8. Bố cục của luận văn
1.2.2. Vai trò của dịch vụ sở hữu công nghiệp
Dịch vụ sở hữu công nghiệp đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sở hữu công nghiệp. Nhờ có các dịch vụ sở hữu công nghiệp do cá nhân, tổ chức hay các cơ quan quản lý nhà nước về Sở hữu trí tuệ cung cấp, các khách hàng muốn tìm kiếm sự bảo hộ của pháp luật đối với những thành quả trí tuệ của họ có thể khắc phục được những khó khăn mà họ thường gặp phải. Khó khăn đầu tiên nảy sinh là việc chính các chủ thể (khách hàng) đó chưa có hiểu biết đầy đủ về quyền của mình đối với những thành quả đầu tư do chính họ sáng tạo ra hoặc khi có nhận thức thì không biết được làm như
thế nào để bảo vệ những thành quả đó mà không bị người khác xâm phạm. Những khó khăn này thường do sự tồn tại một khoảng cách khá lớn giữa hạn chế trong hiểu biết của những chủ thể tham gia các quan hệ về sở hữu công nghiệp với nội dung phức tạp của các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ đó. Trên bình diện vĩ mô, việc chính những chủ thể nói trên chưa nhận thức hết được quyền sở hữu công nghiệp của mình dẫn đến nguy cơ các quyền đó bị khai thác bất hợp pháp hoặc xâm phạm quyền của người khác, tạo nên một thị trường cạnh tranh không lành mạnh, làm nản lòng những nhà đầu tư, sáng tạo, làm chậm phát triển khoa học và công nghệ. Tất cả những khó khăn nêu trên đều có thể được khắc phục nếu những chủ thể đó khai thác dịch vụ pháp lý của dịch vụ sở hữu công nghiệp. Dịch vụ sở hữu công nghiệp có vai trò trợ giúp các chủ thể (khách hàng) nắm bắt được quyền của mình đối với những thành quả đầu tư do chính họ sáng tạo ra và cách thức để bảo vệ những thành quả đó mà không bị người khác xâm phạm.
Sau nữa, những người chưa có kỹ năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, thậm chí đối với những người có trình độ hiểu biết cao trong các lĩnh vực khác gặp phải là việc tiếp cận, khai thác các thông tin về tình trạng pháp lý về sở hữu công nghiệp của đối tượng đó. Trong trường hợp này, hoặc những chủ thể đó lựa chọn giải pháp tự mình tiếp cận, khai thác các đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc tìm kiếm sự trợ giúp của các dịch vụ sở hữu công nghiệp. Lựa chọn giải pháp thứ nhất, nghĩa là các chủ thể chấp nhận những thiệt hại về thời gian và chi phí, đặc biệt trong trường hợp chủ thể đầu tư để sáng tạo ra một đối tượng đã tồn tại từ trước hoặc đã có sẵn, đồng thời chủ thể có khả năng xâm phạm quyền người khác và trở thành người "vô ý" có hành vi xâm phạm bị pháp luật xử lý. Hơn nữa, chủ thể lựa chọn giải pháp thứ nhất có khả năng gánh chịu những rủi ro khi tiến hành các thủ tục xác lập quyền trước cơ quan có thẩm quyền nếu những thành quả sáng tạo của mình bị từ chối bảo hộ hoặc ngay cả khi được bảo hộ thì gặp nhiều khó khăn khi tự
tiến hành những thủ tục cần thiết để bảo vệ quyền của mình. Lựa chọn giải pháp thứ hai, tìm kiếm sự trợ giúp của các tổ chức, cá nhân hay cơ quan nhà nước về Sở hữu trí tuệ cung cấp các dịch vụ sở hữu công nghiệp, có thể khắc phục được tất cả những thiệt hại và rủi ro nêu trên. Vì vậy, hệ thống các dịch vụ sở hữu công nghiệp còn có vai trò trợ giúp khách hàng của mình tiếp cận nguồn thông tin pháp lý về sở hữu công nghiệp và kịp thời tiến hành các thủ tục xác lập quyền đối với đối tượng sở hữu công nghiệp của mình trước cơ quan có thẩm quyền. Khi đó, khả năng của các tổ chức, cá nhân, cơ quan cung cấp dịch vụ sở hữu công nghiệp sẽ là yếu tố rất quan trọng để quyền sở hữu công nghiệp của chủ thể được bảo hộ và khai thác một cách có hiệu quả.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Vấn đề sở hữu công nghiệp ngày càng được không chỉ các học giả, các nhà làm luật mà ngay cả người dân quan tâm. Vấn đề này ngày càng quan trọng trong tình hình phát triển và hội nhập toàn cầu. Ngay từ lâu, thế giới đã nhận thức được vai trò to lớn của bảo hộ sở hữu công nghiệp, chính vì thế, các Công ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực này được ra đời khá sớm và thu hút được sự tham gia của đông đảo các quốc gia trên thế giới. Về phần bản thân các quốc gia, họ giành một phần quan trọng trong pháp luật quốc gia của mình để quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ sở hữu công nghiệp nói riêng. Các quốc gia đều làm như vậy bởi lẽ họ biết rằng bảo vệ những quyền sở hữu này thì mới thúc đầy được phát triển kinh tế, khuyến khích phát minh kỹ thuật và thu hút được đầu tư để tạo ra công ăn việc làm mới và những cơ hội cho công dân của họ.
Mỗi chủ thể khi mang đối tượng sở hữu công nghiệp của mình ra bảo hộ không chỉ quan tâm đến đối tượng của mình có được cấp văn bằng bảo hộ không mà chủ sở hữu còn quan tâm đến việc đối tượng của mình sẽ được bảo
hộ như thế nào, nhà nước sẽ thi hành những biện pháp gì để bảo hộ quyền của họ đối với những đối tượng đó. Vì thế, với những phân tích trên đây, các hoạt động dịch vụ sở hữu công nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng và là một nhu cầu cấp thiết.
Chương 2
CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
Dịch vụ sở hữu công nghiệp hiện nay vẫn là một vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề này cũng đã được quy định rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, từ Bộ Luật dân sự 2005, Luật sở hữu trí tuệ 2005, Luật khoa học công nghệ 2000 và các Quyết định, Nghị định, Thông tư hướng dẫn.
Như đã đề cập trong điểm 1.1.3 về phân loại dịch vụ sở hữu công nghiệp kết hợp với quy định về nhóm dịch vụ sở hữu công nghiệp đã được xã hội hóa theo Quyết định 97/2009/QĐ-TTg thì dịch vụ sở hữu công nghiệp bao gồm ba nhóm dịch vụ chính:
Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;
Dịch vụ giám định về sở hữu công nghiệp;
Dịch vụ tư vấn về sở hữu công nghiệp (không bao gồm tư vấn liên
quan đến thủ tục xác lập và bảo vệ/thực thi quyền sở hữu công nghiệp).
Trong đó nhóm dịch vụ tư vấn về sở hữu trí tuệ bao gồm các dịch vụ liên quan tới dịch vụ tra cứu, cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc về các vấn đề liên quan tới đối tượng sở hữu công nghiệp. Nội dung về tư vấn sở hữu trí tuệ thực chất được các tổ chức hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ và giám định sở hữu trí tuệ cùng thực hiện khi các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Vì vậy, trong nội dung luận văn tác giả tập trung nghiên cứu về hai mảng dịch vụ chính là đại diện sở hữu công nghiệp; giám định sở hữu công nghiệp và có phân tích xen kẽ các nội dung liên quan tới dịch vụ tư vấn sở hữu công nghiệp.
2.1. THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIÁM ĐỊNH SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
2.1.1. Nội dung và chuyên ngành giám định sở hữu công nghiệp
2.1.1.1. Nội dung giám định sở hữu công nghiệp
Nội dung giám định sở hữu công nghiệp được quy định cụ thể trong Nghị định 119/2010/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về quyền sở hữu trí tuệ. Theo điểm 9 Điều 1 về sửa đổi, bổ sung điều 39 của Nghị định 105/2006/NĐ-CP thì nội dung và lĩnh vực giám định sở hữu công nghiệp bao gồm:
Xác định phạm vi bảo hộ của đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;
Xác định đối tượng được xem xét có đáp ứng các điều kiện để bị coi là yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không;
Xác định có hay không sự trùng, tương đương, tương tự, gây nhầm
lẫn, khó phân biệt hoặc sao chép giữa đối tượng được xem xét với đối tượng được bảo hộ;
Xác định giá trị quyền sở hữu trí tuệ, xác định giá trị thiệt hại;
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung năm 2009 không có quy định cụ thể về nội dung giám định sở hữu công nghiệp mà chỉ có quy định về giám định sở hữu trí tuệ. Song do sở hữu công nghiệp là một trong các mảng chính của sở hữu trí tuệ nên đây cũng là nội dung giám định sở hữu công nghiệp.
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005, Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung năm 2009 và Nghị định 119/2010/NĐ-CP thì nội dung
của giám định sở hữu công nghiệp có ở cả hai giai đoạn trước và giai đoạn sau khi đối tượng được bảo hộ (khi xảy ra hành vi vi phạm quyền).
a) Nội dung giám định sở hữu công nghiệp trong giai đoạn trước khi đối tượng được bảo hộ:
Trước hết, khi đối tượng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ, thì công tác giám định để xác định các vấn đề liên quan đến đánh giá khả năng bảo hộ của đối tượng đó cũng như phạm vi mà đối tượng đó có thể được bảo hộ.
Đánh giá khả năng bảo hộ là việc xem xét mức độ được bảo hộ của đối tượng, xác định xem đối tượng đó có thể bảo hộ được hay không, bởi lẽ mỗi đối tượng muốn được bảo hộ đều có những yêu cầu riêng, đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định, không phải bất kỳ đối tượng nào cũng được bảo hộ. Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005 là phải đáp ứng được cả ba yêu cầu “tính mới, tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp”; điều kiện bảo hộ với nhãn hiệu “là dấu hiệu nhìn thấy dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp với các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác”. Tuy nhiên, có trường hợp những sáng chế dù đáp ứng những yêu cầu trên vẫn không được bảo hộ vì nó nằm trong danh mục các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế chẳng hạn như các “phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp học” các “phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật”. Hay có những nhãn hiệu hàng hóa mặc dù đáp ứng những điều kiện trên nhưng còn vì các lý do như chỉ dẫn địa lý hay các trường hợp ngoại lệ khác thì vẫn chưa chắc được bảo hộ. Chẳng hạn như nhãn hiệu là “dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân
tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài” thì vẫn không được bảo hộ. Vì vậy, việc giám định trong trường hợp này là để xem xét đối tượng đó có khả năng được bảo hộ hay không và cần đáp ứng những điều kiện nào thêm nữa hoặc bổ sung chỉnh sửa như thế nào để được bảo hộ. Cũng như việc sáng chế đó nên bộc lộ đến mức nào thì sẽ khẳng định được tính mới, tính sáng tạo và tính áp dụng công nghiệp, đáp ứng những quy định của pháp luật.
Ngoài ra, việc giám định sở hữu công nghiệp trong giai đoạn này còn có ý nghĩa xác định phạm vi quyền được bảo hộ của đối tượng đó. Nhiều khi, chủ sở hữu một đối tượng sở hữu công nghiệp không có toàn quyền về phạm vi đối tượng đó, mà phạm vi các quyền đó sẽ bị thu hẹp lại. Chẳng hạn liên quan đến quyền sử dụng trước của một cá nhân hay tổ chức khác về cùng đối tượng đó, khi có cơ sở chứng minh quyền sử dụng trước. Cũng có khi liên quan đến quyền sử dụng của Nhà nước vì lợi ích công công, nghĩa vụ chuyển giao bắt buộc… Trong những trường hợp như vậy, nếu đối tượng xin giám định được bảo hộ thì phạm vi quyền của chủ sở hữu sẽ thu hẹp lại, mức độ thu hẹp như thế nào tùy thuộc vào từng đối tượng và trường hợp cụ thể.
Như vậy giám định trong trường hợp này không có mục đích nào khác là xin ý kiến đánh giá về đối tượng của mình, khả năng đối tượng đó được bảo hộ, phạm vi quyền được bảo hộ.
b) Nội dung giám định sở hữu công nghiệp khi có dấu hiệu xâm
phạm quyền:
Yếu tố xâm phạm quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ được xác định theo các văn bản pháp luật hiện hành về sở hữu công nghiệp, đó là các dấu hiệu, đặc điểm, quy trình, sản phẩm, thiết kế của các đối tượng sở hữu công nghiệp bị nghi ngờ xâm phạm. Các yếu tố này được sử dụng để so sánh với các yếu tố tương đương của các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ và là căn cứ để kết luận tình trạng xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp. Việc xác định các yếu tố xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp cụ thể được quy định tại Điều 8 đến Điều 13 Nghị định 105/2006/NĐ-CP.
Giám định nhằm xác định những chứng cứ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệpvà căn cứ vào các chứng cứ để tính mức độ thiệt hại. Những chứng cứ này chỉ ra hành vi xâm phạm (nếu có), xâm phạm từ lúc nào, đến mức độ nào, phạm vi xâm phạm đến đâu, … Việc xâm phạm đó gây ra thiệt hại gì cho chủ sở hữu, thiệt hại vô hình là như thế nào, ảnh hưởng thế nào đến uy tính của nhà sản xuất. Xác định thiệt hại được quy định trong Mục 2 Nghị định 105/2006/NĐ-CP. Mức độ thiệt hại được xác định phù hợp với yếu tố xâm phạm quyền đối với đối tương quyền sở hữu trí tuệ. Sự thiệt hại ở đây có thể là tổn thất về tài sản (Điều 17 Nghị định 105/2006/NĐ-CP), Giảm sút về thu nhập, lợi nhuận (Điều 18 Nghị định 105/2006/NĐ-CP), Tổn thất về cơ hội kinh doanh (Điều 19 Nghị định 105/2006/NĐ-CP). Đây là cơ sở cho việc xem xét tại cơ quan thẩm quyền sau này.
Ngoài ra, giám định còn nhằm xác định khả năng chứng minh các giấy tờ pháp lý để chứng minh tư cách chủ thể quyền và các yếu tố khác. Chứng cứ chứng minh chủ thể quyền để nộp đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền là một trong hai loại sau: 1) Bản sao Văn bẳng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; hoặc bản sao có công chứng hoặc xác nhận của cơ quan đã cấp các văn bằng; 2) Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp (Điểm 4 điều 1 Nghị định 119/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 24 của Nghị định 105/2006/NĐ- CP).
Như vậy, giám định sở hữu công nghiệp trong giai đoạn này, ngoài xác định các yếu tố có thể xâm phạm, đối tượng xâm phạm, phạm vi xâm phạm, … còn phải xác định xem liệu có những chứng cứ thể hiện sự xâm
phạm. Tuy nhiên, chủ sở hữu không phải lúc nào cũng có thể thẳng kiện, bởi vì:
Một đối tượng sở hữu công nghiệp muốn biết có khả năng bị xâm phạm quyền hay không cần xem xét các căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Các căn cứ này được quy định trong Điều 5 Nghị