I. Trƣớc năm 1954
1. Từ năm 1945 trở về trước
2.2.2. Khuyến khích đầu tư ra nước ngoài
Từ những năm 70, đầu tư tư bản ra nước ngoài đã thực sự được tư bản Nhật sử dụng như một công cụ bành trướng chủ yếu, do việc chỉ dựa vào xuất khẩu hàng hoá từ Nhật đã không còn đủ nữa trước xu hướng bảo hộ ngày càng tăng trong thị trường tư bản chủ nghĩa thế giới và do sự đòi hỏi của công cuộc tái triển khai công nghiệp trong nước. Thực tế, từ đầu những năm 70, đầu tư tư bản ra nước ngoài của Nhật Bản tăng rất mạnh. Chính sách đầu tư ra nước ngoài gồm hai hướng chính. Một là, đầu tư sang các nước công nghiệp phát triển nhằm chọc thủng hàng rào bảo hộ của các nước này với hàng Nhật, cạnh tranh với độc quyền Âu Mỹ ngay trên mảnh đất của họ. Hai là, đầu tư sang các nước đang phát triển, biến những nước này thành phân xưởng của nền kinh tế Nhật, thành một khâu trong dây chuyền sản xuất. Thực hiện những chính sách ấy, Chính phủ Nhật đã có nhiều biện pháp khuyến khích SME đầu tư ra nước ngoài.
Phát triển cơ sở hạ tầng về thông tin
Công việc đầu tiên mà các SME cần thiết phải thực hiện khi tiến hành đầu tư tại một quốc gia là phải nghiên cứu về môi trường đầu tư tại quốc gia đó. Đối với các tập đoàn, các quốc gia lớn thì việc tìm hiểu, nghiên cứu này sẽ không vấp phải quá nhiều khó khăn, nhưng đối với các SME thì quả thật điều thách thức lớn. Do vậy, sự phát triển cơ sở hạ tầng về thông tin sẽ giảm thiểu những gánh nặng mà các SME phải đối mặt trong quá trình lập kế hoạch, bắt đầu triển khai tại nước ngoài. Chính phủ Nhật thực sự đã thực hiện tốt công tác này. Tại các quốc gia được đầu tư, nhiều tổ chức đã được thành lập để thu thập thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả về môi trường đầu tư. Trong đó phải kể đến Tổ chức xúc tiến thương mại JETRO, Tổ chức đổi mới các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản(SMRJ), Phòng thương mại và công nghiệp JCCI…Tại đây các chuyên gia cao cấp sẵn sàng tư vấn miễn phí cho các SME trong từng lĩnh vực. Bằng cách này, phát hiện và loại bỏ được những khó khăn mà các doanh nghiệp phải đối mặt. Nhật Bản rất quan tâm đến những người lao động hiện tại hoặc những người lao động trước đây có hoạt động trong lĩnh vực thương mại hoặc trong các công ty sản xuất, các luật sư, các kế toán và các chuyên gia khác giàu kinh nghiệm kinh doanh tại các quốc gia nhận đầu tư. Những chuyên gia này có thể tư vấn cho các SME về việc quốc tế hoá, cho phép các SME làm việc về vấn đề quốc tế hoá cùng với ý thức về sự an toàn của toàn bộ tiến trình. Chỉ riêng tổ chức SMRJ đã phát triển một hệ thống hơn 300 chuyên gia, bao gồm những người sinh sống ở nước nhận đầu tư và những người này có thể tiến hành trả lời những câu hỏi điều tra, cũng như tư vấn cách giải quyết các vấn đề.
Ngoài ra, Nhật cũng đã phát triển các hệ thống tư vấn về luật, thuế, lao động
và các vấn đề khác như tổ chức các hội chợ thương mại, các cuộc triển lãm, kết nối các SME với các đối tác, hỗ trợ đàm phán thương mại giữa các bên khi họ bắt đầu tiến hành các hoạt động tại nước ngoài.
Hỗ trợ đào tạo cán bộ
Một xu hướng mà chính phủ Nhật cũng khuyến khích và tư vấn các SME là
đào tạo nguồn nhân lực địa phương. Điều này sẽ giúp giảm thiểu số lượng những nhà quản lý người Nhật tại các quốc gia này. Hỗ trợ đào tạo bao gồm việc phát hiện
những người có năng lực về quản lý kinh doanh và cung cấp hỗ trợ tích cực đối với việc đào tạo nguồn nhân lực địa phương, đặc biệt về lĩnh vực kỹ thuật. Hiệp hội tổ chức kỹ thuật nước ngoài và Hiệp hội giao lưu Nhật Bản cũng đào tạo những nhà quản lý và các kỹ sư địa phương trong khi Tổ chức phát triển Nhật Bản ở nước ngoài gửi các chuyên gia tới các doanh nghiệp thầu phụ ở nước ngoài.
Nhật Bản rất chú ý đến xây dựng những hệ thống hỗ trợ linh hoạt tại các quốc gia nhận đầu tư. Bởi lẽ điều này sẽ giúp cho việc cấp vốn đối với việc đầu tư vào các thiết bị và nhà máy tại nước ngoài được dễ dàng hơn. Hơn nữa tính an toàn của đồng vốn cũng được nâng cao.
Xúc tiến việc cải thiện cơ sở hạ tầng
Một trong những khó khăn làm hạn chế rất nhiều hoạt động của các SME là vấn đề cơ sở hạ tầng tại quốc gia nhận đầu tư. Ví dụ như vấn đề hệ thống giao thông kém phát triển. Do vậy, việc cải thiện cơ sở hạ tầng tại các quốc gia nhận đầu tư cũng là một trong những biện pháp mà Nhật thực hiện nhằm hỗ trợ hoạt động đầu tư của các SME nói riêng và các doanh nghiệp đầu tư nói chung.
Hỗ trợ với việc mở rộng thương hiệu quốc tế
Trợ giúp việc mở rộng thương hiệu quốc tế bao gồm những nỗ lực thiết lập các thương hiệu sản phẩm, tạo sự đứng vững trên thị trường thế giới. Hoạt động này bao hàm việc cải tiến kỹ thuật, bí quyết sản xuất, tận dụng phát triển các truyền thống văn hoá và các nguồn lực địa phương đặc biệt khác.
Ngoài ra, đối với những SME có tiềm năng, sản phẩm có chất lượng, chính phủ Nhật cũng hết sức khuyến khích phát triển thị trường ngoài nước.
2.2.3.Phát triển các SME trong lĩnh vực dịch vụ
Từ nửa cuối những năm 70, nền kinh tế Nhật Bản đã phát triển đến mức đòi hỏi ngày càng nhiều và đa dạng các loại hình dịch vụ. Sự phát triển các loại hình dịch vụ mới: dịch vụ cho thuê, tin học, chuyển giao công nghệ, tư vấn, cung cấp chuyên gia ở Nhật Bản đã thực sự tạo điều kiện cho việc áp dụng nhanh hơn các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào phát triển kinh tế.
Trong sự phát triển chung của khu vực dịch vụ, các ngành dịch vụ sản xuất được quan tâm hơn vì vai trò quan trọng của nó đối với quá trình chuyển cơ cấu
kinh tế Nhật sang sử dụng các nhân tố phát triển theo chiều sâu. Ngành dịch vụ sản xuất có thể chia thành hai nhóm. Thứ nhất là các ngành phục vụ sản xuất mới : tư vấn về quản lý, công nghệ, tài chính, marketing, thiết kế…Thứ hai là các ngành dịch vụ truyền thống: cho thuê thiết bị, cung cấp lao động tạm thời, soạn thảo và lưu trữ tài liệu…Những công ty tham gia vào lĩnh vực dịch vụ như vậy chủ yếu là các SME. Đó là do chính phủ đã có nhiều biện pháp khuyến khích thành lập các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ để rất cần thiết để đẩy nhanh sự phát triển theo chiều sâu, tạo thuận lợi cho bước nhảy vọt về chất trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân.