Hỗ trợ kinh doanh

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHẬT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 49 - 51)

I. Trƣớc năm 1954

1. Từ năm 1945 trở về trước

1.2.3. Hỗ trợ kinh doanh

Khi suy thoái bắt đầu năm 1964, những lời yêu cầu cần duy trì những đơn đặt hàng của chính phủ và chính quyền địa phương trở nên mạnh mẽ hơn. Trong hoàn cảnh đó, Luật đảm bảo nhận đơn đặt hàng từ chính phủ đã được ban hành năm 1966

để có thể tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh của các SME. Theo Luật này, hàng năm chính phủ phải đảm bảo một lượng đơn đặt hàng cố định cho các SME.

Thêm vào đó, Luật siêu thị( sau này trở thành Luật về những cửa hàng bán lẻ cỡ lớn) được ban hành vào năm 1956 nhằm bảo vệ quyền lợi cho người bán lẻ cỡ vừa và nhỏ.

1.2.4.Hỗ trợ phát triển công nghệ, hiện đại hoá các SME Hỗ trợ vốn phát triển công nghệ

Cùng với chính sách nhập khẩu kỹ thuật lúc bấy giờ, chính phủ Nhật cũng rất quan tâm đến việc đầu tư phát triển công nghệ ở các SME.

Nắm bắt được thực trạng của các SME lúc bấy giờ, chính phủ Nhật đã xác định một vấn đề quan trọng mà các SME cần trợ giúp trong giai đoạn này là hỗ trợ về vốn. Chỉ khi có vốn, các SME mới có khả năng đầu tư về thiết bị công nghệ, nâng cao năng suất, giảm dần khoảng cách với các doanh nghiệp lớn.

Do vậy, Luật hỗ trợ tài chính cho việc phát triển các SME được ban hành năm 1956. Mục đích chính của Luật là để hỗ trợ nâng cao năng suất bằng cách áp dụng các thiết bị hiện đại. Nhiều chính quyền địa phương đã bắt đầu cho vay theo Luật này và lập những quỹ cần thiết cho hiện đại hoá các thiết bị.

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu của hệ thống hỗ trợ các SME đang phải đối mặt với những khó khăn trong việc vay vốn từ thị trường chứng khoán mở bằng việc cung cấp vốn dài hạn, Luật công ty đầu tư kinh doanh nhỏ được ban hành năm 1963.

Cũng trong năm 1963, Công ty tư vấn và đầu tư SME (SBIC) đã được thành lập. Công ty đã thực hiện nhiều kế hoạch và chương trình đầu tư hỗ trợ SME như góp vốn cổ phần, đặc biệt đối với các doanh nghiệp mới thành lập, và đầu tư cho các công ty R&D.

Đặc biệt, một chương trình cho vay do Công ty xúc tiến doanh nghiệp nhỏ thành lập năm 1967 đã ra đời với sự đầu tư của chính phủ.

Kết hợp phát triển công nghệ và hợp lý hóa, hiện đại hoá sản xuất.

Phát triển công nghệ ở các SME, Chính phủ Nhật cũng rất chú ý đến sự hợp lý hoá sản xuất của các SME với cơ cấu sản xuất của nền kinh tế. Chính phủ cũng tiến hành thực hiện mạnh mẽ những biện pháp hợp lý hoá theo từng khu vực, thông qua

việc ban hành Luật về những biện pháp đặc biệt khuyến khích ngành công nghiệp máy móc và Luật về những biện pháp đặc biệt đối với ngành công nghiệp thiết bị dệt( năm 1956) và Luật về những biện pháp đặc biệt khuyến khích ngành công nghiệp điện tử( năm 1957). Theo các bộ luật này, SME có những ưu đãi đặc biệt về thuế.

Sau đó, năm 1963, Luật về đẩy mạnh hiện đại hoá SME cũng ra đời. Luật đã đặt nền móng cho một kế hoạch có tính hệ thống và hiệu quả trong việc hợp lý hoá quản lý và cải tiến kỹ thuật cho SME. Kế hoạch đó bao gồm từ việc quy định chế độ cung cấp tiền vốn đến hướng dẫn hoạt động cho các cơ sở kinh doanh nhỏ, xác định các loại nghề, vạch ra những chương trình " hiện đại hoá". Thông qua đó, chính quyền địa phương cũng có thể lập kế hoạch và thực hiện sự hướng dẫn chỉ đạo của chính phủ một cách hiệu quả. Hơn nữa, Luật cũng đã thay đổi cơ cấu công nghiệp bằng cách nâng cao năng suất của các SME trong những ngành công nghiệp có các SME tham gia đông đảo. Đó là những ngành sản xuất các sản phẩm có kỹ thuật cao như ô tô, tivi, đồng hồ điện tử, máy ảnh…Những sản phẩm này phần lớn thuộc dạng lắp ráp và gia công, nên các công đoạn gia công đều do các SME đảm nhận. Khi những biện pháp này được thực hiện, năng suất của các SME cũng tăng cao. Kết quả là cơ cấu công nghiệp được thay đổi và nhìn chung đã nâng cao sức cạnh tranh của các SME.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHẬT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)