Về văn hoá, xã hội

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHẬT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 79 - 83)

I. Những tƣơng đồng và khác biệt giữa Nhật Bản và Việt Nam

2.2.2. Về văn hoá, xã hội

Mặc dù trong xã hội Việt Nam tinh thần tập thể cũng được đề cao. Tuy nhiên khi so sánh với Nhật thì có thể thấy tinh thần ấy ở Việt Nam còn mang nặng tính cá nhân, hẹp hòi, sự liên kết hỗ trợ lẫn nhau còn rất thấp. Đó là một hạn chế rất lớn có thể thấy rõ ràng qua sự phát triển của các SME ở Việt Nam. Do vậy, khi xây dựng chính sách phát triển SME, Việt Nam rất cần phải chú ý đến việc nâng cao sự liên kết giữa các doanh nghiệp.

2.3.Về kinh tế

2.3.1.Về khởi điểm xây dựng kinh tế sau chiến tranh

Mặc dù sau chiến tranh, cả Việt Nam và Nhật Bản đều phải gánh chịu những hậu quả, thiệt hại nặng nề về người và của. Thế nhưng, Nhật Bản chỉ mất 10 năm để khôi phục nền kinh tế và bắt đầu khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế... Trong khi đó, Việt Nam suốt một thời gian dài bị cô lập về kinh tế. Từ năm 1986,

cùng với chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế thị trường, Việt Nam bắt đầu xây dựng phát triển nền kinh tế thuận lợi hơn. Như vậy có thể cho rằng kỷ nguyên tăng trưởng kinh tế nhanh của Nhật Bản bắt đầu từ những năm thập niên 50 thì Việt Nam là thập niên 90, Vì vậy, về khởi điểm xây dựng kinh tế thì có thể nói rằng Việt Nam là một nước đã phát triển chậm hơn Nhật Bản 40 năm.

2.3.2. Về môi trường phát triển thời kỳ tăng trưởng nhanh

Kinh tế Nhật Bản liên tục phát triển nhanh từ những năm 50 đến những năm 60. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm thực tế đạt 11% trong những năm 60. Nhật Bản đã được lợi nhờ môi trường kinh tế thế giới mở rộng và việc cung cấp dồi dào nguồn năng lượng tương đối rẻ từ nước ngoài trong suốt thời kỳ này. Là một nước nghèo nàn về tài nguyên, nhưng trong thời kỳ tăng trưởng cao, Nhật Bản không hề gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề nguyên liệu. Khác với bây giờ, vấn đề nguyên vật liệu gắn liền với những vấn đề môi trường chính sách phát triển của các quốc gia trên thế giới và giá cả nguyên vật liệu cũng có xu hướng leo thang. Như thế có nghĩa là môi trường phát triển thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh của Nhật Bản và Việt Nam là khác nhau.

Trong những năm 50, 60 môi trường kinh tế thế giới được mở rộng nhưng chỉ giới hạn ở các quốc gia phát triển phương Tây, và thời kỳ đó là thời kỳ hoàng kim của phương Tây. Nhật Bản là một nước Châu Á cho nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế của mình, chịu nhiều thiệt thòi trong buôn bán quốc tế. Nhưng hiện nay nền kinh tế thế giới đang chuyển sang phía đông Châu Á, và Việt Nam gặp rất nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế. Nhật Bản chỉ hoàn toàn nhận viện trợ của Mỹ để khắc phục kinh tế và phát triển nhanh nền kinh tế dựa vào những quan hệ mật thiết với Mỹ. Việt Nam trong giai đoạn hiện nay có thể phát triển nền kinh tế của mình thông qua sự giúp đỡ viện trợ của các tổ chức, chính sách, các quốc gia trên thế giới. Môi trường thế giới đã mở rộng hơn nhiều cho Việt Nam để phát triển nền kinh tế của mình.

Động lực cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao trước hết là nhu cầu trong nước. Nhật Bản tăng cường đầu tư trong nước thúc đẩy sản xuất trong nước để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh là kết quả đóng góp rất lớn của các công ty vừa và nhỏ. Chính những công ty này đã thích ứng rất nhanh chóng với những thay đổi trên thị trường, kịp thời thay đổi cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường thế giới. Việt Nam vừa mới chuyển sang nền kinh tế thị trường. Trong giai đoạn đầu mới chuyển đổi nền kinh tế chủ yếu nằm trong tay các công ty quốc doanh. Tuy nhiên hiện nay, Nhà nước cũng đã bắt đầu quan tâm đến vai trò của các SME và có những chính sách phát triển phù hợp.

Đóng góp cho sự phát triển nhanh của nền kinh tế Nhật Bản cũng phải kể đến sự tiết kiệm của dân chúng. Tiết kiệm của Nhật Bản vào hàng lớn nhất trên thế giới. Ngân hàng Nhật Bản đã huy động tốt nguồn vốn nhàn rỗi của nhân dân cho các doanh nghiệp vay để phát triển và mở rộng sản xuất, đẩy nhanh xuất khẩu và thu được ngoại tệ. Cho nên bên cạnh nguồn vốn vay nước ngoài, Nhật Bản vẫn chủ yếu sử dụng những nguồn vốn xuất phát từ trong nước. Còn Việt Nam hiện nay vẫn chưa huy động được hết các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân mà vẫn phải chủ yếu dựa vào nguồn vay viện trợ, nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài để phát triển sản xuất. Đây cũng là đặc điểm chung của các nước Đông Nam Á, và bài học kinh nghiệm của các nước Đông Nam Á sau cuộc khủng hoảng tiền tệ cũng rất bổ ích cho chúng ta học tập.

Trình độ khoa học kỹ thuật bây giờ và 30 năm trước là hoàn toàn khác nhau. Nhật Bản đã phát triển nhanh nền kinh tế của mình nhờ vào đầu tư mạnh mẽ của tư nhân, vào nhà máy và thiết bị mới tạo ra, đầu tư vào những ngành sản xuất mới lúc bấy giờ như ngành điện tử. Có thể nói nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh là do các ngành công nghiệp ứng dụng phát triển mạnh mẽ và Nhật Bản đã nâng cao được uy tín của các sản phẩm những ngành đó trên thị trường quốc tế thông qua ngoại thương, xuất khẩu những mặt hàng đó. Vậy thực trạng của Việt Nam là gì? Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam hiện nay là những sản phẩm thuộc ngành Nông –

Lâm – Hải sản, công nghiệp nhẹ và chủ yếu trên hình thức gia công. Thế thì liệu Việt Nam có khả năng đạt được sự tăng trưởng như Nhật Bản hay không?

Một nhân tố hỗ trợ cho sự tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong suốt thời kỳ tăng trưởng cao là Nhật Bản sẵn có một lực lượng lao động dồi dào. Điều này rất giống với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Cũng như Việt Nam, Nhật Bản hàng năm cũng có một lực lượng lớn thanh niên tham gia vào lực lượng lao động, và cũng có nhiều công dân nông nghiệp di chuyển từ các vùng quê kiếm việc làm trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ở các thành phố lớn. Nhưng sự thật là so với người Việt Nam thì có thể nói người Nhật lao động chăm chỉ và tỷ mỷ hơn. Họ cần mẫn và lặng lẽ làm việc hết mình, không chỉ cho riêng bản thân, mà còn cho gia đình, cho công ty… của mình. Nhất là họ rất phấn đấu cho sự lớn mạnh của công ty mà họ gắn bó suốt đời với nó thông qua chế độ làm việc suốt đời.

Như vậy, bên cạnh những nét tương đồng, Việt Nam và Nhật Bản cũng có nhiều điểm khác biệt mà Việt Nam cần lưu ý trong quá trình học tập kinh nghiệm hỗ trợ SME. Một mặt, Việt Nam có nhiều điểm thuận lợi hơn như nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, sự hỗ trợ của nhiều tổ chức, quốc gia trên thê giới. Mặt khác, các SME ở Việt Nam hiện nay phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn như nền kinh tế thị trường còn non trẻ, những dấu tích của một thời bao cấp vẫn còn tồn tại, vấn đề về nguyên vật liệu và ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên gay gắt, những chính sách về SME chưa thật sự đầy đủ, hỗ trợ một cách hiệu quả, chưa phát huy được hết tiềm lực của các SME. Hơn nữa, hiện nay Nhật Bản đã trở thành một cường quốc kinh tế trên thế giới đứng thứ hai trên thế giới về GNP 3926,7 tỷ đôla năm 1995 và bình quân thu nhập đầu người đứng hàng thứ ba thế giới, 40.940 đôla[18.23] gấp 100 lần so với thu nhập của người dân Việt Nam. Do vậy, khi học tập các kinh nghiệm của Nhật, Việt Nam cũng rất cần phải chú ý đến vấn đề nguồn lực, khả năng thực tế để có thể thực hiện các chính sách một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHẬT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)