Hỗ trợ về khoa học công nghệ, đầu tư phát triển theo chiều sâu

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHẬT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 56 - 57)

I. Trƣớc năm 1954

1. Từ năm 1945 trở về trước

2.2.1. Hỗ trợ về khoa học công nghệ, đầu tư phát triển theo chiều sâu

Từ sau cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1973, nền kinh tế Nhật chuyển từ thời kỳ tăng trưởng cao sang thời kỳ tăng trưởng ổn định.

Một trong những chính sách mà chính phủ Nhật đã thực hiện trong giai đoạn này là tiết kiệm nguyên nhiên liệu. Tuy nhiên phương hướng giảm hàm lượng nguyên nhiên liệu trong sản xuất công nghiệp ở Nhật Bản không thể giải quyết triệt để nếu chỉ dừng ở các phương pháp tiết kiệm nguyên nhiên liệu mà nó đòi hỏi phải thay đổi một cách căn bản cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu công nghiệp theo hướng tri thức hoá. Điều đó hoàn toàn phù hợp với thực tế mô hình phát triển công nghiệp dựa trên cơ sở tận dụng mọi nhân tố phát triển theo chiều rộng mà Nhật đã áp dụng thành công trong giai đoạn trước đã đạt tới giới hạn. Muốn phát triển tiếp tục Nhật Bản nhất định phải chuyển sang mô hình tăng trưởng mới, chủ yếu sử dụng các nhân tố phát triển theo chiều sâu. Quá trình này được tiến hành ở cả cấp liên ngành và trong nội bộ ngành. Ở cấp liên ngành là thu hẹp công suất trong những ngành được coi là yếu kém, và chuyển sang các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao và cần ít năng lượng, có hàm lượng khoa học cao, đáng kể là ngành vi điện tử. Ở nội bộ ngành công cuộc cải tổ cơ cấu công nghiệp được tiến hành theo hai hướng: hợp lý hoá sản xuất và chuyển sang những mặt hàng có hàm lượng khoa học cao. Theo đó, các biện pháp dành cho các SME đã thay đổi từ hướng hiện đại hóa thiết bị để nâng cao năng suất và mở rộng quy mô quản lý sang hướng chuyển

dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa tri thức, nhu cầu thông tin, kỹ năng kỹ thuật của nguồn nhân lực trở nên đáng quan tâm.

Đáp ứng nhu cầu đó, Viện công nghệ và quản lý doanh nghiệp nhỏ đã được thành lập năm 1980 để đào tạo kỹ thuật, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các SME.

Để cung cấp thông tin dịch vụ nâng cao trình độ quản lý, nhiều trung tâm thông tin cho SME cũng đã được mở ở các địa phương.

Công ty doanh nghiệp nhỏ Nhật Bản ( Bộ công thương Nhật ) được thành lập năm 1980 theo luật về công ty doanh nghiệp nhỏ, nhằm phối hợp với Cục doanh nghiệp vừa và nhỏ để tiến hành các dự án toàn diện hỗ trợ SME. Các chương trình chủ yếu gồm: hướng dẫn và tài trợ các SME nâng cấp và hiện đại hóa cơ cấu; đào tạo cán bộ cho các SME tại các viện đào tạo của mình; cung cấp các dịch vụ về thông tin, cải tiến kỹ thuật, quốc tế hoá hoạt động kinh doanh, thiết lập và điều hành hệ thống tương trợ của các SME.

Ngoài ra, phù hợp với chính sách phát triển khoa học kỹ thuật chuyển từ vay mượn thành tựu nước ngoài sang tự đảm bảo những kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, chính phủ Nhật đã có những biện pháp khuyến khích nghiên cứu và phát triển ở các SME.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHẬT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)