Thực trạng hoạt động dịch vụ sở hữu công nghiệp tại một số quốc

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý cơ bản về dịch vụ sở hữu công nghiệp (Trang 75)

8. Bố cục của luận văn

3.1. Thực trạng hoạt động dịch vụ sở hữu công nghiệp tại một số quốc

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh toàn cầu, vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trở nên đặc biệt quan trọng và trở thành mối quan tâm hành đầu trong quan hệ kinh tế quốc tế. Từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng được quan tâm hơn. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và việc phạm pháp luật về bảo hộ sở hữu trí tuệ ngày càng có dấu hiệu trở thành phổ biến và có dấu hiệu gia tăng. Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay được thực hiện bằng nhiều phương thức, thủ đoạn mới như áp dụng công nghệ cao, sử dụng các thiết bị hiện đại để sản xuất hàng hóa làm cho người tiêu dùng và cơ quan quản lý thị trường khó phát hiện thật, giả. Những tồn tại trên có nguyên nhân chính là do: cơ chế bảo đảm thực thi chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế, phương thức tổ chức các hoạt động và sự phối hợp của các thiết chế trong hệ thống đảm bảo thực thi chưa thực sự hiệu quả; sự hiểu biết và ý thức pháp luật của cộng đồng xã hội đối với vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn nhiều hạn chế; bản thân chủ thể hưởng quyền sở hữu trí tuệ chưa thực sự tích cực, chủ động trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

3.1.1. Thực trạng hoạt động dịch vụ sở hữu công nghiệp tại một số quốc gia trên thế giới

phát triển về sở hữu trí tuệ (Nhật Bản/Hoa Kỳ) thì dịch vụ sở hữu công nghiệp đã được quan tâm và phát triển tương đối hoàn thiện. Xu hướng chung trong định hướng của các quốc gia này là thương mại hóa, xã hội hóa các dịch vụ Sở hữu công nghiệp, trao quyền tự quyết và quyền tự chịu trách nhiệm cho các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ sở hữu công nghiệp.

Tại Nhật Bản hiện nay có hàng trăm công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực đại diện sở hữu công nghiệp, trong đó phải kể đến: DLA Piper, Công ty dịch vụ sở hữu trí tuệ MEBUKI, Keisen Associates,… Các doanh nghiệp họat động dịch vụ sở hữu công nghiệp tại Nhật Bản chủ yếu cung cấp các dịch vụ liên quan tới:

- Bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp và các sản phẩm trí tuệ khác: Các đơn vị cung cấp dịch vụ sở hữu công nghiệp sẽ chăm sóc khách hàng từ giai đoạn tư vấn quy trình cũng như nội dung bảo hộ, nộp đơn đến khi được cấp văn bằng sở hữu trí tuệ liên quan tới sản phẩm của mình. Hầu hết các đơn vị sở hữu công nghiệp tại Nhật Bản đều mở rộng phạm vi hoạt động ra các quốc gia khác để nhằm phục vụ cho người Nhật Bản ở nước ngoài đồng thời cũng để phục vụ cho chính người bản xứ tại quốc gia mà họ thành lập chi nhánh.

- Tra cứu thông tin/giám định về sản phẩm đăng ký sở hữu: Các tổ chức hoạt động dịch vụ sở hữu công nghiệp tại Nhật Bản thực hiện việc tra cứu, cung cấp các thông tin liên quan tới việc đăng ký sản phẩm sở hữu trí tuệ của các cá nhân/pháp nhân có nhu cầu (ví dụ thông tin về thời hạn đăng ký, thông tin tra cứu yếu tố gây nhầm lẫn, tương tự gây nhầm lẫn của sản phẩm đăng ký, …). Các tổ chức dịch vụ sở hữu công nghiệp tại Nhật Bản còn được trao quyền giám định sản phẩm sở hữu trí tuệ - công việc mà các tổ chức giám định tại Việt Nam còn nhiều hạn chế cả về kinh nghiệm hoạt động lẫn số lượng.

- Cung cấp dịch vụ tranh tụng: Các tổ chức hoạt động dịch vụ sở hữu công nghiệp tại Nhật Bản trực tiếp hỗ trợ khách hàng tiến hành các thủ tục tranh tụng tại Tòa án, Cơ quan trọng tài khi có các tranh chấp về sở hữu trí tuệ diễn ra. Các tổ chức dịch vụ này sẽ tiến hành thu thập chứng cứ, giám định chứng cứ, lập hồ sơ, chuẩn bị luận cứ,… để cùng khách hàng bảo vệ quyền lợi một cách tốt nhất.

Tại Anh hiện nay cũng có hàng trăm công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực đại diện sở hữu công nghiệp, trong đó phải kể đến: Marks & Clerk LLP, P.O. Box Address, Courier Address,… theo báo cáo của Cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ (IPO) thì trong năm 2011 – 2012, Các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ sở hữu trí tuệ đã hỗ trợ cho 22.500 đơn vị trong việc đăng ký sản phẩm sở hữu trí tuệ, vượt mục tiêu đề ra. Đồng thời 85% trong số các đơn vị nhận được tư vấn từ các tổ chức hoạt động dịch vụ sở hữu công nghiệp có đề cập rằng họ đã cải thiện được tầm nhìn cũng như biết sử dụng có hiệu quả hơn sản phẩm sở hữu trí tuệ trong hoạt động kinh doanh của mình. Các tổ chức hoạt động dịch vụ sở hữu công nghiệp ngoài vai trò đại diện, giám định sản phẩm sở hữu trí tuệ thì các tổ chức này phối hợp với IPO rất tích cực trong việc tổ chức các buổi tư vấn, đào tạo, thậm chỉ tham gia xây dựng những cuộc thi về xây dựng ý tưởng áp dụng cho học sinh, sinh viên. Các tổ chức hoạt động dịch vụ sở hữu công nghiệp cũng thường xuyên có những buổi gặp gỡ khách hàng để trưng cầu ý kiến liên quan tới việc cung cấp dịch vụ của họ, cũng như tư vấn khách hàng nhằm bảo vệ sản phẩm sở hữu trí tuệ do họ tại ra.

Mức độ hài lòng của khách hàng năm 2011/12 cho việc cung cấp dịch vụ của các tổ chức hoạt động dịch vụ sở hữu công nghiệp đã vượt mục tiêu mà tổ chức IPO đề ra, khách hàng đã đưa ra một số điểm hài lòng trung bình 8,45 trong số 10 (mục tiêu là 8 trong số 10). Năm 2011/2012 cũng chứng kiến

một kỷ lục 101.000 cuộc gọi đến trung tâm thông tin của các tổ chức hoạt động dịch vụ sở hữu công nghiệp và 80% trong số các câu hỏi của khách hàng đã được giải đáp [34].

3.1.2. Thực trạng hoạt động dịch vụ sở hữu công nghiệp tại Việt Nam

3.1.2.1. Thực trạng hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp

Hệ thống Đại diện sở hữu công nghiệp ở Việt Nam cập nhật đến ngày 30/11/2009 gồm có 106 Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp với 247 Người đại diện sở hữu công nghiệp. Mặc dù cho tới nay, nước ta có vài trăm người đã từng được đào tạo chính quy về lĩnh vực sở hữu công nghiệp ở Liên Xô, Cộng hoà dân chủ Đức trước đây và các nước khác (Nhật Bản, Hoa Kỳ, Pháp...), đó là chưa kể đến số lượng rất lớn những người học ngành luật ở Việt Nam (và một số nước ngoài) nhưng không phải bất kỳ ai được đào tạo hay chưa được đào tạo về luật sở hữu công nghiệp, đều được phép kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp. Như vậy, nếu xét về tỷ lệ đơn/Người đại diện ở nước ta, với giả thiết là nếu toàn bộ số lượng đơn được nộp qua Đại diện, thì tỷ lệ này là khoảng 147 đơn/Người đại diện (năm 2000), còn tỷ lệ này ở một số nước/khu vực như sau: ở Nhật Bản 146,3 đơn/Người đại diện (năm 1999), ở Hoa Kỳ 27,4 đơn/Người đại diện (năm 2000), ở châu Âu 18,9 đơn/Người đại diện (năm 1998), ở Đức 132 đơn/Người đại diện (năm 1998). Qua số liệu này, có thể thấy rằng số lượng Người đại diện sở hữu công nghiệp ở các nước là con số tự điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu trong thực tiễn và tương ứng với khả năng xử lý đơn, được thể hiện qua quy mô của cơ quan sở hữu công nghiệp.

Một trong những điều kiện quyết định để một người được phép kinh doanh loại dịch vụ pháp lý chuyên biệt này là phải thi đỗ kỳ kiểm tra do Cục

năm 2009, các thí sinh phải tham dự kỳ thi sát hạch nghiệp vụ gồm 5 môn thi: môn Luật sở hữu công nghiệp, môn Sáng chế và Giải pháp hữu ích, môn Kiểu dáng công nghiệp, môn Nhãn hiệu hàng hoá và Tên gọi xuất xứ hàng hoá và môn Thông tin tư liệu sở hữu công nghiệp. Thời gian làm mỗi bài thi là 3 tiếng và các bài đều được chấm theo thang điểm 10.

Môn Luật sở hữu công nghiệp gồm 5 câu hỏi, được thiết kế nhằm đánh giá hiểu biết tổng hợp và khả năng vận dụng của thí sinh về các quy định pháp luật sở hữu công nghiệp hiện hành của Việt nam và các điều ước quốc tế, liên quan đến các đối tượng sở hữu công nghiệp được Nhà nước bảo hộ.

Môn Sáng chế và Giải pháp hữu ích gồm 6 câu hỏi, được thiết kế nhằm đánh giá hiểu biết của thí sinh về các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về sáng chế/giải pháp hữu ích, khả năng vận dụng các quy định đó trong tình huống cụ thể, đặc biệt là kỹ năng đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng yêu cầu bảo hộ và cách thức tiến hành thủ tục cần thiết để xác lập quyền sở hữu công nghiệp.

Môn Kiểu dáng công nghiệp gồm có 4 câu hỏi, được thiết kế nhằm đánh giá hiểu biết của thí sinh về các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam liên quan đến kiểu dáng công nghiệp và khả năng vận dụng các quy định đó trong những trường hợp cụ thể, đặc biệt là kỹ năng phân loại quốc tế, mô tả đối tượng và bảo đảm tính thống nhất của đơn.

Môn Nhãn hiệu hàng hoá và Tên gọi xuất xứ hàng hoá gồm 2 phần lý thuyết và thực hành, được thiết kế nhằm đánh giá hiểu biết của thí sinh về các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam liên quan đến nhãn hiệu hàng hoá về tên gọi xuất xứ hàng hoá và khả năng vận dụng các quy định đó trong những trường hợp cụ thể, đặc biệt là kỹ năng phân nhóm sản phẩm hàng hoá/dịch vụ, đánh giá khả năng phân biệt của các dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hoá, đánh giá khả năng được bảo hộ là nhãn hiệu hàng hoá của các

dấu hiệu cụ thể và khả năng được chấp nhận là tên gọi xuất xứ hàng hoá của một số tên gọi.

Môn Thông tin tư liệu sở hữu công nghiệp gồm 4 câu hỏi, được thiết kế nhằm đánh giá hiểu biết và kỹ năng tra cứu thông tin của thí sinh. Các thí sinh tham dự kỳ thi đều phải hoàn tất cả 5 môn thi nêu trên, và mỗi môn phải đạt số điểm trên trung bình (điểm 5) trở lên.

3.1.2.2. Thực trạng hoạt động dịch vụ giám định sở hữu công nghiệp

Xem xét tình hình khiếu nại về xử lý vi phạm sở hữu công nghiệp có thể thấy lượng đơn khiếu nại về sở hữu công nghiệp hàng năm là rất lớn, trong đó khiếu nại vi phạm nhãn hiệu là lớn nhất với mức kỷ lục 324 đơn trong năm 2005. Kiểu dáng công nghiệp cũng góp phần không nhỏ trong tổng số các vụ khiếu nại vi phạm sở hữu công nghiệp. Số liệu trên là số vụ khiếu nại vi phạm về sở hữu công nghiệp gửi về Cục sở hữu trí tuệ và trong quá trình giải quyết xử lý các vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đó, Cục sẽ giám định để xác định hành vi, tính chất, mức độ vi phạm và xác định thiệt hại. Tương ứng với số lượng đơn yêu cầu đó là việc Cục phải có quá trình thẩm tra, giám định sở hữu công nghiệp. Từng đó có thể có thấy là công tác xem xét, giám định của Cục là khá nặng nề.

Việc cấp chứng chỉ hành nghề giám định viên sở hữu công nghiệp, cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định sở hữu công nghiệp: Giám định về sở hữu trí tuệ là việc tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có quyền trưng cầu giám định về sở hữu trí tuệ khi giải quyết vụ việc mà mình đang thụ lý.

định số 865/QĐ-BKHCN về việc thành lập Hội đồng Kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp.

Ngày 17/6/2009, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ đã ra quyết định cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp đầu tiên cho các ông Phạm Đình Chướng, Vũ Khắc Trai, Trần Việt Hùng và Phạm Phi Anh và cũng ra quyết định ghi nhận Viện Khoa học sở hữu trí tuệ là Tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp.

Bảng 1.4: Danh sách tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp (tính đến thời điểm cuối năm 2009) [32].

Tên Tổ chức Địa chỉ Số GCN QĐ cấp/ngày Cung cấp GĐV của tổ chức

VIỆN KHOA HỌC SỞ HỮU TRÍ TUỆ

(VIPRI)

Số 21, ngách 61/67, đường Trần Duy Hưng,

Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội 01/CN 1169/QĐ-SHTT ngày 17/6/2009 - Giám định sáng chế và thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; - Giám định kiểu dáng 1.Phạm Đình Chướng 2. Vũ Khắc Trai

Bảng 1.5: Danh sách cá nhân đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp (tính đến thời điểm cuối năm 2009) [32].

Họ và tên Địa chỉ thường trú Số CMND Số thẻ QĐ cấp/ngày

cấp Chuyên ngành giám định Hình thức hoạt động Phạm Đình Chướng Số 6/98, tổ 6A phường Trung Liệt, quận Đống

Đa,Hà Nội 11706467 01/TGĐV 1167/QĐ-SHTT Ngày 17/6/2009 - Giám định sáng chế và thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; Thuộc tổ chức: Viện Khoa học SHTT Vũ Khắc Trai Phòng 3, nhà D11, tập thể

Kim Liên, phường Kim Liên, quận Đống Đa,Hà

Nội 10049454 02/TGĐV 1168/QĐ-SHTT Ngày 17/6/2009 - Giám định sáng chế và thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn Thuộc Viện Khoa học SHTT Trần Việt Hùng Số 20, TT báo Tiền Phong, ngõ 64 Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội 10049423 03/TGĐV 1237/QĐ-SHTT Ngày 24/6/2009 - Giám định Kiểu dáng công nghiệp; Giám định nhãn hiệu Độc lập Phạm Phi Anh Số 32, lô 1, tổ 100, Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà

Nội 11499704 04/TGĐV 1236/QĐ-SHTT Ngày 24/6/2009 - Giám định sáng chế và thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn Độc lập

Tháng 10 năm 2006, từ khi Cục sở hữu trí tuệ có thông tư không nhận đơn xin giám định nữa, thì số lượng đơn khiếu nại vi phạm quyền sở hữu công nghiệp gửi về Cục sở hữu trí tuệ giảm hẳn. Số lượng đơn tự nhiên lại giảm đột ngột này không hẳn là do số lượng xâm phạm đã giảm đi, mà do Cục không đảm nhận việc giám định này nữa, vậy thì số phận đơn khiếu nại muốn giám định sẽ đi về đâu, bởi lẽ mặc dù Nghị định số 105/NĐ-CP đã ra đời nhưng các tổ chức giám định sở hữu công nghiệp và cá nhân xin cấp bằng giám định viên vẫn lẻ tẻ và hiếm hoi.

3.2. NHỮNG TỒN TẠI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP LUẬT VỀ DỊCH VỤ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

3.2.1. Hoàn thiện chung các quy định pháp luật về dịch vụ sở hữu công nghiệp công nghiệp

Hiện nay, các quy định về dịch vụ sở hữu trí tuệ nói chung và dịch vụ sở hữu công nghiệp nói riêng còn nằm rải rác trong quá nhiều văn bản như: Hiến pháp 1992, Bộ Luật dân sự, Bộ Luật hình sự, Luật khoa học và công nghệ, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2008, 2008), Bộ Luật tổ tụng hình sự, Luật Tố tụng dân sự,… và trong nhiều văn bản hướng dẫn, thi hành các luật, pháp lệnh trên. Không chỉ có thế, một vấn đề được quy định trong rất nhiều văn bản, những văn bản này có hiệu lực khác nhau thậm chí hiệu lực như nhau nhưng cơ quan khác nhau ban hành. Các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ không được quy định chung trong một

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý cơ bản về dịch vụ sở hữu công nghiệp (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)