Đẩy mạnh công tác theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHẬT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 101 - 108)

III. Một số biện pháp hoàn thiện chính sách phát triển SME ở Việt Nam

5.Đẩy mạnh công tác theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện

Các chính sách được ban hành mà không được thực hiện tốt và triệt để thì coi như việc xây dựng các chính sách là vô ích, có khi còn phản tác dụng. Vì vậy, cần phải xem công tác thực hiện là yếu tố có quan hệ gắn bó hữu cơ đối với công tác ban hành. Khi ban hành các chính sách cần có các quy định cụ thể, rõ ràng về việc thực hiện các chính sách đó. Cụ thể là, cần xác định cụ thể trách nhiệm của từng cơ quan ở cả Trung ương và địa phương, tránh tình trạng chồng chéo về thẩm quyền dẫn đến vô hiệu hóa lẫn nhau. Đối với từng vấn đề cụ thể, phải xác định rõ thẩm quyền của từng cơ quan và mối quan hệ giữa các cơ quan này với nhau và giữa các cơ quan này với các SME. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương cần theo dõi một cách sát sao quá trình thực hiện. Từ đó các chính sách hỗ trợ SME mới có thể phát huy hiệu quả một cách tốt nhất.

Như vậy, trong chương III chúng ta có thể thấy những điểm tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Nhật Bản. Trên cơ sở đó, từ những bài học kinh nghiệm phát triển SME của chính phủ Nhật, nội dung trong chương III đã trình bày các biện pháp nhằm hoàn thiện hơn chính sách phát triển SME tại Việt Nam.

KẾT LUẬN

Qua đề tài “Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật và bài

học kinh nghiệm với Việt Nam”, chúng ta đã có một cái nhìn tổng quát về các chính sách phát triển SME của Nhật qua các giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Có thể nói, chính phủ Nhật trong từng giai đoạn đã và đang đưa ra được nhiều chính sách hỗ trợ hiệu quả nhằm phát triển và nâng cao vai trò của các SME.

Trong thời gian vừa qua, Việt Nam cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện các chính sách phát triển SME. Mặc dù các chính sách đã và đang không ngừng thay đổi và nâng cao hiệu lực nhưng thực tế chưa thật sự khuyến khích phát triển các doanh nghiệp. Trong quá trình thực hiện các chính sách này còn bộc lộ nhiều nhược điểm cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện.

Trong thời gian tới Việt Nam cần có chiến lược phát triển SME một cách đầy đủ; tiếp tục giải quyết những khó khăn vướng mắc đối với các SME, nhất là chính sách thuế, chính sách đào tạo nguồn nhân lực, chính sách huy động vốn, chính sách thị trường…; phát huy sức mạnh tổng hợp của chính quyền trung ương, địa phương, các tổ chức, các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ, các doanh nghiệp lớn…trong việc hỗ trợ SME. Như vậy, sự hỗ trợ thực sự có hiệu quả khi có sự nỗ lực từ ba phía: Nhà nước, cộng đồng và bản thân các doanh nghiệp.

Hi vọng từ những bài học kinh nghiệm từ chính sách phát triển SME của Nhật, Việt Nam có thể có những chính sách hỗ trợ SME phù hợp và hiệu quả. Từ đó các SME có thể khắc phục khó khăn, phát huy được mọi thế mạnh để ngày càng vững mạnh, ngày càng có những đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc dân, đưa nước ta thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu tạo ra những tiền đề về kinh tế đưa Việt Nam tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I.Sách chuyên khảo

1. PGS. TS Nguyễn Cúc( 2000), Đổi mới cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đến năm 2005, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. PTS. Đỗ Đức Định(1999), Kinh nghiệm và cẩm nang phát triển xí nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước trên thế giới, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội. 3. TS. Vũ Văn Hà( 2003), Điều chỉnh cơ cấu kinh tế Nhật Bản trong bối

cảnh toàn cầu hoá, Nhà xuất bản khoa học và xã hội, Hà Nội.

4. TS. Trần Kim Hào( 2006), Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. TS. Phạm Thúy Hồng(2004), Chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. GS.TS Nguyễn Đình Hương(2002), Giải pháp phát triển doanh nghiệp

vừa và nhỏ ở Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Lê Văn Sang(1988), Kinh tế Nhật Bản giai đoạn thần kỳ, Uỷ ban khoa học và xã hội Việt Nam, Hà Nội.

8. PGS. PTS. Lê Văn Sang( 1997), Vai trò của các doanh nghiệp trong phát triển kinh tế Nhật Bản, khả năng hợp tác Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội.

9. Lưu Ngọc Trịnh( 1998), Kinh tế Nhật Bản những bước thăng trầm trong lịch sử, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

10. PTS. Nguyễn Minh Tú( 2000), Các chính sách huy động và phân bổ nguồn lực cho phát triển kinh tế Nhật Bản, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Vũ Quốc Tuấn, Hoàng Thu Hoà(2001), Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: kinh nghiệm nước ngoài và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

12. TS. Vũ Thị Bạch Tuyết(2004), Giải pháp huy động vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.

13. D.H WHITTAKER, Small firms in the Japanese economy, Cambridge university press.

14. G.C. Allen(1988), Chính sách kinh tế Nhật Bản, Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.

15. Shinichi Ichimura(1999), Kinh tế chính trị của sự phát triển của Nhật Bản và Châu Á, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

16. Takafusa Nakamura(1988), Kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh: sự phát triển và cơ cấu, Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.

17. GS. Takafuasa Nakamura(1998), Những bài giảng về lịch sử kinh tế Nhật Bản hiện đại, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Hội thông tin giáo dục quốc tế(2003), Tìm hiểu Nhật Bản, Nhà xuất bản văn hóa- thông tin, Hà Nội.

19. Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ pháp lý Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn( 2000), Kỷ yếu hội thảo chính sách, pháp luật và một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

20. Viện Konrad Adenauer (2005), Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế, kinh nghiệm trong nước và quốc tế, Nhà xuất bản thế giới, Hà Nội.

II. Báo, tạp chí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

21.TS. Ngô Xuân Bình, Các xí nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Nhật Bản, Tạp chí thị trường giá cả số 4 năm 1994, trang 17-18.

22. TS. Nghiêm Xuân Đạt, Khả năng cạnh tranh của các công ty Nhật, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 2 năm 1998, trang 65- 72.

23. Ngô Văn Giang, Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 2 tháng 4 năm 2003, trang 16-23.

24. Đặng Hiếu- Vũ Văn Hà, Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của các nước và một số ý kiến với chính sách phát triển doanh nghiệp

vừa và nhỏ Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 60 tháng 6/ 2002, Trang 42- 44.

25. Phạm Thị Nga, Mở cửa hội nhập và phát triển kinh tế: kinh nghiệm Nhật Bản trong thời kỳ phát triển 1955-1973, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản số 2 năm 1997 trang 3-10.

26. Dương Hồng Nhung, Thử so sánh tính cách người Việt Nam và Nhật Bản, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 2 năm 1994, trang 65-73.

27.Tasuku Noguchi, Sự phát triển của châu Á và những vấn đề cơ bản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 3 tháng 5 năm 1999.

28. Lê Văn Sang, Các giai đoạn phát triển kinh tế Nhật, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản, số 2 năm 1997, trang 12-15.

29. TS. Lưu Ngọc Trịnh, Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật, Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới, số 5 năm 1993, trang 31-35.

30. Hoạt động tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nhật Bản, Tài liệu của đoàn khảo sát Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Nhật từ ngày 3 đến 12/3/2003, Tạp chí Ngân hàng số 13 tháng 10 năm 2003, trang 65-67.

III. Tài liệu khác

31.Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ (1993), Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nhật Bản, Tài liệu tóm tắt bài phát biểu tại hội thảo kinh tế Việt Nhật tháng 10/1993.

32. Leila Webster(1999), Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam: Trên đường tiến đến phồn vinh, Tài liệu chương trình phát triển dự án Mê Kông, Hà Nội.

33.Noriyuki Yonemura(2006), Kinh nghiệm của Nhật trong xúc tiến SME bằng việc hỗ trợ phát triển công nghiệp, Tài liệu tại Hội nghị bàn tròn “Việt Nam- Nhật Bản: chính sách đối với SME Việt Nam trước tác động của toàn cầu hoá”

34. Satoshi Otaka(2006), Challenges of Globalization: What it means for Japan’s SME, Tài liệu tại Hội nghị bàn tròn “Việt Nam- Nhật Bản: chính sách đối với SME Việt Nam trước tác động của toàn cầu hoá”

35.Taro Morita(2006), Tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Nhật Bản, Tài liệu tại Hội nghị bàn tròn “Việt Nam- Nhật Bản: chính sách đối với SME Việt Nam trước tác động của toàn cầu hoá”

36. Tatsuya Hoshino(2006), SME Nhật Bản tiến vào Việt Nam và các nước ASEAN khác trong ngành công nghiệp phụ trợ và các tình huống, Tổ chức hỗ trợ SME Nhật.

IV.Website

37.http://www.cpv.org.vn/details: Vũ Văn Hà- Đặng Hiếu (ngày 8/8/2006),

Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật.

38.http://www.vysa.jp/modules.php?op=modload&name=News&file=article &sid=723&mode=thread&order=0&thold=0:Nozomi (Ngày 24/ 12/2003),

Bí quyết phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật.

39.www.chusho.meti.go.jp/SME_English/whitepaper/whitepaper.html : Japan small business research Institute (1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005), White paper on Small and Medium Enterprises in Japan.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BICO : Trung tâm đổi mới doanh nghiệp Osaka FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP : Tổng sản phẩm quốc nội

GHQ : Bộ tổng tư lệnh các tư lệnh tối cao Liên hợp quốc GNP : Tổng sản phẩm quốc dân

JCCI : Phòng thương mại và công nghiệp Nhật Bản JETRO : Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản

JFS : Công ty tài chính doanh nghiệp nhỏ Nhật Bản KRP : Trung tâm nghiên cứu doanh nghiệp Tokyo MITI : Bộ công thương Nhật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NACGG : Hội bảo lãnh tín dụng NLFC : Công ty tài chính nhân dân

SBCIC : Công ty bảo hiểm tín dụng doanh nghiệp nhỏ SBIR : Hệ thống nghiên cứu đổi mới doanh nghiệp nhỏ SBIC : Công ty tư vấn và đầu tư SME

SCB : Ngân hàng Shoko Chukin Bank SME : Doanh nghiệp vừa và nhỏ

SMEA : Cục doanh nghiệp vừa và nhỏ

SMRJ : Tổ chức đổi mới các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản WTO : Tổ chức thương mại thế giới

MỤC LỤC BẢNG, BIỂU, ĐỒ THỊ

Trang Bảng 1. Tiêu thức xác định SME ở Đài Loan qua các thời kỳ 7 Bảng 2. Tiêu thức xác định SME ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ 10 Bảng 3. Phân loại SME ở Việt Nam theo công văn 681/CP-KTN 12 Bảng 4. Doanh thu của các doanh nghiệp ngành sản xuất ở Nhật 16 Bảng 5. Giá trị gia tăng do SME Nhật tạo ra 16 Bảng 6. Tỷ trọng doanh thu SME trong nền kinh tế Nhật 17 Bảng 7. Số lượng doanh nghiệp Nhật năm 2001 18 Bảng 8. Số lượng lao động trong các SME Nhật 19 Đồ thị 1. Số lượng các SME ở Nhật qua các giai đoạn 18 Đồ thị 2. Tỷ lệ các SME làm thầu phụ qua các giai đoạn 43 Đồ thị 3. Khoảng cách giữa các SME và các doanh nghiệp lớn 47 qua các giai đoạn

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHẬT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 101 - 108)