8. Bố cục của luận văn
3.2.2. Xây dựng quy định pháp luật về giá trị pháp lý của các kết luận
luận giám định sở hữu công nghiệp
Để có căn cứ trước khi ra quyết định thanh tra, kiểm tra hoặc trước khi ra quyết định xử phạt, các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thường tiến hành việc giám định về sở hữu công nghiệp. Mục đích của việc giám định sở hữu công nghiệp là làm rõ tình trạng pháp lý của đối tượng có liên quan, so sánh các đối tượng sở hữu công nghiệp có dấu hiệu nghi ngờ vi phạm với đối tượng sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ. Căn cứ vào kết luận giám định để đánh giá, kết luận liệu có sự vi phạm, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp hay không. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là giá trị pháp lý của kết luận giám định là như thế nào.
Việc tiến hành giám định về kết quả giám định không phải là kết luận bắt buộc, duy nhất để làm căn cứ cho việc người có thẩm quyền đưa ra kết luận có hay không có hành vi xâm phạm quyền về sở hữu công nghiệp. Các văn bản luật của Việt Nam hiện thời về lĩnh vực giám định sở hữu công nghiệp không có quy định cụ thể về hiệu lực pháp lý của kết luận giám định.
Mặc dù việc giám định không phải là điều kiện bắt buộc đối với người có thẩm quyền xử phạt, nhưng nội dung kết luận trong văn bản giám định là một trong những chứng cứ để người có thẩm quyền đưa ra các quyết định xử phạt hành chính cũng như những biện pháp xử lý phù hợp đối với hành vi xâm phạm.
Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp, đương sự có liên quan trước khi gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp cũng thường tiến hành giám định các đối tượng sở hữu công nghiệp nghi ngời xâm phạm. Kết quả giám định là một trong những cơ sở tố cáo, yêu cầu xử lý hoặc khởi kiện hành vi xâm pham quyền.
Pháp luật Việt Nam chưa có những quy định cụ thể về giá trị pháp lý của các kết luận giám định. Các cơ quan xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thường trưng cầu giám định là để dựa vào kết luận đó làm cơ sở cho phán quyết của mình. Vậy giá trị pháp lý của các kết luận đó là bao nhiêu? Các cá nhân hay tổ chức, những người yêu cầu giám định về đối tượng sở hữu công nghiệp của mình, trong quá trình giải quyết tranh chấp, họ có quyền viện dẫn những kết luận giám định đó ra hay không? Những kết luận đó có vị trí như thế nào trong kết luận của cơ quan xử lý vi phạm? Pháp luật Việt Nam nên quy định cụ thể hơn về vấn đề này vì tại Thông tư 01/2008/TT-BKHCN, các tổ chức cá nhân đáp ứng đủ điều kiện thì được kinh doanh ngành nghề giám định sở hữu công nghiệp. Pháp luật nên quy định giá trị pháp lý của các kết luận giám định ở một mức độ nhất định.