8. Bố cục của luận văn
3.2.3. Mở cửa dịch vụ giám định sở hữu công nghiệp, đại diện sở hữu
hữu công nghiệp cho người nước ngoài tham gia với lộ trình cụ thể
Việt Nam khi tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã cam kết thực hiện về mở cửa thị trường dịch vụ nhưng không phải là việc mở cửa một cách ồ ạt. Một mặt việc mở cửa nhằm thực hiện đúng cam kết, mặt khác cần tạo điều kiện hỗ trợ các tổ chức trong nước hình thành và phát triển.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam không cho phép các tổ chức, cá nhân có vốn đầu tư nước ngoài được hoạt động trong lĩnh vực giám định sở hữu công nghiệp và đại diện sở hữu công nghiệp. Trong bối cảnh hiện nay, khi các tổ chức dịch vụ sở hữu công nghiệp của nước ta còn non yếu, việc quy định pháp luật như vậy có tác dụng như một hàng rào pháp lý cần thiết để tự vệ. Tuy nhiên, việc quy định tất cả các tổ chức, cá nhân nước ngoài không được tham gia dịch vụ sở hữu công nghiệp khiến cho tổ chức, cá nhân nước ngoài không còn cơ hội để tham gia hoạt động này ở Việt Nam nữa. Thiết nghĩ, việc cho phép tổ chức nước ngoài có đủ tư cách pháp lý ở Việt Nam được hoạt
động dịch vụ sở hữu công nghiệp là một điều kiện hợp lý và chính đáng, không trái với Luật Sở hữu trí tuệ và cũng không trái với các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Trong tình hình chúng ta vừa có nhu cầu cấp thiết về đội ngũ giám định viên và tổ chức hành nghề giám định, mà lực lượng trong nước còn quá khan hiếm, vì thể nguồn lực từ nước ngoài là điều cần thiết. Chúng ta nên mở cửa dịch vụ này cho các nhà đầu tư nước, tuy nhiên sẽ quy định rõ điều kiện để tổ chức hay cá nhân nước ngoài đủ điều kiện hành nghề giám định sở hữu công nghiệp tại Việt Nam, không nên đóng cửa toàn bộ dịch vụ giám định sở hữu công nghiệp với nước ngoài như hiện nay. Chúng ta sau khi gia nhập tổ chức WTO vẫn phải đảm bảo cam kết quốc tế, vậy, nên có lộ trình, giải pháp đúng đắn, để vừa thực hiện được cam kết, vừa đảm bảo quyền lợi chính đáng của các dịch vụ, tổ chức và cá nhân trong nước.