8. Bố cục của luận văn
2.3. Dịch vụ sở hữu công nghiệp trong một số điều ước quốc tế và trong
QUỐC TẾ VÀ TRONG PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA KHÁC
Các điều ước quốc tế về quyền sở hữu công nghiệp như: Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu, Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp, Hiệp định TRIPS – hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ hay Hiệp ước hợp tác bằng độc quyền sáng chế PCT là những điều ước quốc tế quy định chung về dịch vụ sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, các điều ước quốc tế này chỉ dừng lại ở việc ủy quyền cho các quốc gia thành viên xây dựng hệ thống pháp luật trong nước của mình sao cho phù hợp với các nguyên tắc chính của các điều ước đó. Điều này được chứng minh trong Điều 1.1 Chương I Hiệp định
TRIPS: “Các thành viên phải thi hành các điều khoản của Hiệp định này. Các
thành viên có thể, nhưng không bị bắt buộc, áp dụng trong luật của mình việc bảo hộ mạnh hơn so với các yêu cầu của Hiệp định này, miễn là việc bảo hộ đó không trái với điều khoản của Hiệp định này. Các thành viên sẽ tự do quyết định phương pháp thích hợp nhằm thi hành các điều khoản của Hiệp định này trong hệ thống pháp luật và thực tiễn của mình”.
Điều 25 Công ước Paris quy định về: “Áp dụng công ước trong phạm
vi quốc gia” quy định rằng “Mỗi nước tham gia Công ước này có trách nhiệm đưa ra những biện pháp cần thiết, theo Hiến pháp của mình, để bảo đảm thực hiện Công ước này”.
Quy định pháp luật cụ thể như thế nào tùy thuộc vào từng quốc gia, vì vậy vấn đề dịch vụ sở hữu công nghiệp nói chung cũng như các mảng hoạt
động của dịch vụ sở hữu công nghiệp nói riêng cũng không được quy định cụ