Xây dựng hệ thống tư vấn, đào tạo nâng cao năng lực kinh doanh

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHẬT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 91 - 92)

II. Những bài học kinh nghiệm từ chính sách phát triển SME của Nhật

3. Hỗ trợ các SME phát huy nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh

3.4. Xây dựng hệ thống tư vấn, đào tạo nâng cao năng lực kinh doanh

trong cả nước

Nếu như trong các giai đoạn trước, các chính sách tập trung vào các biện pháp hỗ trợ về vốn, công nghệ, chống độc quyền thì hiện nay một trong những mục tiêu mà chính phủ Nhật thực hiện là nâng cao năng lực quản lý cho SME( theo Luật cơ bản về SME 1999). Do vậy, bên cạnh những biện pháp hỗ trợ về vốn, công nghệ, đảm bảo cạnh tranh công bằng vốn đã được thực hiện từ giai đoạn trước, các biện pháp của chính phủ hiện nay tập trung vào hệ thống tư vấn, dịch vụ phát triển kinh doanh rộng khắp trong cả nước.

Thành lập các trung tâm hỗ trợ “ một điểm”

Chính phủ đã thiết lập một hệ thống các trung tâm hỗ trợ “một điểm ” nhằm hỗ trợ về vốn, và các nguồn lực vô hình khác như thông tin, công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của các SME ở từng tỉnh, thành phố, quận huyện. Đây là một hệ thống tận dụng được kỹ năng và kinh nghiệm của những nhà chuyên môn trong lĩnh vực tư nhân nhằm hỗ trợ cho các SME về thông tin, chính sách của nhà nước cũng như hỗ trợ kinh doanh và công nghệ. Điểm đặc biệt là trong hệ thống này, tất cả những trung tâm hỗ trợ của nhà nước và tư nhân được hợp nhất chỉ tại một địa điểm ở mỗi địa phương. Tại đây, các doanh nghiệp có thể được tư vấn về bất cứ vấn đề gì. Mục tiêu của những trung tâm thuộc hệ thống này là các SME khi đến đây đều có thể giải đáp mọi thắc mắc, không cần phải sang trung tâm thứ hai. Chính vì vậy hệ thống này có tên là "một điểm".

Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, các SME còn có thể nhận hỗ trợ qua hệ thống internet thông qua một hệ thống các trang web có tên là J- Net21.

Các hệ thống hỗ trợ này đều có hệ thống đánh giá hiệu quả. Thông qua đó chính phủ có thể biết được hiệu quả thực tế của các biện pháp hỗ trợ đã thực hiện. Từ đó chính phủ sẽ có những biện pháp hỗ trợ phù hợp hơn.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHẬT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)