Hỗ trợ thúc đẩy nâng cao trình độ kỹ thuật, công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHẬT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 88 - 90)

II. Những bài học kinh nghiệm từ chính sách phát triển SME của Nhật

3. Hỗ trợ các SME phát huy nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh

3.2. Hỗ trợ thúc đẩy nâng cao trình độ kỹ thuật, công nghệ thông tin

Trình độ công nghệ kỹ thuật đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của các SME. Đặc biệt khi quá trình công nghiệp hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ thì các SME rất cần phải nâng cao công nghệ. Ngay từ giai đoạn tăng trưởng cao, chính phủ Nhật đã bắt đầu có những biện pháp để nâng cao trình độ công nghệ kỹ thuật của các SME. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ trên toàn thế giới những chính sách của Nhật nhằm hỗ trợ về công nghệ kỹ thuật đã có nhiều thay đổi.

Hỗ trợ phát triển kỹ thuật: Hỗ trợ vốn cho các hoạt động mua các thiết bị công nghệ trình độ cao, sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Khi mua những thiết bị như vậy, các doanh nghiệp sẽ được giảm thuế. Chính phủ thành lập những tổ chức cho thuê thiết bị với lãi suất thấp hoặc không có lãi suất.

Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và phát triển: Đối với các hoạt động nghiên cứu

và phát triển, chính phủ Nhật cũng có nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy như hỗ trợ vốn khuyến khích phát triển và ứng dụng.

Khuyến khích hợp tác giữa các viện nghiên cứu, trường đại học, các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp về nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật.

Trong Luật thúc đẩy sáng tạo hoạt động kinh doanh mới cũng có những quy định nhằm phát triển công nghệ kỹ thuật như tăng ngân sách vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển. (Năm 2004, chính phủ Nhật đã chi hơn 30 tỉ yên vào hoạt động này). Cũng trong Luật này, chính phủ cũng có những biện pháp thương mại hoá kết quả R&D như giảm chi phí bằng sáng chế… Trong năm 2006, chính phủ Nhật cũng đã ban hành Luật hỗ trợ nâng cao công nghệ sản xuất của các SME. Luật mới này được ban hành nhằm hỗ trợ việc nghiên cứu và phát triển trong các SME, chịu trách nhiệm về tiến bộ công nghệ sản xuất như đúc khuôn, mạ…Mục tiêu của các hỗ trợ này là tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế của ngành sản xuất và phát triển số lượng doanh nghiệp.

Hỗ trợ phát triển công nghệ thông tin : Trong giai đoạn công nghệ thông tin

phát triển mạnh mẽ như hiện nay, các biện pháp nhằm nâng cao trình độ công nghệ thông tin cũng được chú ý nhiều.

Tổ chức các hội thảo đào tạo thương mại điện tử cho các doanh nghiệp tại các trung tâm hỗ trợ SME tại các tỉnh, tổ chức SMRJ, JCCI, cử các chuyên gia về công nghệ thông tin đến các doanh nghiệp để hướng dẫn các doanh nghiệp trong việc ứng dụng.

Phát triển các mô hình ứng dụng và đầu tư cho công nghệ thông tin. Nếu doanh nghiệp nào có mô hình tốt, trở thành mô hình kiểu mẫu sẽ được hỗ trợ 1/2 chi phí nghiên cứu nâng cao.

Tại Việt Nam, hiện nay, trình độ công nghệ của các SME còn rất kém. Về trình độ sử dụng công nghệ, chỉ có khoảng 8% số doanh nghiệp đạt trình độ công nghệ tiên tiến mà phần lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Còn doanh nghiệp trong nước đang sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu và khả năng cạnh tranh về công nghệ của các doanh nghiệp phía Bắc là rất thấp. Bên cạnh đó, chỉ tiêu về sử dụng công nghệ thông tin cũng cho thấy, tuy số doanh nghiệp có sử dụng máy vi tính lên đến hơn 60% nhưng chỉ có 11,55% doanh nghiệp có sử dụng mạng nội bộ - LAN, số doanh nghiệp có Website là rất thấp chỉ 2,16%. Đây là một kết quả rất đáng lo ngại vì khả năng tham gia thương mại điện tử và khai thác thông tin qua mạng của các doanh nghiệp phía Bắc còn rất thấp, chưa tương xứng với mong muốn

phát triển thương mại điện tử của Chính phủ. Trong khi trình độ về kỹ thuật công nghệ còn thấp nhưng nhu cầu đào tạo về kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp có tỷ lệ rất thấp; chỉ 5.65% doanh nghiệp được điều tra có nhu cầu về đào tạo công nghệ. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp phía Bắc nói riêng, chưa coi trọng đúng mức đến các vấn đề về kỹ thuật và công nghệ. Mặc dù đây là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trên thương trường.

Một mặt đó là do bản thân các SME vẫn chưa nhận thức đầy đủ về sự cần thiết của việc nâng cao trình độ công nghệ. Mặt khác, những quy định của chính phủ về vấn đề này vẫn chưa thật sự đầy đủ. Các quy định được ban hành trong thời gian qua như Luật khoa học và công nghệ(2000), Nghị định số 81/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ, Nghị định số 99/2003/NĐ-Cp ban hành Quy chế khu công nghệ cao mặc dù phần nào đã định hướng và hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ nhưng còn có một số bất cập. Ví dụ như việc khuyến khích, hỗ trợ mới chỉ bó hẹp trong vài lĩnh vực; thủ tục, trình tự xét duyệt còn chậm, cơ chế cấp và thanh quyết toán còn lúng túng dẫn đến việc tổ chức thực hiện và giải ngân chậm; việc tổ chức xét duyệt tập trung( đăng ký, xét duyệt, thẩm định kinh phí tại Bộ khoa học và công nghệ, cấp kinh phí trực tiếp từ Bộ Tài chính) với hình thức chủ yếu dựa trên hồ sơ đăng ký. Do vậy, các SME vẫn chưa thật sự hào hứng với những khuyến khích trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHẬT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)