I. Những tƣơng đồng và khác biệt giữa Nhật Bản và Việt Nam
1.3.3. Về những động lực phát triển của nền kinh tế
Một nhân tố hỗ trợ cho sự tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong suốt thời kỳ tăng trưởng cao là Nhật Bản sẵn có một lực lượng lao động dồi dào. Điều này rất giống với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Cũng như Việt Nam, Nhật Bản hàng năm cũng có một lực lượng lớn thanh niên tham gia vào lực lượng lao động, và cũng có nhiều công dân nông nghiệp di chuyển từ các vùng quê kiếm việc làm trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ở các thành phố lớn. Nhưng sự thật là so với người Việt Nam thì có thể nói người Nhật lao động chăm chỉ và tỉ mỉ hơn. Họ cần mẫn và lặng lẽ làm việc hết mình, không chỉ cho riêng bản thân, mà còn cho gia đình, cho công ty… của mình. Nhất là họ luôn luôn phấn đấu cho sự lớn mạnh của công ty mà họ gắn bó suốt đời với nó thông qua chế độ làm việc suốt đời.
Trong những năm 50, 60 là những năm của thời kỳ tăng trưởng cao, Nhật Bản đã biết tận dụng được lợi thế so sánh về nhân công. Trong những năm này, tiền lương của người lao động thấp hơn nhiều so với các nước khác, nên các sản phẩm sử dụng nhiều sức lao động có sức cạnh tranh rất lớn trên thị trường. Như đã đề cập
trong chương II, các sản phẩm của ngành công nghiệp nhẹ chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu sản xuất những năm 50 và đầu những năm 60. Điều đó có nghĩa là Nhật Bản đã ban đầu phát triển những ngành công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động. Việt Nam hiện nay cũng có được sự đầu tư từ các công ty trong và ngoài nước vào các lĩnh vực sử dụng nhiều nhân công. Nhưng hiện nay khác với Nhật Bản chúng ta cũng phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan về lợi thế nhân công này.
Như vậy, nhìn chung Nhật Bản và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về tự nhiên, xã hội và kinh tế. Đó là những cơ sở hết sức quan trọng để Việt Nam có thể học tập và áp dụng những kinh nghiệm trong chính sách phát triển SME ở Nhật.
Bên cạnh những nét tương đồng đó, cũng có nhiều điểm khác biệt Việt Nam cần lưu ý trong quá trình học tập kinh nghiệm hỗ trợ SME.
2.Khác biệt
2.1. Về điều kiện tự nhiên, dân số
2.1.1. Về điều kiện tự nhiên
Giống như Việt Nam, Nhật Bản cũng nằm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, nếu Việt Nam nằm trên bán đảo Trung Ấn thì Nhật Bản là quốc gia được tập hợp từ bốn đảo lớn, Hokkaido, Honshu, Shikoku, Kyushu và vô số các hòn đảo nhỏ( khoảng từ 3300 đến trên 3700 đảo tuỳ theo cách phân loại). Nằm giữa lục địa Âu Á và Thái Bình Dương, trên những vùng địa chấn thường xuyên tương tác nên Nhật Bản phải chịu nhiều thiên tai như động đất, núi lửa, sóng thần....hơn Việt Nam.
Về tài nguyên thiên nhiên, sự di chuyển mạnh của các dãy núi trong quá trình hình thành nước Nhật đã dẫn đến sự hình thành của nhiều loại khoáng sản kim loại nhưng trữ lượng đều rất hạn chế. Sau chiến tranh, hầu hết khoáng sản đều bị cạn kiệt. Tuy có một số mỏ than ở Hokkaido, Kyushyu nhưng chất lượng không cao và cũng không đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế đất nước. Do vậy, hầu hết nguồn nguyên nhiên liệu cần thiết đều phải nhập khẩu. Có thể thấy về mặt này, Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi hơn rất nhiều, có nhiều mỏ khoáng sản trải đều trên khắp cả nước.
2.1.2. Về dân số
Khác với tốc độ gia tăng dân số nhanh ở Việt Nam, hiện nay sự gia tăng dân số của Nhật đã có sự ổn định và vững chắc. Điều đó dẫn đến một vấn đề về dân số mà nước Nhật hiện đang phải đối mặt là sự già đi về dân số. Số lượng người cao tuổi tăng lên cùng với vấn đề kết hôn muộn khiến cho số lượng lao động trẻ cần thiết cho phát triển kinh tế ít đi. Còn cơ cấu dân số Việt Nam hiện nay phần lớn là dân số trẻ. Do vậy, đây là một lợi thế rất lớn để Việt Nam có thể tận dụng phát triển kinh tế.