài. Vì hiện nay, trong hầu hết các chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư, tham gia hội chợ ở nước ngoài do Nhà nước tổ chức thì các doanh nghiệp lớn của Nhà nước luôn là đối tượng được ưu tiên trước, “phần còn lại” mới dành cho doanh nghiệp tư nhân…Bên cạnh đó còn có sự phân biệt giữa các doanh nghiệp ở trung tâm kinh tế như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.. với các doanh nghiệp tại các địa phương, cơ hội tiếp cận chương trình xúc tiến thương mại của Nhà nước là rất chênh lệch giữa các doanh nghiệp. Nhà nước cần hỗ trợ mạnh hơn nữa để nâng cao năng lực của mạng lưới xúc tiến thương mại, hỗ trợ đại diện thương vụ tại các nước nhằm tăng cường năng lực cho các tổ chức xúc tiến thương mại trong hoạt động phát triển thị trường cho SME.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHẬT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 96)